NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG VÀ SỰ BỘC LỘ DẤU ẤN MIỄN DỊCH KI67 VÀ P53 TRONG CÁC U THẦN KINH NỘI TIẾT CỦA PHỔI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG VÀ SỰ BỘC LỘ DẤU ẤN MIỄN DỊCH KI67 VÀ P53 TRONG CÁC U THẦN KINH NỘI TIẾT CỦA PHỔI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG VÀ SỰ BỘC LỘ DẤU ẤN MIỄN DỊCH KI67 VÀ P53 TRONG CÁC U THẦN KINH NỘI TIẾT CỦA PHỔI
Thị Giang Nguyễn 1, Thị Huyền Nguyễn 1,
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, X-quang và sự bộc lộ dấu ấn miễn dịch Ki67 và p53 trong các u thần kinh nội tiết của phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: U thần kinh nội tiết của phổi thường gặp ở nam giới hút thuốc ở tuổi ≥ 60 (52%); tuổi trung bình là 59,5±8,6 tuổi. Triệu chứng hay gặp nhất là đau ngực và  mệt mỏi, gầy sút cân. Phần lớn u gặp ở thùy trên, kích thước > 3cm. Dấu ấn Ki67 dương tính cao trong u thần kinh nội tiết. Tỷ lệ Ki67 bộc lộ cao nhất ở mức 20-55% (chiếm 60%), mức >55% chỉ chiếm tỷ lệ 38%. Dấu ấn p53 trong u thần kinh nội tiết phổi có 73% dương tính thì có tới 65% dương tính 3+. Kết luận: Dấu ấn Ki67 và p53 có tỉ lệ dương tính cao ở các bệnh nhân u thần kinh nội tiết của phổi.

kinh nội tiết khắp cơ thể và các tế bào có tính năng tương tự. Vì vậy, có thể gặp UTKNT ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể. Sau đường tiêu hoá, phổi là cơ quan hay gặp thứ 2 và chiếm khoảng 25% các u thần kinh nội tiết [7].  Theo thống kê, UTKNT của phổi chiếm khoảng 20% tổng số ung thư phổi nguyên phát, phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào nhỏ (UTBMTBN) (13-17%),[3].Phân loại gần đây nhất của u thần kinh nội tiết phổi là phân loại của WHO 2015 chia UTKNT thành 5 type: u carcinoid điển hình, u carcinoid không điển hình, ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư biểu mô tế bào lớn thần kinh nội tiết và quá sản lan tỏa vô căn tế bào thần kinh nội tiết của phổi. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các tác giả đã thấy có những trường  hợp đặc điểm mô bệnh học với hình thái của u carcinoid nhưng chỉ số Ki67 > 20% mà không biết xếp vào nhóm  nào [10]. Vì vậy đòi hỏi có một phân loại phù hợp hơn với UTKNT của phổi và phân loại của WHO 2017 về UTKNT của tụy đáp ứng được yêu  cầu  đó,  phân  loại  này  sẽ  giúp  tiên  lượng UTKNT được chính xác hơn. Trong phân loại này, UTKNT được chia thành 3 nhóm lớn là u thần kinh nội tiết, ung thư biểu mô thần kinh nội tiết và u hỗn hợp thần kinh nội tiết. Trong đó, u thần kinh nội tiết gồm u thần kinh nội tiết grade 1, u thần kinh nội tiết grade 2 và u thần kinh nội tiết grade 3. Ung thư biểu mô thần kinh nội tiết gồm có ung thư biểu mô tế bào nhỏvà ung thư biểu mô  tế  bào  lớn  thần  kinh  nội  tiết.Tiêu  chuẩn phân loại không những dựa vào đặc điểm mô bệnh học mà còn dựa vào chỉ số nhân chia, chỉ số Ki67; trong đó, chỉ số Ki67 được khuyến cáo sử dụng để giúp phân loại chính xác hơn, hằng định  hơn  được  tính  bằng  phần  mềm  đếm immunoRatio –JPEG    2000    Virtual    Slide microscope, phầm mềm này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, tính chỉ số Ki67 một cách khách quan, chính xác và thống nhất giữa các nhà giải phẫu bệnh. Hiện nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu và áp dụng phân loại của WHO 2017 về u thần kinh nội tiết chưa được phổ biến, đặc biệt là ở phổi. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: “Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, X-quang và sự bộc lộdấu ấn miễn dịchKi67 và p53 trong các u thần kinh nội tiết của phổi”.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
u thần kinh nội tiết của phổi, dấu ấn Ki67, dấu ấn p53

Tài liệu tham khảo
1. Bùi Cao Cường (2016). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễn dịch ung thư phổi tế bào nhỏ, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. 
2. Hà Mạnh Hùng (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư phổi tế bào nhỏ, Đại học Y Hà Nội. 
3. Hoàng Đình Chân (1992). Nghiên cứu kết quả điều trị phẫu thuật ung thư phế quản theo các tip mô bệnh và các giai đoạn lâm sàng, Đại học Y Hà Nội. 
4. Hứa Thị Ngọc Hà và cộng sự (2018). Đặc điểm mô bệnh học của u thần kinh nội tiết ở phổi theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới cập nhật 2015. Tạp chí Y học việt nam, 471, 73–82. 
5. Lê Hoàn (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu áp dụng phân loại TNM 2009 cho ung thư phổi nguyên phát tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội. 
6. Nguyễn Quang Đợi (2008). Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản, Đại học Y Hà Nội. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment