Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân dị ứng thức ăn ở trẻ em tại viện nhi Trung ương

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân dị ứng thức ăn ở trẻ em tại viện nhi Trung ương

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân dị ứng thức ăn ở trẻ em tại viện nhi Trung ương.Thức ăn rất cần thiết cho cuộc sống và vô cùng quan trọng cho hoạt động  của xã hội loài người. Nguồn thức ăn rất đa dạng và phong phú, khác nhau  giữa các vùng miền  trong một quốc gia và khác nhau giữa các quốc gia trên  thế giới. Hiện nay có tới hơn 170 loại thức ăn bản chất là các protein được coi  là dị  nguyên gây ra các phản ứng dị  ứng thức ăn, và có  ảnh hưởng rất lớn tới  chất lượng cuộc sống cũng như tính mạng của con người [1], [2], [3].


Trong vài thập kỷ  trở  lại đây tình tr ạng dị  ứng thức ăn nói chung và dị ứng thức ăn  ở  trẻ  em ngày càng tăng.  Hàng năm, trên thế  giới ước tính có  6% trẻ  em và 3,7% người lớn dị  ứng thức ăn.  Tại Anh,  tỉ  lệ  các phản  ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ  tăng gấp  hai lần  từ  5,6 lên 10,2 trường  hợp/ 100.000 bệnh nhân ra viện trong 4 năm từ  1991 đến 1995.  Sự  đa dạng  về  nguồn thực phẩm  và  sự  giao thoa văn  hóa  ẩm  thực  giữa  các  vùng  miền quốc gia trên thế  giới  càng làm cho dị  ứng thức ăn, đặc biệt là  ở  trẻ  em đang  trở thành một vấn đề thời sự [4], [5], [6], [7], [8]. 
Có  thể  hiểu  dị  ứng  thức  ăn  là  kết  quả  của  một  chuỗi  các  phản  ứng  bất  thường của hệ thống miễn dịch, trong đó có sự  kết hợp dị  nguyên và kháng thể theo  cơ chế  phức tạp, đan xen giữa cơ chế  qua trung gian IgE,  qua trung gian tế bào  hay phối hợp cả hai cơ chế  [1],  [7],  [8],  [9],  [10]. Dị ứng thức ăn có thể xảy ra với một hoặc nhiều loại thức ăn. Các loại thức ăn bản chất là các protein được  coi là dị nguyên gây ra các phản ứng dị ứng thức ăn. Trong các loại thức ăn gây  dị  ứng thường gặp một trong  4  loại thực phẩm sau:  sữa, lạc,  hải sản, trứng; đây 
cũng là thức ăn thường gặp trong công thức dinh dưỡng hàng ngày của trẻ  em ở các lứa tuổi [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17].
Các triệu chứng  lâm sàng của bệnh xuất hiện sau khi ăn  rất    đa dạng  từ nhẹ  đến nặng,  bao gồm tổn thương  nhiều cơ quan, tổn thương  ở  da, đường 2 tiêu hoá, đường hô hấp và toàn thân nặng như sốc phản vệ… gây ảnh hưởng  rất lớn tới chất lượng cuộc sống cũng như tính mạng của người bị dị ứng thức  ăn [1], [7], [8], [9], [10].
Biểu hiện lâm sàng của dị  ứng thức ăn rất phong phú,  diễn biến thay đổi  theo thời gian, do đó vấn đề chẩn đoán dị ứng thức ăn ở trẻ em thực sự là một  thách thức lớn đối với các bác sỹ  nhi khoa.  Mặc dù trên thế  giới và khu vực  đã  có  một  số  hướng  dẫn  chẩn  đoán  và  điều  trị  dị  ứng  thức  ăn  [1],  [6],  [9] nhưng trong thực tế việc chẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị đặc hiệu  dị  ứng thức ăn vẫn hạn chế  tại Việt Nam. Nhiều trường hợp dị  ứng thức ăn  ở trẻ em chưa được quan tâm, chẩn đoán kịp thời và điều trị thỏa đáng. “Một trẻ có tiền sử  khoẻ  mạnh, đột ngột xuất hiện ban đỏ  toàn thân kèm theo khó thở và chân tay lạnh và trụy mạch sau bữa ăn”, đây là thực trạng chúng ta đã và sẽ còn gặp trong thực tế, vậy nguyên nhân trẻ  trong tình trạng nặng như vậy ở  đây  là gì? Chúng ta có thể làm gì để dự phòng điều này không xảy ra? Rất khó để trả lời các câu hỏi trên nếu chúng ta không chẩn đoán xác định được dị ứng thức ăn  và nguyên nhân gây ra các phản  ứng dị  ứng đó là gì?  Để  từ  đó  cung cấp cho  người bị dị ứng thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng  cũng đồng thời đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh các phản ứng dị ứng  nặng  như  sốc  phản  vệ,  nhằm  nâng  cao  chất  lượng  cuộc  sống  của  bệnh  nhân,  giảm thiểu chi phí tài chính cho gia đình và xã hội [3].  Tại Việt Nam, các nghiên cứu về dị ứng thức ăn ở trẻ em còn hạn chế, do  đó  chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân dị ứng thức ăn ở trẻ em tại viện nhi Trung ương” với 2 mục tiêu sau:
1.  Mô tả đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn ở trẻ em.
2.  Nghiên cứu một số thức ăn gây dị ứng ở trẻ em

MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân dị ứng thức ăn ở trẻ em tại viện nhi Trung ương
ĐẶT VẤN ĐỀ  ……………………………………………………………………………………..  1
Chương 1: TỔNG QUAN…………………………………………………………………….  3
1.1.  Khái niệm ………………………….. ………………………….. ………………..3
1.2. Dị ch tễ học dị   ứng thức ăn   ………………………….. ………………………4
1.2.1. Trên thế giới…………………………………………………………………………  4
1.2.2. Tại Việt Nam  ……………………………………………………………………….  5
1.3. Cơ chế bệnh sinh dị  ứng thức ăn   ………………………….. ………………5
1.3.1. Dị ứng thức ăn qua trung gian IgE-loại I………………………………….  6
1.3.2. Dị ứng thức ăn không qua trung gian IgE  ………………………………..  7
1.3.3. Các yếu tố làm tăng tình trạng dị ứng  ……………………………………..  8
1.4. Phân loại d ị  ứng thức ăn  ………………………….. …………………………9
1.5. Nguyên nhân dị  ứng thức ăn ………………………….. ……………………9
1.5.1. Dị nguyên thức ăn  …………………………………………………………………  9
1.5.2. Phản ứng chéo giữa các dị nguyên thức ăn  …………………………….  10
1.6. Bi ểu hiện lâm sàng của dị  ứng thức ăn  ………………………….. …….   11
1.6.1. Phản ứng dị ứng thức ăn qua trung gian IgE  …………………………..  12
1.6.2. Phản ứng dị ứng thức ăn không qua trung gian IgE  …………………  14
1.6.3. Các biểu hiện lâm sàng đường tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan  …..  15
1.7. Một s ố  xét nghiệm chẩn đoán dị  ứng thức ăn   ………………………..   16
1.7.1. Xét nghiệm da với dị nguyên thức ăn: …………………………………..  16
1.7.2. Xét nghiệm máu  ………………………………………………………………….  17
1.7.3. Test kích thích với thức ăn (OFC)  …………………………………………  17
1.7.4. Chế độ ăn loại trừ với thức ăn gây dị ứng  ………………………………  19
1.8. Chẩn đoán dị  ứng thức ăn ………………………….. ……………………..   19
1.8.1. Khai thác tiền sử  …………………………………………………………………  19
1.8.2. Khám lâm sàng  …………………………………………………………………..  21
1.8.3. Xét nghiệm  …………………………………………………………………………  21 
1.9. Chẩn đoán phân biệt  ………………………….. ………………………….. …   21
1.10. Đi ều trị  dị   ứng thức ăn   ………………………….. ………………………..   22
1.10.1. Điều trị đặc hiệu ……………………………………………………………….  22
1.10.2. Điều trị không đặc hiệu ……………………………………………………..  23
1.10.3. Tiến triển và dự phòng  ……………………………………………………….  24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………  25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………….. …………………………..   25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu  …………………………….  25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ  ………………………………………………………………  25
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán  ………………………………………………………….  25
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu  ……………………………………………………………  25
2.1.5. Thời gian nghiên cứu  …………………………………………………………..  26
2.2. Phương pháp nghiên cứu  ………………………….. ……………………….   26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:  ……………………………………………………………  26
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:  ………………………………………  26
2.2.3. Các bước thu thập số liệu  …………………………………………………….  26
2.2.4. Biến số và các chỉ số nghiên cứu  …………………………………………..  26
2.2.5. Làm sạch và xử lý số liệu  …………………………………………………….  29
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu  ……………………………………………………  30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….  32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………..   32
3.1.1. Phân bố trẻ dị ứng thức ăn theo nhóm tuổi……………………………..  32
3.1.2. Phân bố trẻ dị ứng thức ăn theo giới  ………………………………………  32
3.1.3. Phân bố trẻ dị ứng thức ăn theo địa dư sống  …………………………..  33
3.1.4. Tiền sử khi sinh của đối tượng nghiên cứu:  ……………………………  33
3.1.5. Tiền sử nuôi dưỡng  ……………………………………………………………..  34
3.1.6. Tiền sử gia đình về dị ứng  ……………………………………………………  35
3.2. Đặc điểm lâm sàng của dị  ứng thức ăn của đối tư ợng nghiên cứu  …………   35
3.2.1. Tuổi xuất hiện triệu chứng dị ứng đầu tiên  …………………………….  35 
3.2.2. Tần xuất trẻ bị dị ứng thức ăn theo tiền sử bị bệnh  ………………….  36
3.2.3. Thời gian xu ất hi ện triệu chứng dị   ứng sau khi tiếp xúc với d ị  nguyên36
3.2.4. Thời gian xuất hiện triệu chứng theo nhóm tuổi  ……………………..  37
3.2.5. Đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn của đối tượng nghiên cứu  …..  38
3.2.6. Biểu hiện lâm sàng theo nhóm cơ quan  ………………………………….  39
3.2.7. Biểu hiện lâm sàng dị ứng thức ăn theo nhóm tuổi  ………………….  40
3.2.8. Tần suất biểu hiện lâm sàng ở các cơ quan  …………………………….  41
3.2.9. Số cơ quan biểu hiện lâm sàng theo tần suất bị dị ứng thức ăn  …  41
3.3. Đặc đi ểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu  ………………….   42
3.3.1. Kết quả test lẩy da với các dị nguyên thức ăn  …………………………  42
3.3.2. Kết qủa test áp da với các dị nguyên thức ăn  ………………………….  43
3.3.3. Đặc điểm test lẩy da theo nhóm tuổi  ……………………………………..  44
3.3.4. Kết quả xét nghiệm bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi  …………  45
3.3.5. Kết quả xét nghiệm hồng cầu trong phân  ……………………………….  45
3.3.6. Kết quả định lượng IgE toàn phần trong huyết thanh  ………………  46
3.3.7. Kết quả định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên thức ăn  …….  47
3.4. Xác định một s ố th ức ăn gây dị   ứng của đối tượng nghiên cứu  ..   48
3.4.1. Một số thức ăn gây dị ứng thức ăn ở trẻ em  ……………………………  48
3.4.2. Thức ăn gây dị ứng của đối tư ợng nghiên cứu theo nhóm tuổi  ………  49
3.4.3. Tìm hiểu một số thức ăn gây dị ứng theo chế độ ăn dặm  ………….  50
3.4.4. Đánh giá tình trạng đồng mắc dị ứng thức ăn  …………………………  51
Chương 4: BÀN LUẬN  ……………………………………………………………………..  54
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………..   54
4.1.1. Nhóm tuổi  ………………………………………………………………………….  54
4.1.2. Đặc điểm về giới  …………………………………………………………………  55
4.1.3. Địa dư  ……………………………………………………………………………….  55
4.1.4. Tiền sử khi sinh của đối tượng nghiên cứu:  ……………………………  56
4.1.5. Tiền sử nuôi dưỡng của nhóm nghiên cứu  ……………………………..  56
4.1.6. Tiền sử dị ứng trong gia đình của đối tượng nghiên cứu  ………….  58 
4.2. Đặc điểm lâm sàng dị  ứng thức ăn ở  trẻ em  ………………………….   58
4.2.1. Tuổi xuất hiện triệu chứng đầu tiên  ……………………………………….  58
4.2.2. Số lần trẻ bị dị ứng thức ăn trong tiền sử  ……………………………….  59
4.2.3. Thời gian xuất hiện triệu chứng sau khi tiếp xúc với dị nguyên  ..  60
4.2.4. Thời gian xuất hiện triệu chứng theo nhóm tuổi  ……………………..  61
4.2.5. Biểu hiện lâm sàng dị ứng thức ăn của đối tượng nghiên cứu  …..  61
4.2.6. Biểu hiện lâm sàng dị ứng thức ăn của trẻ em theo nhóm cơ quan 
và nhóm tuổi  …………………………………………………………………..  63
4.2.7. Số cơ quan biểu hiện triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ em  ………..  64
4.2.8. Số cơ quan biểu hiện triệu chứng theo tần suất bị dị ứng thức ăn  65
4.3. Một s ố  xét nghiệm cận lâm sàng trong d ị  ứng thức ăn ở  trẻ em .   65
4.3.1. Test lẩy da với các dị nguyên thức ăn  ……………………………………  65
4.3.2. Patch test với dị nguyên thức ăn  …………………………………………..  66
4.3.3. Xét nghiệm bạch cầu ái toan trong máu ngoại vị  …………………….  67
4.3.4. Xét nghiệm hồng cầu trong phân  …………………………………………..  68
4.3.5. Xét nghiệm IgE toàn phần và IgE đặc hiệu  …………………………….  68
4.4 Một s ố th ức ăn  gây dị  ứng của đối tượng nghiên cứu  ………………   70
4.4.1. Thức ăn gây dị ứng ở trẻ em  …………………………………………………  70
4.4.2. Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn theo nhóm tuổi  ……………………  71
4.4.3. Thức ăn gây dị ứng theo chế độ ăn  ………………………………………..  72
4.4.4. Tình trạng đồng mắc dị ứng thức ăn của bệnh nhân nghiên cứu. 72
KẾT LUẬN  ……………………………………………………………………………………….  74
KIẾN NGHỊ  ………………………………………………………………………………………  75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nguy cơ phản ứng chéo giữa các dị nguyên   ……………………………  11
Bảng 3.1. Thời gian xuất hiện các triệu chứng dị ứng theo nhóm tuổi  ……….  37
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn   …………………………………………  38
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn theo nhóm tuổi   …………………  40
Bảng 3.4. Số cơ quan biểu hiện lâm sàng theo tần suất bị dị ứng thức ăn  …..  41
Bảng 3.5. Kết quả test lẩy da với các dị nguyên thức ăn  …………………………..  42
Bảng 3.6. Kết quả patch tets với dị nguyên thức ăn  …………………………………  43
Bảng 3.7. So sánh test lẩy da dương tính theo nhóm tuổi  …………………………  44
Bảng 3.8.Nồng độ IgE đặc hiệu với các dị nguyên thức ăn  ………………………  47
Bảng 3.9.Thức ăn gây dị ứng ở trẻ em  …………………………………………………..  48
Bảng 3.10.Thức ăn gây dị ứng thức ăn theo nhóm tuổi  ……………………………  49
Bảng 3.11. Thức ăn gây dị ứng theo chế độ ăn dặm  ………………………………..  50

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi   …………………………………………………….  32
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới  ………………………………………………………………  32
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo địa dư  …………………………………………………………..  33
Biểu đồ 3.4. Tiền sử thai sản  …………………………………………………………………  33
Biểu đồ 3.5. Cách thức nuôi dưỡng ……………………………………………………….  34
Biểu đồ 3.6. Tuổi ăn dặm  ……………………………………………………………………..  34
Biểu đồ 3.7. Tiền sử gia đình  ………………………………………………………………..  35
Biểu đồ 3.8. Tuổi xuất hiện triệu chứng dị ứng đầu tiên  …………………………..  35
Biểu đồ 3.9: Số lần trẻ bị dị ứng thức ăn  ………………………………………………..  36
Biểu đồ  3.10. Thời gian xu ất hiện các triệu chứng sau khi tiếp xúc với thức ăn ….  36
Biểu đồ 3.11. Tần suất các triệu chứng dị ứng thức ăn  ……………………………..  39
Biểu đồ 3.12. Tần suất cơ quan  ……………………………………………………………..  41
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ bạch cầu ái toan  ………………………………………………………  45
Biểu đồ 3.14. Xét nghiệm hồng cầu trong phân ………………………………………  45
Biểu đồ 3.15. Nồng độ IgE toàn phần  …………………………………………………….  46
Biểu đồ 3.16. Đặc điểm về tình trạng đồng mắc dị ứng sữa  ………………………  51
Biểu đồ 3.17. Tình trạng đồng mắc dị ứng giữa các loại hải sản ………………  52
Biểu đồ 3.18: Tình trạng đồng mắc dị ứng giữa các loại thịt  …………………….  53
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các phản ứng có hại với thức ăn   …………………………………………….  3
Sơ đồ 1.2. Phân loại phản ứng có hại do thức ăn theo NIAID …………………….  9
Sơ đồ 1.3.  Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán dị ứng thức ăn   ……………………………….  20
Sơ đồ 2.1. Lưu đồ nghiên cứu  ……………………………………………………………….  3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment