Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả trắc nghiệm tâm lý TAT ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có hoang tưởng, ảo giác
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả trắc nghiệm tâm lý TAT ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có hoang tưởng, ảo giác.Nghiện rượu là một tệ nạn xã hội rất phổ biến trên thế giới, người nghiện rượu chiếm 1-10% dân số. Tác hại của nghiện rượu gây ra chỉ đứng sau tác hại của ma tuý [1], [2], [3], [4].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (năm 2015), trên thế giới có khoảng 140 triệu người lạm dụng rượu và khoảng 400 triệu người uống rượu quá nhiều. Những người này thường gây ra tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông và gây những hành vi phạm pháp… Khoảng 30% số truờng hợp giết người và 25% số trường hợp tự sát có liên quan đến sử dụng rượu[5], [6], [7], [8].
Sadock B.J. và cộng sự (CS) (2015) nhận thấy tác hại do rượu gây ra đối với sức khỏe thể chất và tâm thần của con người là rất lớn, chỉ sau các bệnh về tim mạch và ung thư [9].Theo McDonouh M. (2015), rượu còn là nguyên nhân gây ra 1,5% số các ca tử vong trên thế giới và làm giảm khoảng 10 năm tuổi thọ của người nghiện [10].
Cũng theo Sadock B.J. và CS (2015), người nghiện rượu mạn tính sẽ có hội chứng cai rượu nếu ngừng uống rượu đột ngột hoặc giảm đáng kể lượng rượu uống. Hội chứng cai rượu của bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phong phú như run tay, mất ngủ, lo lắng quá mức, kích động, hoang tưởng và ảo giác, cơn co giật kiểu động kinh. Hoang tưởng và ảo giác của hội chứng cai rượu thường xuất hiện đột ngột, có cường độ rất mạnh mẽ, trong tình trạng ý thức của bệnh nhân bị rối loạn. Các hoang tưởng và ảo giác này chi phối hành vi của bệnh nhân, vì vậy có thể gây ra các hành vi nguy hiểm cho bản thân bệnh nhân và những người xung quanh [9].
Người uống rượu lâu năm sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan đặc biệt là não và gan. Theo Sadock B.J. và CS (2007), qua chụp não cắt lớp vi tính có khoảng 60% người nghiện rượu bị teo não. Những bệnh nhân này có biểu hiện lâm sàng là những rối loạn tâm thần liên quan đến chức năng của vùng não bị tổn thương [11].
Theo Bùi Quang Huy (2016), hình ảnh tổn thương của não do rượu trên phim chụp MRI sọ não bao gồm hoại tử thể trai, giả hoại tử ở trung tâm cầu não, mất myeline, tăng sinh tế bào thần kinh đệm, thiếu hụt chất trắng ở vùng thái dương đỉnh, thiếu hụt chất xám rải rác đều khắp vỏ não, não thất III và các khe cuốn não giãn rộng.
Ngày nay, các nhà tâm thần học tâm lý học luôn tìm kiếm thêm các công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao tính chính xác trong chẩn đoán và hiệu quả trong điều trị nghiện rượu [13]. Một trong những công cụ có giá trị cao là trắc nghiệm phóng chiếu TAT. Đặc trưng của phương pháp phóng chiếu là tiếp cận được cấu trúc sâu hơn của nhân cách, những đặc điểm vô thức, những điều mà cá nhân không muốn bộc lộ hoặc không ý thức về nó[14], [15].
Trên thế giới, việc sử dụng TAT khá phổ biến và gần như là một phương pháp thường quy trong lâm sàng nói chung và lâm sàng tâm thần nói riêng, điều này ở nước ta còn rất ít. Trong nhiều năm gần đây mới có Nguyễn Hữu Cầu, nghiên cứu sự thích nghi của TAT trong đánh giá nhân cách ở học sinh trung học phổ thông [16], [17], [18].
Để góp phần vào việc chẩn đoán, điều trị và tiếp cận tốt hơn các mặt hoạt động tâm thần của bệnh nhân nghiện rượu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả trắc nghiệm tâm lý TAT ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có hoang tưởng, ảo giác” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh tổn thương não trên phim MRI sọ não ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có hoang tưởng, ảo giác.
2. Phân tích kết quả TAT và mối liên quan với các biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có hoang tưởng, ảo giác.
MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả trắc nghiệm tâm lý TAT ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có hoang tưởng, ảo giác
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Những vấn đề chung về nghiện rượu mạn tính 3
1.1.1. Nghiện rượu 3
1.1.2. Loạn thần do rượu 6
1.2. Hình ảnh tổn thương não trên phim MRI sọ não ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính 16
1.2.1. Hình ảnh teo não và tiểu não 17
1.2.2. Sự phục hồi về hình thể và chức năng của não sau cai rượu 22
1.3. Phương pháp TAT 23
1.3.1. Mô tả TAT 23
1.3.2. Những chủ đề, câu chuyện thường gặp 25
1.3.3. Một số nghiên cứu về ứng dụng TAT trong lâm sàng 27
1.3.4. Rối loạn nhân cách ở bệnh nhân nghiện rượu và các trắc nghiệm tâm lý 38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. Đối tượng nghiên cứu 43
2.1.1. Mẫu nghiên cứu 43
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn nhóm đối tượng nghiên cứu 43
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu 46
2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu 46
2.2.2. Chia nhóm bệnh nhân nghiêu cứu 47
2.2.3. Sơ đồ nghiên cứu 48
2.2.4. Thu thập thông tin 48
2.2.5. Thiết kế nghiên cứu 48
2.2.6. Khám lâm sàng tâm thần 49
2.2.7. Đánh giá các triệu chứng cơ thể 54
2.2.8. Chụp cộng hưởng từ sọ não 54
2.2.9. Trắc nghiệm TAT 60
2.2.10. Các thông số nghiên cứu 62
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 64
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 66
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 67
3.2. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh tổn thương não trên phim MRI sọ não ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính 70
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính 70
3.2.2. Hình ảnh MRI sọ não ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có loạn thần. 78
3.3. Kết quả TAT và mối liên quan với các biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân nghiện rượu có loạn thần. 84
3.3.1. Kết quả TAT 84
3.3.2. Mối liên quan giữa kết quả TAT với các biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính. 86
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 95
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 95
4.2. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh MRI sọ não ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính 98
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính 98
4.2.2. Hình ảnh MRI sọ não ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính 104
4.3. Kết quả TAT và mối liên quan với các biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính 111
4.3.1. Kết quả TAT ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính 111
4.3.2. Mối liên quan giữa kết quả TAT với các biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính 116
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 123
KẾT LUẬN 124
KIẾN NGHỊ 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1. Lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu 67
3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 67
3.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 68
3.4. Thời gian nghiện rượu 68
3.5. Lượng rượu uống mỗi ngày 69
3.6. Các triệu chứng của hội chứng cai 70
3.7. Các triệu chứng rối loạn cảm xúc – lo âu 71
3.8. Tần suất các loại ảo giác 72
3.9. Tính chất của ảo giác 73
3.10. Số lượng ảo giác trên bệnh nhân 73
3.11. Rối loạn hình thức tư duy 74
3.12. Tính chất hoang tưởng 75
3.13. Số loại hoang tưởng trên bệnh nhân 75
3.14. Rối loạn hoạt động có ý chí 76
3.15. Rối loạn hoạt động bản năng 76
3.16. Rối loạn giấc ngủ 77
3.17. Rối loạn chú ý và trí nhớ 77
3.18. Số lượng bệnh nhân có tổn thương não trên phim MRI 78
3.19. Các loại tổn thương não của bệnh nhân trên phim MRI 79
3.20. Các vùng não bị tổn thương trên phim MRI 79
3.21. Các vùng não mất myelin 80
3.22. Các vùng rãnh não bị giãn 80
3.23. Mối liên quan giữa hoang tưởng với thoái hóa myelin 81
3.24. Mối liên quan giữa hoang tưởng với teo não 81
Bảng Tên bảng Trang
3.25. Liên quan giữa ảo giác với thoái hóa myelin 82
3.26. Liên quan giữa ảo giác với teo não 82
3.27. Bận tâm lo lắng với tổn thương não trên MRI 83
3.28. Hoạt động chậm chạp với tổn thương não trên MRI 83
3.29. Kích động bạo lực với MRI 84
3.30. Kết quả chung TAT 84
3.31. Phân bố các dấu hiệu bất thường theo lượng rượu uống 85
3.32. Giảm khí sắc với dấu hiệu paranoid trên TAT 86
3.33. Giảm khí sắc với dấu hiệu xung động trên TAT 86
3.34. Giảm khí sắc và dấu hiệu nghiện 87
3.35. Cảm xúc hằn học với dấu hiệu paranoid 87
3.36. Cảm xúc hằn học với dấu hiệu nghiện 88
3.37. Bận tâm lo lắng với dấu hiệu paranoid 88
3.38. Bận tâm lo lắng với dấu hiệu xung động 89
3.39. Cảm xúc không ổn định và dấu hiệu xung động 89
3.40. Cảm xúc căng thẳng với dấu hiệu xung động 90
3.41. Cảm xúc căng thẳng với dấu hiệu paranoid 90
3.42. Hoang tưởng ghen tuông với dấu hiệu nghiện 91
3.43. Ảo thị giác với dấu hiệu nghiện 91
3.44. Ảo thị với dấu hiệu xung động 92
3.45. Ảo xúc giác với dấu hiệu nghiện 92
3.46. Kích động với dấu hiệu paranoid 93
3.47. Kích động với dấu hiệu xung động 93
3.48. Kích động với dấu hiệu nghiện 94
Nguồn: https://luanvanyhoc.com