Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị xuất huyết võng mạc do chấn thương đụng dập nhãn cầu
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị xuất huyết võng mạc do chấn thương đụng dập nhãn cầu điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương.Xuất huyết võng mạc là một tình trạng bênh lý thường gặp trong nhãn khoa. Mặc dù các triêu chứng không rẩm rộ nhưng có thể làm giảm thị lực nhanh chóng, nếu không được điều trị tích cực và kịp thời, xuất huyết võng mạc có thể tiến triển trẩm trọng hơn và gây tổn hại thị lực vĩnh viễn. Biểu hiên chủ yếu của xuất huyết võng mạc là giảm thị lực mà thường không kèm theo các triêu chứng đau nhức của mắt. Tuy nhiên điều này không đổng nghĩa với viêc đây là một tổn thương đơn giản hay dễ điều trị. Thực tế cho thấy xuất huyết võng mạc có những diễn biến lâm sàng phức tạp, có thể để lại những hâu quả nặng nề, hiêu quả điều trị thì còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào khả năng tự tiêu của xuất huyết. Nguyên nhân của xuất huyết võng mạc rất đa dạng, có thể do các bênh lý của mắt, các bênh lý nội khoa như đái tháo đường, tăng huyết áp hay do chấn thương. Các chấn thương gây xuất huyết võng mạc bao gổm cả chấn thương trực tiếp vào mắt và những chấn thương đẩu.
Trên thế giới các nghiên cứu về xuất huyết võng mạc do bênh lý nội khoa đã có tương đối đẩy đủ, còn do chấn thương thường tiến hành trên trẻ em và được ghi nhân trong hội chứng bạo hành trẻ em [15, 21]. Nguyên nhân gây xuất huyết võng mạc ở những trường hợp này là do sự va chạm của tổ chức não với hộp sọ theo quán tính hoặc do tăng áp lực nội sọ dẫn đến tổn thương mạch máu và gây xuất huyết. Tuy nhiên các nghiên cứu về xuất huyết võng mạc ở người lớn do chấn thương là rất ít.
Ở Viêt Nam, chấn thương mắt còn rất phổ biến trong đó chấn thương đụng dâp nhãn cẩu chiếm tỉ lê khá lớn. Theo Đỗ Như Hơn (1995- 2000) tỷ lê chấn thương đụng dâp nhãn cẩu chiếm tới 39% các loại chấn thương mắt [7]. Hâu quả xuất huyết võng mạc ở các trường hợp này là rất dễ xảy ra, tuy nhiên trong phẩn lớn các trường hợp có tổn thương mạch máu gây xuất huyết võng mạc thì thường kèm theo các tổn thương nặng nề của nhãn cẩu như vỡ nhãn cẩu, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc, v.v… hoặc các tổn thương phối hợp của bán phẩn trước làm che lấp triệu chứng xuất huyết võng mạc ở phía sau như rách giác mạc, xuất huyết tiền phòng, đục thể thủy tinh, v.v…
Chính vì thế mà xuất huyết võng mạc chưa được quan tâm đúng mức. Các nghiên cứu về xuất huyết võng mạc tại Việt Nam tập trung phẩn lớn do các nguyên nhân bệnh lý nội khoa. Đối với xuất huyết võng mạc do chấn thương thì thường chỉ được nhắc đến như một triệu chứng của chấn thương, còn nghiên cứu riêng về vấn đề này là chưa có. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về lâm sàng và kết quả điều trị xuất huyết võng mạc do chấn thương đụng dập nhãn cẩu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị xuất huyết võng mạc do chấn thương đụng dập nhãn cẩu điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của XHVM do chấn thương đụng dập nhãn cầu.
2. Đánh giá kết quả điều trị XHVM do chấn thương đụng dập nhãn cầu
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1. Nhắc lại giải phẫu, sinh lý võng mạc: 3
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu và sinh lý võng mạc: 3
1.1.2. Mạch máu nuôi dưỡng võng mạc: 5
1.2. Xuất huyết võng mạc 6
1.2.1. Khái niêm về xuất huyết võng mạc 6
1.2.2. Xuất huyết võng mạc do chấn thương đụng dập nhãn cẩu 6
1.2.3. Tiến triển của xuất huyết võng mạc 8
1.3. Triệu chứng xuất huyết võng mạc do chấn thương đụng dập nhãn cầu: 9
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng: 9
1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng: 14
1.4. Phân loại: 14
1.5. Điều trị: 17
1.5.1. Nguyên tắc điều trị: 17
1.5.2. Phương pháp điều trị: 18
1.5.3. Kết quả điều trị: 20
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 22
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn: 22
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: 22
2.2 Phương pháp nghiên cứu: 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 22
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 22
2.2.3. Chọn mẫu: 23
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu: 23
2.3. Quy trình nghiên cứu: 23
2.3.1. Khám lâm sàng trước điều trị 23
2.3.2. Phương pháp điều trị: 25
2.3.3. Theo dõi: 26
2.4. Các tiêu chí đánh giá và cách đánh giá 26
2.4.1. Đánh giá các hình thái lâm sàng 26
2.4.2. Đánh giá kết quả điều trị: 28
2.5. Xử lý số liêu: 29
2.6. Đạo đức nghiên cứu: 29
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 30
3.1. Đặc điểm bênh nhân nghiên cứu 30
3.1.1. Phân bố bênh nhân theo nhóm tuổi: 30
3.1.2. Phân bố bênh nhân theo giới: 30
3.1.3. Phân bố mắt bị chấn thương: 31
3.1.4. Thời gian đến viên sau chấn thương: 31
3.1.5. Phân bố bênh nhân theo nguyên nhân chấn thương: 32
3.2. Đặc điểm lâm sàng 32
3.2.1. Triệu chứng cơ năng khi vào viên: 32
3.2.2. Tình trạng thị lực lúc vào viên: 33
3.2.3. Phân bố nhãn áp khi vào viên: 33
3.2.4. Phân bố xuất huyết võng mạc theo hình thái: 34
3.2.5. Phân bố XHVM theo vị trí chiều sâu: 34
3.2.6. Phân bố XHVM theo vị trí bề mặt: 35
3.2.7. Các tổn thương phối hợp: 35
3.2.8. Liên quan giữa độ sâu của xuất huyết võng mạc với các tổn thương phối
hợp: 36
3.2.9. Dấu hiêu xuất huyết võng mạc trên hình ảnh siêu âm: 36
3.2.10. Phân bố bênh nhân theo phương pháp điều trị: 37
3.3. Kết quả điều trị 38
3.3.1. Phân bố thị lực vào viên so với sau điều trị 1 tháng và 3 tháng 36
3.3.2. Tiến triển của xuất huyết võng mạc: 39
3.3.3. Thay đổi độ dày võng mạc vùng xuất huyết trên hình ảnh OCT khi vào
viên và sau điều trị 3 tháng: 39
3.3.4. Kết quả nhãn áp sau điều trị: 40
3.3.5. Liên quan giữa hình thái xuất huyết võng mạc và kết quả thị lực sau
điều trị: 41
3.3.6. Liên quan giữa vị trí bề mặt xuất huyết võng mạc và kết quả thị lực sau
điều trị: 42
3.3.7. Liên quan giữa vị trí chiều sâu xuất huyết võng mạc và kết quả thị lực
sau điều trị: 43
3.3.8. Các biến chứng sau điều trị: 44
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 45
4.1. Đặc điểm bênh nhân nghiên cứu 45
4.1.1. Phân bố bênh nhân theo nhóm tuổi: 45
4.1.2. Phân bố bênh nhân theo giới: 45
4.1.3. Phân bố mắt bị chấn thương 46
4.1.4. Thời gian đến viên sau chấn thương 47
4.1.5. Nguyên nhân chấn thương 47
4.2. Đặc điểm lâm sàng 48
4.2.1. Triệu chứng cơ năng khi vào viên 48
4.2.2. Phân bố xuất huyết võng mạc theo hình thái 48
4.2.3. Phân bố xuất huyết võng mạc theo vị trí chiều sâu 49
4.2.4. Phân bố xuất huyết võng mạc theo vị trí bề mặt 50
4.2.5. Đặc điểm các tổn thương phối hợp 50
4.2.6. Liên quan giữa vị trí chiều sâu của xuất huyết võng mạc với các tổn
thương phối hợp 53
4.2.7. Dấu hiệu xuất huyết võng mạc trên hình ảnh siêu âm 55
4.2.8. Lựa chọn phương pháp điều trị: 55
4.3. Kết quả điều trị 56
4.3.1. Kết quả thị lực 56
4.3.2. Kết quả giải phẫu 57
4.3.3. Kết quả nhãn áp sau điều trị 58
4.3.4. Liên quan giữa hình thái xuất huyết võng mạc và kết quả thị lực sau
điều trị 59
4.3.5. Liên quan giữa vị trí bề mặt xuất huyết võng mạc và kết quả thị lực sau
điều trị 60
4.3.6. Liên quan giữa vị trí chiều sâu của xuất huyết võng mạc và kết quả thị
lực sau điều trị 60
KẾT LUẬN 62
1. Đặc điểm lâm sàng của xuất huyết võng mạc do chấn thương đụng dập
nhãn cầu 62
2. Kết quả điều trị 62
TÀI LIÊU THAM KHẢO
BÊNH ÁN NGHIÊN cứu
DANH SÁCH BỆNH NHÂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan Dẫn và cộng sự (2007), “Giải phẫu và sinh lý võng mạc” Nhãn khoa giản yếu tập I, nhà xuất bản y học, Hà Nội, trang 470-477.
2. Phan Dẫn và cộng sự (2008), “Chấn thương mắt” Nhãn khoa giản yếu tập II, nhà xuất bản y học, Hà Nội, trang 327-465.
3. Lê Công Đức (2002), ‘ “Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và điều trị sa, lệch thể thủy tinh do chấn thương đụng dập nhãn cầu”, luân văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
4. Hoàng Hải (2001), “Đánh giá tổn thương góc tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu bằng phương pháp soi góc ’, luân văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Phước Hải (2003), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của tổn thương bán phần sau nhãn cầu sau chấn thương đụng dập và nhận xét kết quả điều trị”, luân văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
6. Võ Thị Hổng (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị sa thể thủy tinh tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu tại Bệnh viện Mắt Trung Ương năm 2006 đến 2010”, luân văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.
7. Đỗ Như Hơn, Nguyễn Quốc Anh (2002), Tình hình chấn thương mắt 1995 — 2000, Nội san nhãn khoa 6: 45-49.
8. Đỗ Như Hơn (2011), 1 ‘Chấn thương mắt” Nhãn khoa tập II, nhà xuất bản y học, Hà Nội, trang 340-364.
9. Đỗ Như Hơn(2012), “ Phẫu thuật cắt dịch kính” Nhãn khoa tập III, nhà xuất bản y học, Hà Nội, trang 170-181.
10. Bùi Cẩm Hương (2010), 11 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xử trí vết thương xuyên vùng rìa”, luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
11. Vũ Kỳ Mạnh (2008), “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ban đẩu chấn thương đụng dập nhãn cẩu tại Bệnh viện Mắt Trung Ương từ 2003 — 2007”, luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Anh Thư (1992), ‘ ‘Ton hại mong mắt do chấn thương và phương pháp xử lý bằng vi phẫu thuật”, luận án phó tiến sỹ khoa học y dược, trường Đại học Y Hà Nội.
13. Nguyễn Kiên Trung (2003), “Góp phẩn nghiên cứu các biến chứng và cách xử lý của phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng trên mắt chấn thương”, luận văn bác sỹ nội trú, trường Đại học Y Hà Nội.
14. Hoàng Quang Vinh (2011), “Nghiên cứu ton thương xuất huyết võng mạc vùng hoàng điểm”, luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.