Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nồng độ bilirubin máu của trẻ sơ sinh trên 35 tuần tuổi thai vàng da có chỉ định chiếu đèn tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng
Khóa luận tốt nghiệp đại học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nồng độ bilirubin máu của trẻ sơ sinh trên 35 tuần tuổi thai vàng da có chỉ định chiếu đèn tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng.Vàng da tăng bilirubin tự do (bilirubin gián tiếp) là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, có thể chiếm tới 60% số trẻ sơ sinh đủ tháng và 80% ở trẻ đẻ non [45]. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nồng độ bilirubin gián tiếp tăng cao trong máu. Vàng da tăng bilirubin gián tiếp là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trẻ có thể bị vàng da quá mức, trở thành vàng da bệnh lý. Khi đó, nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương não cấp tính hoặc để lại nhiều di chứng [7].
Ở các nước đang phát triển như Châu Âu và Hoa Kỳ, tỉ lệ trẻ vàng da tăng bilirubin gián tiếp ước tính khoảng 4 – 5% tổng số trẻ sơ sinh, ở Châu Á tỉ lệ này khoảng 14 – 15% [26]. Theo nghiên cứu của tác giả Young ở Hoa Kỳ năm 2013, tỉ lệ nhập viện trở lại sau sinh do các bệnh lý khác nhau chiếm 17,9%, trong đó vàng da sơ sinh chiếm 35% [86]. Tăng bilirubin nặng và vàng da nhân rất hiếm gặp ở các nước phát triển, nơi có chương trình sàng lọc thường quy nồng độ bilirubin, thiết bị trị liệu bằng ánh sáng và globulin miễn dịch Rhesus. Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, những can thiệp điều trị dự phòng này thường hạn chế, chứng tăng bilirubin nghiêm trọng gây ra bệnh tật và tử vong đáng kể, tỉ lệ vàng da sơ sinh nặng còn cao so với các nước phát triển, thay máu và di chứng vàng da nhân còn chiếm tỉ lệ cao. Ở Việt Nam, theo tác giả Võ Hữu Đức, vàng da sơ sinh gặp ở 15,5% trẻ sơ sinh nhập viện điều trị tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang từ tháng 01/2013 đến 6/2014 [6]. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010 có 33 trẻ sơ sinh vào viện vì vàng da tăng bilirubin gián tiếp phải điều trị thay máu, trong đó có 31 trẻ (94%) được nhập viện trong tình trạng vàng da rất sậm (vùng 5 theo Kramer), có 8 trong số 31 trẻ có triệu chứng của bệnh lý não cấp do bilirubin, 91% trẻ được thay máu trong tình trạng cấp cứu (trong 12 giờ đầu nhập viện) [8].
Vàng da sơ sinh tuy thường gặp nhưng dễ bị bỏ sót, một số trường hợp khi phát hiện thì đã quá muộn vì diễn tiến nặng đến vàng da nhân thường xảy ra rất nhanh. Mục đích của điều trị vàng da là làm giảm nhanh nồng độ bilirubin tự do trong máu xuống ngưỡng an toàn nhằm hạn chế tối đa biến chứng vàng da nhân. Tùy theo nồng độ bilirubin máu, tuổi thai, tuổi xuất hiện vàng da, cân nặng của trẻ và điều kiện trang thiết bị của cơ sở y tế mà có các biện pháp điều trị khác nhau như chiếu đèn, dùng thuốc hoặc thay máu.
2
Chiếu đèn là một biện pháp đơn giản, hữu hiệu nhất để điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế cho thấy việc điều trị kịp thời bằng phương pháp chiếu đèn làm giảm được tỉ lệ phải thay máu và tổn thương thần kinh.
Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng giúp phát hiện và điều trị sớm vàng da ở trẻ sơ sinh, để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm tỉ lệ phải thay máu và giảm di chứng là cần thiết. Vậy thực trạng vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng ra sao? Những yếu tố nào liên quan đến vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh trên 35 tuần tuổi thai? Để giải đáp các vấn đề đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nồng độ bilirubin máu của trẻ sơ sinh trên 35 tuần tuổi thai vàng da có chỉ định chiếu đèn tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng”, với hai mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh trên 35 tuần tuổi thai vàng da có chỉ định chiếu đèn.
2. Mô tả đặc điểm nồng độ bilirubin máu của trẻ sơ sinh trên 35 tuần tuổi thai vàng da có chỉ định chiếu đèn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………………….. ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………………3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………..6
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………………..7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ…………………………………………………………………………………8
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1………………………………………………………………………………………………….3
TỔNG QUAN ………………………………………………………………………………………………3
1.1 Tình hình vàng da sơ sinh tăng bilirubin gián tiếp………………………………………..3
1.1.1 Trên thế giới…………………………………………………………………………………..3
1.1.2 Tại Việt Nam …………………………………………………………………………………4
1.2 Khái niệm vàng da tăng bilirubin gián tiếp…………………………………………………………4
1.3 Sinh lý bệnh vàng da tăng bilirubin gián tiếp……………………………………………….5
1.3.1 Nguồn gốc của bilirubin ………………………………………………………………….5
1.3.2 Sự hình thành bilirubin ……………………………………………………………………6
1.3.3 Chuyển hóa bilirubin ………………………………………………………………………7
1.3.4 Cơ chế gây độc tế bào của bilirubin gián tiếp …………………………………..10
1.3.5 Bệnh não do bilirubin ……………………………………………………………………11
1.3.6 Vàng da sinh lý …………………………………………………………………………….12
1.3.7 Vàng da bệnh lý ……………………………………………………………………………12
1.4 Chẩn đoán vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh ……………………………..15
1.4.1 Các yếu tố nguy cơ ……………………………………………………………………….15
1.4.2 Triệu chứng lâm sàng ……………………………………………………………………15
1.4.3 Cận lâm sàng………………………………………………………………………………..16
1.5 Điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh………………………………….16
1.5.1 Điều trị bằng phương pháp chiếu đèn (Quang trị liệu)……………………….16
1.5.2 Điều trị bằng phương pháp thay máu ………………………………………………18
1.5.3 Các phương pháp khác ………………………………………………………………….19
1.5.4 Điều trị nguyên nhân …………………………………………………………………….19
1.6 Sơ lược các nghiên cứu về vàng da tăng bilirubin gián tiếp đã công bố…………20
1.6.1 Nghiên cứu trên thế giới ………………………………………………………………..20
1.6.2 Nghiên cứu trong nước ………………………………………………………………….21CHƯƠNG 2………………………………………………………………………………………………..23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………23
2.1 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..23
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………….23
2.3 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………23
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………23
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu……………………………………………………………………….23
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………………23
2.3.4 Các biến số nghiên cứu………………………………………………………………….24
2.4 Xử lý và phân tích số liệu………………………………………………………………………..27
2.4.1 Cách mã hóa số liệu………………………………………………………………………27
2.4.2 Làm sạch số liệu …………………………………………………………………………..27
2.4.3 Xử lý số liệu…………………………………………………………………………………27
2.5 Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………………………..28
CHƯƠNG 3………………………………………………………………………………………………..29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….29
3.1 Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh trên 35 tuần tuổi thai vàng da cần chiếu đèn ..
…………………………………………………………………………………………………………….29
3.2 Đặc điểm nồng độ bilirubin của nhóm trẻ trên 35 tuần tuổi thai vàng da cần
chiếu đèn …………………………………………………………………………………………………….34
CHƯƠNG 4………………………………………………………………………………………………..37
BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………………..37
4.1 Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh trên 35 tuần tuổi thai vàng da cần chiếu đèn ..
…………………………………………………………………………………………………………….37
4.1.1 Đặc điểm về giới tính…………………………………………………………………….37
4.1.2 Phân bố đối tượng theo tuổi thai và cân nặng lúc sinh……………………….38
4.1.3 Đặc điểm về nhóm máu mẹ và vàng da sơ sinh ………………………………..39
4.1.4 Đặc điểm tiền sử sản khoa của mẹ và vàng da sơ sinh ở trẻ ……………….40
4.1.5 Đặc điểm tiền sử sinh con trước có vàng da……………………………………..43
4.1.6 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi phát hiện vàng da và tuổi
nhập viện …………………………………………………………………………………………….44
4.1.7 Đặc điểm về dinh dưỡng của trẻ sơ sinh trên 35 tuần tuổi thai vàng da
cần chiếu đèn ……………………………………………………………………………………….45
4.1.8 Đặc điểm tiền sử sau sinh ………………………………………………………………46
4.1.9 Đặc điểm lâm sàng khác………………………………………………………………..46
4.2 Đặc điểm nồng độ bilirubin của nhóm đối tượng nghiên cứu……………………….474.2.1 Tương quan giữa đặc điểm lâm sàng vàng da và nồng độ bilirubin lúc
nhập viện………………………………………………………………………………………..47
4.2.2 Liên quan giữa nồng độ bilirubin máu trước điều trị và thời gian chiếu
đèn…………………………………………………………………………………………………48
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..50
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………….51
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………..52
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………..5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com