Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân sau nhồi máu não
Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân sau nhồi máu não. Nhồi máu não là một trong những bệnh phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong cao hoặc tàn tật cho những người sống s ót sau nhồi máu não. Trên thế giới, tỷ lệ nhồi máu não hiện mắc vào khoảng 1,3%0, tỷ lệ mắc mới là 22/100.000 người/ năm. Việt Nam là một nước đang phát triển với quần thể người cao tuổi ngày càng gia tăng nên số người bị nhồi máu não cũng khô ng ngừng tăng [1] .
Nhồi máu não thường xảy ra một cách đột ngột và nặng nề với các triệu chứng thần kinh khu trú, rối loạn ý thức. Nếu qua giai đoạn cấp tính bệnh thường để lại nhiều di chứng về thể chất, tâm thần và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như c ông việc của người bệnh. Trong số những rối loạn tâm thần sau nhồi máu não, trầm cảm là biểu hiện hay gặp. Tỷ lệ trầm cảm thường gặp ở khoảng 1/3 số người sau nhồi máu não [2] . Đây khô ng chỉ là hậu quả của tổn thương thực thể tại tế bào não và rối loạn chức năng não, mà còn là hậu quả của phản ứng tâm lý trước một bệnh nặng, nhiều di chứng, và ngư i bệnh c nguy cơ bị thay đổi c ông việc, thay đổi vị trí trong gia đình và xã hội. Trầm cảm c ó thể xuất hiện ngay trong giai đoạn cấp hoặc ở giai đoạn hồi phục. B iểu hiện lâm sàng của trầm cảm c ó thể là điển hình hoặc không điển hình, đồng thời còn đan xen hoặc bị che lấp bởi những rối loạn tâm thần mang tính đặc trưng của tổn thương tế ào não tương ứng với các vùng chi phối chức năng thần kinh cao cấp gây ra. Theo Linda S. William, nếu trầm cảm sau nhồi máu não không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khô ng chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi chức năng c ũng như chất lượng c ng việc và chất lượng cuộc sống mà còn làm tăng nguy cơ tử vong cho những bệnh nhân này [3] .
Chính vì vậy, việc hiểu biết đặc điểm lâm sàng của trầm cảm sau nhồi máu não sẽ giúp thầy thuốc nhận diện được sớm các dấu hiệu của trầm cảm, giúp ngư i bệnh được can thiệp, điều trị đúng và kịp thời. Nó c ó ý nghĩa quan trọng trong chăm s ó c phục hồi chức năng cho b ệnh nhân sau nhồi máu não.
Vấn đề này đã và đang được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Cho tới nay, ở Việt Nam mới chỉ c ó một số ít tác giả nghiên cứu về suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức hoặc sa sút trí tuệ sau tai biến mạch máu não chứ chưa c nghiên cứu sâu nào về rối loạn trầm cảm sau nhồi máu não. Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng trong c ng tác chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho các ệnh nhân nhồi máu não, chúng tô i tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân sau nhồi máu não” với các mục tiêu nghiên cứu sau:
• Mô tả đặc điểm lâm sàng của trầm cảm ở bệnh nhân sau nhồi máu não.
• Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở những bệnh nhân sau nhồi máu não.
MỤC LỤC
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân sau nhồi máu não
T VẤN …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN T ỆU ………………………………………………. 3
1.1. NHỒI MÁU NÃO ………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Khái niệm …………………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Cơ chế ệnh sinh của nhồi máu não ………………………………………… 4
1.1.3. Biểu hiện lâm sàng của nhồi máu não. …………………………………….. 5
1.1.4. Tiến triển của nhồi máu não ……………………………………………………. 6
1.2. RỐI LOẠN TRẦM CẢM ……………………………………………………………. 7
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và phân loại trầm cảm ……………………………….. 7
1.2.2. Bệnh nguyên của trầm cảm …………………………………………………….. 8
1.2.3. ặc điểm lâm sàng và chẩn đoán rối loạn trầm cảm ………………… 19
1.3. TRẦM CẢM SAU NHỒI MÁU NÃO ………………………………………… 21
1.3.1. Những nghiên cứu về trầm cảm sau nhồi máu não …………………… 21
1.3.2. ệnh nguyên, ệnh sinh: ………………………………………………………. 24
1.3.3. ặc điểm lâm sàng của trầm cảm sau nhồi máu não ………………… 34
1.3.4. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau nhồi máu não ………….. 42
CHƢƠNG 2: Ố TƢỢNG V P ƢƠNG P ÁP NG ÊN CỨU …….. 45
2.1. ỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………….. 45
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu ………………………………… 45
2.1.2. Tiêu chuẩn loại tr ………………………………………………………………. 47
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 48
2.2.1. Cỡ mẫu ………………………………………………………………………………. 48
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 48
2.2.3. Các ƣớc tiến hành ………………………………………………………………. 50
2.3. ỊA IỂM NGHIÊN CỨU ………………………………………………………… 56
2.4. VẤN Ề ẠO ỨC CỦA Ề TÀI NGHIÊN CỨU …………………….. 57
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU ………………………………………………………………………. 57
CHƢƠNG 3: T QUẢ NG ÊN CỨU …………………………………………… 58
3.1. THÔNG TIN CHUNG ………………………………………………………………. 58
3.2. ẶC IỂM LÂM SÀNG …………………………………………………………… 60
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ………………………………………………………. 77
3.3.1. Mối liên quan giữa vị trí tổn thƣơng não và trầm cảm ……………… 85
3.3.2. Trầm cảm và các ệnh đồng diễn ………………………………………….. 89
CHƢƠNG 4: B N U N …………………………………………………………………. 90
4.1. ẶC IỂM CHUNG CỦA NH M NGHIÊN CỨU …………………….. 90
4.1.1. Tuổi của nh m nghiên cứu ……………………………………………………. 90
4.1.2. Giới tính …………………………………………………………………………….. 91
4.1.3. Trình độ văn h a …………………………………………………………………. 92
4.2. ẶC IỂM LÂM SÀNG CỦA TRẦM CẢM SAU NHỒI MÁU NÃO … 92
4.2.1. Tần suất trầm cảm sau nhồi máu não. …………………………………….. 92
4.2.2. Tỷ lệ trầm cảm và giới tính …………………………………………………… 94
4.2.3. Th i gian khởi phát trầm cảm sau nhồi máu não ……………………… 95
4.2.4. Thể lâm sàng của trầm cảm sau nhồi máu não ………………………… 97
4.2.5. Triệu chứng sớm của trầm cảm sau nhồi máu não. ………………….. 97
4.2.6. ặc điểm các triệu chứng của trầm cảm sau nhồi máu não ……….. 99
4.3. M T SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ẾN TRẦM CẢM SAU NMN … 112
4.3.1. Liên quan giữa trầm cảm sau nhồi máu não và giới tính …………. 112
4.3.2. Liên quan giữa trình trạng ý thức của ngƣ i ệnh khi tiếp nhận vào
nghiên cứu …………………………………………………………………………………. 114
4.3.3. Liệt khu trú và giảm vận động sau NMN ……………………………… 114
4.3.4 Liên quan giữa trí nhớ và trí tuệ do nhồi máu não và trầm cảm … 115
4.3.5. Liên quan giữa các yếu tố tâm lý và trầm cảm sau nhồi máu não 116
4.3.6. Mối liên quan giữa trầm cảm và vị trí tổn thƣơng não ……………. 121
4.3.7. Các ệnh đồng diễn ……………………………………………………………. 128
T U N …………………………………………………………………………………….. 131
N NG Ị ……………………………………………………………………………………. 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌN Ã CÔNG BỐ
T ỆU THAM KHẢO
Nguồn: https://luanvanyhoc.com