Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương cánh tay bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương cánh tay bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Luận văn chuyên khoa 2 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương cánh tay bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.Xương cánh tay là một xương dài ở cánh tay bắt đầu từ vai cho đến khuỷu tay, là cánh tay đòn cho hoạt động chức năng của chi trên, khi xương cánh tay bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng chung của cả chi trên. Gãy thân xương cánh tay chiếm khoảng 3% trong tổng số các loại gãy xương ở người lớn [19], [20] và chiếm 8 – 19% gãy thân xương ống dài, ước tính tỷ lệ khoảng 60 trên 600000 dân [18].


Vị trí thường gặp gãy thân xương cánh tay là vị trí 1/3 giữa tiếp giáp với 1/3 dưới chiếm khoảng 60% và cũng là nơi hay gặp tổn thương thần kinh quay. Hầu hết là chấn thương năng lượng cao [18], [24], [61]. Chẩn đoán gãy thân xương cánh tay dựa vào lâm sàng và Xquang. Chú ý các tổn thương kèm theo đặc biệt là tổn thương thần kinh quay chiếm khoảng 10% [35], [38], [40]. Vì vậy, việc thăm khám đánh giá tổn thương thần kinh quay là rất cần thiết.
Gãy xương cánh tay là loại gãy dễ lành [34]. Điều trị gãy kín thân xương cánh tay có nhiều phương pháp. Đối với các loại gãy đơn giản chồng ngắn và gập góc ít được điều trị bảo tồn bằng cách bó bột ngực vai cánh tay giạng 6 – 8 tuần. Tuy nhiên, những trường hợp nắn thất bại hoặc gãy thân xương cánh tay phức tạp có biến chứng thần kinh quay phải được điều trị phẫu thuật nhằm nắn chỉnh tốt về hình thể giải phẫu, cố định vững chắc giúp liền xương nhanh chóng tránh khớp giả [20], [26].
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên có rất nhiều phương tiện để kết hợp xương trong phẫu thuật điều trị gãy kín thân xương cánh tay. Đem lại nhiều sự lựa chọn cho các phẫu thuật viên từ việc đóng đinh nội tủy hoặc cố định bằng nẹp vít. Việc đóng đinh nội tủy tuy là phẫu thuật ít xâm2 lấn nhưng tỷ lệ không lành xương cao. Theo Canale & Beaty “Kết hợp xương nẹp vít là tiêu chuẩn vàng trong điều trị kết hợp xương gãy thân xương cánh tay” [21]. Vì vậy, kết hợp xương bằng nẹp vít hiện là lựa chọn phổ biến trong điều trị phẫu thuật gãy thân xương cánh tay [16], [30]. Bên cạnh sự thành công của phương pháp điều trị gãy thân xương cánh tay bằng nẹp vít cũng còn một số biến chứng xảy ra như khớp giả, liệt thần kinh quay sau mổ. Phẫu thuật bằng nẹp khóa thường được dùng điều trị gãy thân xương cánh tay có khớp giả hoặc ở những bệnh nhân loãng xương.
Hiện nay, nẹp khóa được chỉ định dùng nhiều trong các trường hợp phẫu thuật điều trị gãy kín thân xương cánh tay. Nhằm hiểu rõ tính ưu việt cũng như hạn chế của phương pháp điều trị này chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương cánh tay bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ” nhằm hai mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và Xquang của gãy kín thân xương cánh tay tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019 – 2020.
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương cánh tay bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019 – 2020

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1……………………………………………………………………………………………. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………………..3
1.1. Đặc điểm giải phẫu xương cánh tay………………………………………………….. 3
1.2. Lâm sàng và cận lâm sàng gãy thân xương cánh tay ………………………….10
1.3. Các phương pháp điều trị gãy kín thân xương cánh tay………………………15
1.4. Các nghiên cứu điều trị gãy thân xương cánh tay bằng nẹp vít ở Việt Nam
và trên thế giới…………………………………………………………………………………….21
Chương 2 …………………………………………………………………………………………..24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………24
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………….24
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………..24
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………………39
Chương 3 …………………………………………………………………………………………..40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………….403.1. Đặc điểm chung…………………………………………………………………………….40
3.2. Đặc điểm lâm sàng, Xquang……………………………………………………………46
3.3. Kết quả điều trị ……………………………………………………………………………..48
Chương 4 …………………………………………………………………………………………..57
BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………………….57
4.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu……………………………………….57
4.2. Đặc điểm giải phẫu liên quan đến gãy xương ……………………………………61
4.3. Bàn luận về đường mổ và phương tiện kết hợp xương ……………………….63
4.4. Kết quả phẫu thuật ………………………………………………………………………..65
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………….71
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cách cho điểm theo Gayet và Muller……………………………………. 29
Bảng 3.1. Phân bố các nhóm tuổi………………………………………………………… 40
Bảng 3.2. Bất động chi gãy trước khi vào viện ………………………………………42
Bảng 3.3. Cơ chế gãy xương và nguyên nhân ………………………………………..43
Bảng 3.4. Mối tương quan giữa loại gãy xương với vị trí gãy xương ………..45
Bảng 3.5. Phương pháp vô cảm……………………………………………………………46
Bảng 3.6. Thời gian phẫu thuật…………………………………………………………….48
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật và đường mổ ……………….9
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa thời gian mổ và loại gãy xương …………………49
Bảng 3.9. Biến chứng sau mổ………………………………………………………………50
Bảng 3.10. Kết quả nắn chỉnh sau mổ …………………………………………………..50
Bảng 3.11. Kết quả nắn chỉnh theo loại gãy xương ………………………………..51
Bảng 3.12. Phân bố thời gian nằm viện…………………………………………………52
Bẳng 3.13. Thời gian theo dõi sau mổ…………………………………………………..53
Bảng 3.14. Kết quả liền xương …………………………………………………………….53
Bảng 3.15. Kết quả liền xương và loại gãy xương ………………………………….54
Bảng 3.16. Kết quả phục hồi chức năng khớp vai…………………………………..54
Bảng 3.17. Kết quả phục hồi chức năng khớp khuỷu………………………………55
Bảng 3.18. Kết quả chung theo Gayet và Muller…………………………………….55
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kết quả chung theo Gayet và Muller với kết
quả nắn chỉnh sau mổ………………………………………………………………………….55
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kết quả chung theo Gayet và Muller với liền
xương ……………………………………………………………………………………………….56DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giới tính………………………………………………………………….40
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp………………………………….40
Biểu đồ 3.3. Nguyên nhân gãy xương ………………………………………………….41
Biểu đồ 3.4. Cơ chế chấn thương………………………………………………………….42
Biểu đồ 3.5. Tần suất tay bị tổn thương…………………………………………………43
Biểu đồ 3.6. Triệu chứng lâm sàng……………………………………………………….44
Biểu đồ 3.7. Vị trí gãy xương ………………………………………………………………44
Biểu đồ 3.8. Phân loại gãy theo AO …………………………………………………….45
Biểu đồ 3.9. Các chấn thương phối hợp ………………………………………………..46
Biểu đồ 3.10. Đường mổ……………………………………………………………………..47
Biểu đồ 3.11. Mối liên quan giữa đường mổ và vị trí gãy xương ……………..47
Biểu đồ 3.12. Số vít dùng cho 1 bệnh nhân …………………………………………..48
Biểu đồ 3.13. Mối liên quan giữa kết quả nắn chỉnh và thời gian mổ………..51
Biểu đồ 3.14. Thời gian nằm viện ………………………………………………………..52DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Giới hạn thân xương cánh tay………………………………………………….3
Hình 1.2. Giải phẫu xương cánh tay……………………………………………………….5
Hình 1.3. Động mạch và thần kinh cánh tay…………………………………………….7
Hình 1.4. Cơ cánh tay nhìn từ phía trước và phía sau……………………………….8
Hình 1.5. Vùng chi phối của TK quay…………………………………………………..11
Hình 1.6. Phân loại xương gãy theo AO………………………………………………..14
Hình 1.7. Đinh nội tủy ………………………………………………………………………..17
Hình 1.8. Nẹp khóa kiểu AO ……………………………………………………………….20
Hình 2.1. Nẹp, vít khóa kiểu của AO……………………………………………………31
Hình 2.2. Đường rạch da trước ngoài cánh tay……………………………………….32
Hình 2.3. Bóc tách vào mặt phẳng gian cơ …………………………………………….32
Hình 2.4. Xẻ dọc cơ cánh tay……………………………………………………………….33
Hình 2.5. Bộc lộ xương cánh tay ………………………………………………………….33
Hình 2.6. Đường rạch da phía sau cánh tay……………………………………………34
Hình 2.7. Đường rạch cân mạc phía sau cánh tay……………………………………34
Hình 2.8. Bóc tách cơ tam đầu cánh tay ………………………………………………..35
Hình 2.9. Bộc lộ bảo vệ TK quay phía sau cánh tay………………………………..35
Hình 2.10. Vị trí đặt nẹp phía trước ngoài TXCT……………………………………36
Hình 2.11. Vết mổ sau khi đặt nẹp vít …………………………………………………..3

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

1. Đỗ Đức Bình (2018), “Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Quân Y 103”, Kỷ yếu Hội Nghị Khoa Học Thường Niên Hội Chấn Thương Chỉnh Hình Việt Nam lần thứ XVII, tr. 90.
2. Rene Cillet (2001), “Hoạt động của khớp ổ chảo cánh tay”, Đau Vai, Y Học, Hà Nội, tr. 34-42.
3. Lê Chí Dũng (2011), “Lành xương gãy”, bài giảng chấn thương chình hình phục hồi chức năng, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, tr.44- 50.
4. Trịnh Xuân Đàn (2008), “Bài Giảng Giải Phẫu Học Tập 1”, Chương 2 Giải phẫu chi trên – Xương khớp chi trên, Y Học, Hà Nội, tr. 31-32, 43-64.
5. Bùi Văn Đức (2013), “Kết hợp nẹp vít thân xương cánh tay – nẹp kết hợp xương”, Chấn thương chỉnh hình chi trên, Thể Dục Thể Thao, Hồ Chí Minh, tr. 181-182.
6. Bùi Văn Đức (2013), “Điều trị biến chứng gãy xương cánh tay và PHCN”, Chấn thương chỉnh hình chi trên, Thể Dục Thể Thao, Hồ Chí Minh, tr. 204-208.
7. Đỗ Phước Hùng (2005), “Gãy thân xương cánh tay”, bài giảng bệnh học chấn thương chỉnh hình – phục hồi chức năng, Đại học Y Dược TP.HCM, tập 2, tr.7-11.8. Trần Thanh Mỹ (2006), “Điều trị phẫu thuật khớp giả thân xương cánh tay do chấn thương ở người lớn”, Luận án chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP.HCM.
9. Frank H. Netter. MD (2001), Atlas Giải Phẫu Người, Y Học, Hà Nội, tr. 424-440.
10. Nguyễn Đức Phúc (2010), “Gãy thân xương cánh tay”, Kỹ thuật mổ chấn thương chỉnh hình, Y Học, Hà Nội, tr.253-255.
11. Nguyễn Quang Quyền (2008), “ Xương cánh tay”, bài giảng giải phẫu học, Y Học, Hồ Chí Minh, tập 1, tr.34-36.
12. Lê Ngọc Tuấn (2013), “Đánh giá kết quả điều trị gãy thân xương cánh tay ở người lớn bằng nẹp nén ép động”, Luận án thạc sĩ, Đại học Y Dược TP.HCM.
13. Nguyễn Viết Tiến (2016), “Phẫu thuật KHX gãy thân xương cánh tay phức tạp”, Danh sách 90 hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bộ Y Tế, Hà Nội,
tr. 13-15.
14. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Quang Long (2003), “Sử dụng nẹp tổ hợp các-bon (C3) điều trị gãy thân xương cánh tay”, Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 7 (1), tr. 6-9

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment