Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X- quang và đánh giá kết quả điều trị khớp cắn ngược vùng răng cửa tại bênh viên Việt Nam – Cu Ba Hà Nội

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X- quang và đánh giá kết quả điều trị khớp cắn ngược vùng răng cửa tại bênh viên Việt Nam – Cu Ba Hà Nội

Tỷ lê lệch lạc răng hàm ở Việt nam rất cao chiếm 83,25% dân số, trong đó có 71,3% khớp cắn loại I và 21,7% khớp cắn loại III [17]. Trên thế giới tỷ lệ lệch lạc khớp cắn loại III gặp nhiều ở châu Á: 40-50% bệnh nhân chỉnh nha ở Hàn Quốc có khớp cắn lệch lạc loại III [49]. 20% dân số Nhật Bản có khớp cắn loại III [31]. Lệch lạc răng hàm gây ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ và sức khỏe của hàm răng.

Lệch lạc vùng răng cửa chiếm tỷ lệ cao và được quan tâm nhiều do đặc biệt ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Các răng cửa có tẩm quan trọng về mặt thẩm mỹ vì chúng luôn được nhìn thấy khi ăn nói và cử chỉ biểu lô sắc thái tình cảm của con người ngay cả khi miệng ở tư thế nghỉ [1]. Khớp cắn ngược vùng răng cửa có tỷ lệ cao tới 22% trong tổng số lệch lạc vùng răng cửa [3]. Tại khoa nắn hàm viện RHM Hà Nôi từ 1/10/2002 – 22/9/2003 trong tổng số 270 bệnh nhân đến khám có 69 bệnh nhân khớp cắn ngược vùng răng cửa [4]. Khớp cắn ngược vùng răng cửa là tình trạng khớp cắn có môt hay vài răng cửa hàm trên nằm ở trong so với răng cửa hàm dưới khi hai hàm ở tư thế cắn khít trung tâm [12].

Như vậy khớp cắn ngược vùng răng cửa là môt lệch lạc răng cũng thường gặp trong chỉnh hình răng mặt. Bệnh nhân bị khớp cắn ngược răng cửa ảnh hưởng thẩm mỹ rất nhiều. Bệnh nhân sẽ có khuôn mặt bị lõm, môi đảo ngược khi nhìn nghiêng (dân gian gọi là “móm”). Ngoài ra khớp cắn ngược còn gây ảnh hưởng về cắn khít, nha chu. Nói chung khớp cắn ngược vùng răng cửa môt hay nhiều răng phải phát hiện và điều trị sớm. Nếu chậm sẽ dẫn đến những biến chứng nặng như thiếu hụt chiều dài cung răng, sang chấn khớp cắn, đặc biệt là mất chức năng hướng dẫn nhóm răng cửa. Nhiều trường hợp điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ phải điều trị phức tạp hơn sau này.

Trước đây việc điều trị lệch lạc này chủ yếu là nhờ khí cụ tháo lắp. Những năm gẩn đây chỉnh hình bằng khí cụ gắn chặt với nhiều ưu điểm đã được phát triển và áp dụng rông rãi. Chính vì vậy mà điều trị khớp cắn ngược đã đạt được kết quả rất tốt, ngay cả cắn ngược do xương ở mức đô nhẹ. Nhiều phương pháp can thiệp sẽ mang đến nhiều sự lựa chọn phù hợp cho từng bệnh nhân nhằm đạt được môt kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Ở Việt nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này do vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X- quang và đánh giá kết quả điều trị khớp cắn ngược vùng răng cửa tại bênh viên Việt Nam – Cu Ba Hà Nội

Nhằm các mục tiêu sau:

1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang của bệnh nhân khớp cắn ngược vùng răng cửa.

2. Đánh giá kết quả điều trị khớp cắn ngược vùng răng cửa tại bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Hà Nội.

Mục Lục

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Sự phát triển của xương mặt 3

1.1.1. Sự tăng trưởng của xương hàm trên 3

1.1.2. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới 5

1.1.3. Thời gian tăng trưởng của xương hàm 7

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến lệch lạc răng hàm 8

1.2.1. Những nguyên nhân đặc thù của sai khớp cắn 8

1.2.2. Anh hưởng của di truyền 9

1.2.3. Anh hưởng của các yếu tố chức năng lên sự phát triển của răng mặt 9

1.3. Khớp cắn và phân loại lệch lạc khớp cắn 9

1.3.1. Khớp cắn 9

1.3.1.1. Khớp cắn trung tâm 9

1.3.1.2. Đường khớp cắn 10

1.3.1.3. Khớp cắn bình thường của Andrews 11

1.3.2. Phân loại lệch lạc khớp cắn 12

1.4. Khớp cắn ngược vùng răng cửa 15

1.4.1. Nguyên nhân: 15

14.1.1. Nguyên nhân nguyên phát (di truyền hoặc do xương): 15

1.4.1.2. Nguyên nhân thứ phát: 16

1.4.2. Hình thái lâm sàng 17

1.4.2.1. Cắn ngược răng đơn thuẩn (không có sự trượt hàm dưới. 17

1.4.2.2. Cắn ngược chức năng (có sự trượt hàm dưới) – sai khớp hạng

m giả 18

1.4.2.3. Cắn ngược trong sai khớp hạng III thực sự 19

1.4.3. Hâu quả khớp cắn ngược: 19

1.5. Sự dịch chuyển răng 20

1.5.1. Các giai đoạn chuyển đông của răng (Giản đổ Reitan) 20

1.5.2. Các loại di chuyển răng 21

1.6. Các Phương pháp điều trị lệch lạc răng 23

1.6.1. Khí cụ chỉnh hình tháo lắp 23

1.6.2. Khí cụ chỉnh hình cố định 24

1.6.3. Phương pháp phẫu thuật chỉnh hình: 27

1.7. Môt số kết quả nghiên cứu có liên quan 28

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1. Đối tượng nghiên cứu 29

2.2. Phương pháp nghiên cứu 29

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 29

2.2.2. Cỡ mẫu: 29

2.2.3. Thời gian nghiên cứu 30

2.2.4. Địa điểm nghiên cứu 30

2.2.5. Thu thập thông tin: 30

2.2.5.1. Đặc điểm chung: 30

2.2.5.2. Khám lâm sàng: 30

2.2.5.3. Lấy dấu, đổ mẫu và phân tích mẫu 31

2.2.5.4. Chụp phim tia X 31

2.2.5.5. Đo phim 31

2.2.5.7. Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị 35

2.2.6. Tiến hành điều trị 35

2.2.6.1. Điều trị tiền chỉnh răng 35

2.2.6.2. Điều trị chỉnh hình răng 35

2.2.7. Đánh giá kết quả điều trị 40

2.2.8. Đạo đức nghề nghiệp 44

2.2.9. Xử lý số liêu: 44

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 46

3.1. Đặc điểm lâm sàng, x- quang 46

3.1.1. Phân bố bênh nhân theo giới tính: 46

3.1.2. Phân bố bênh nhân theo tuổi: 47

3.1.3. Lý do đến khám: 47

3.1.4. Các yếu tố hỏi bênh khai thác được ở các trường hợp cắn ngược: 48

3.1.5. Phân bố các dạng cắn ngược khác nhau trong nhóm nghiên cứu 49

3.1.6. Phân bố sai khớp cắn của Angle 49

3.1.7. Phân bố tương quan xương hai hàm theo chiều trước sau: …50

3.1.8. Mối liên quan giữa lêch lạc xương và răng theo Angle 51

3.1.9. Phân bố số răng cắn ngược liên quan đến sai khớp Angle…. 51

3.1.10. Tỷ lê số răng cắn ngược của các bênh nhân nghiên cứu:…. 52 3.1.11 .Tỷ lê các trường hợp răng cắn ngược kết hợp bị xoay trục.. 52

3.1.12. Bênh nhân cắn ngược có kết hợp cắn chéo vùng răng hàm:53

3.1.13. Mức đô thiếu khoảng trên cung hàm của các bênh nhân…. 53

3.1.14. Hâu quả khớp cắn ngược: 55

3.1.15. Các giá trị đo trên phim sọ nghiêng 56

3.2. Đánh giá Kết quả điều trị: 58

3.2.1. Các khí cụ được áp dụng điều trị 58

3.2.2. Phân loại điều trị: 59

3.2.3. Đánh giá kết quả điều trị: 60

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 63

4.1. Đặc điểm của bênh nhân: 63

4.1.1. Đặc điểm giới 63

4.1.2. Đặc điểm tuổi 63

4.2. Đặc điểm lâm sàng: 64

4.2.1. Lý do bệnh nhân đến khám: 64

4.2.2. Nguyên nhân gây khớp cắn ngược 64

4.2.3. Phân bố các dạng cắn ngược khác nhau trong nghiên cứu: ..65

4.2.4. Phân bố lệch lạc về răng và xương trong nghiên cứu: 65

4.2.5. Các yếu tố có liên quan đến các răng cửa cắn ngược: 67

4.2.6. Mức đô thiếu khoảng trên cung hàm của bệnh nhân cắn ngược: 69

4.3. Đặc điểm X-quang 70

4.4. Điều trị khớp cắn ngược: 70

4.4.1. Điều trị nhổ răng hay không nhổ răng 70

4.4.2. Khí cụ điều trị khớp cắn ngược: 72

4.4.3. Thời điểm điều trị: 76

4.4.4. Kết quả điều trị: 77

KẾT LUẬN 80

KIÊN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment