Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả của điện châm kết hợp acyclovir trong điều trị bệnh Zona

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả của điện châm kết hợp acyclovir trong điều trị bệnh Zona

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả của điện châm kết hợp acyclovir trong điều trị bệnh Zona.Zona (Herpes Zoster) là bệnh hay gặp trong số các bệnh da do virus. Bệnh gây nên do một loại virus hướng da và thần kinh có tên gọi Varicella Zoster Virus (VZV). Bệnh chiếm từ 10-20% dân số, có thể gặp vào bất kỳ mùa nào trong năm. Zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở người lớn tuổi, đặc biệt những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 20-100 lần người bình thường. Ở Mỹ, mỗi năm có hơn một triệu người bị Zona, trong đó hơn một nửa là người trên 60 tuổi [1]. 

Triệu chứng nổi bật trong Zona là triệu chứng đau. Căn nguyên của đau là căn nguyên thần kinh, do sự mất bao Myelin sợi trục, gây tổn thương nặng nề và gây các triệu chứng thần kinh, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 90% người trưởng thành ở Mỹ làm xét nghiệm huyết thanh có nhiễm VZV, tức là có nguy cơ cao bị bệnh Zona. Có khoảng 10-20% người trưởng thành có khả năng bị Zona trong đời, trong khi đó tỷ lệ này ở người trên 85 tuổi là 50% [2], [3].
Mặc dù chẩn đoán và điều trị bệnh Zona không mấy khó khăn, nhưng nếu bệnh nhân không được điều trị tốt có thể để lại các di chứng sau Zona như giảm thị lực (Zona mắt), teo cơ, tổn thương một số cơ quan và nội tạng, nhất là đau thần kinh sau Zona [2], [4], [5]. Lựa chọn một phác đồ điều trị bệnh Zona vừa có tác dụng lành vết thương, hồi phục dây thần kinh vừa có tác dụng giảm đau nhanh, ít để lại di chứng và hạn chế tác dụng phụ là điều mà các thầy thuốc cần quan tâm. 
Từ trước đến nay Acyclovir luôn được xem là thuốc lựa chọn hàng đầu cho điều trị bệnh Zona [2], [4], [5]. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh châm cứu có tác dụng giảm đau, chống viêm, lành tổn thương, hồi phục dây thần kinh. Qua thực tế lâm sàng, bệnh Zona ngoài Ayclovir nếu được điều trị kết hợp laser, lý liệu pháp… đã rút ngắn thời gian lành tổn thương, giảm đau nhanh và giảm ngày điều trị. Tại Việt Nam, có rất ít công trình nghiên cứu về hiệu quả của điện châm trong điều trị bệnh Zona, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả của điện châm kết hợp acyclovir trong điều trị bệnh Zona” với các mục tiêu sau:
1.    Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh Zona điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 03/2016 đến tháng 03/2018. 
2.    Đánh giá hiệu quả của điện châm kết hợp Acyclovir đối với bệnh Zona trên lâm sàng. 
3.    Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số trên cận lâm sàng trước và sau điều trị.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI    3
1.1.1. Khái niệm về bệnh Zona    3
1.1.2. Căn nguyên    3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh    4
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng bệnh Zona    8
1.1.5. Các thể lâm sàng    9
1.1.6. Biến chứng của Zona    10
1.1.7. Đặc điểm cận lâm sàng    11
1.1.8. Chẩn đoán bệnh Zona    12
1.1.9.  Điều trị    13
1.1.10. Một số công trình nghiên cứu bệnh Zona theo Y học hiện đại    17
1.2. Y HỌC CỔ TRUYỀN    19
1.2.1. Quan niệm về Zona theo YHCT    19
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh    19
1.2.3. Các thể Zona theo YHCT    20
1.2.4. Các phương pháp điều trị bên ngoài    22
1.2.5. Một số nghiên cứu điều trị bệnh Zona bằng YHCT    23
1.2.6.  Khái niệm về châm cứu    25
1.2.7. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của điện châm lên chức năng các cơ quan trong cơ thể    31
1.2.8. Đo ngưỡng đau    35
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    39
2.1. Đối tượng nghiên cứu    39
2.1.1. Đối tượng    39
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán    39
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn BN    39
2.2. Vật liệu nghiên cứu    41
2.2.1. Chất liệu nghiên cứu    41
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu    41
2.3. Phương pháp nghiên cứu    42
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    42
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    42
2.3.3. Các kỹ thuật ứng dụng:    43
2.3.4. Phương pháp tiến hành:    48
2.3.5. Phương pháp đánh giá    50
2.3.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu    55
2.3.7. Xử lý số liệu    56
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    56
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu    56
2.6. Hạn chế của đề tài    56
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    58
3.1. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh nhân Zona    58
3.1.1 Một số yếu tố liên quan    58
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng bệnh Zona    62
3.2. Kết quả điều trị của điện châm kết hợp Acyclovir đối với BN Zona trên lâm sàng    68
3.2.1 Đặc điểm của các nhóm đối tượng nghiên cứu trên lâm sàng    68
3.2.2 Kết quả điều trị    70
3.3. Kết quả nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số cận lâm sàng    82
3.3.1 Kết quả hàm lượng  -endorphin trong máu    82
3.3.2. Kết quả hàm lượng cortisol trong máu    83
3.3.3. Mối tương quan giữa  beta edorphin và cortisol    84
3.3.4  Kết quả xét nghiệm thường qui của ba nhóm đối tượng nghiên cứu.    85
3.3.4. Đánh giá kết quả Tứ chẩn theo YHCT của hai nhóm    87
3.3.5. Đánh giá kết quả chung theo YHCT của hai nhóm    90
3.3.6. Tác dụng không mong muốn của hai nhóm BN nghiên cứu    91
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN    92
4.1. Đặc điểm bệnh nhân và yếu tố liên quan trong nghiên cứu    92
4.1.1. Về giới    92
4.1.2. Về tuổi    92
4.1.3 Thời gian đau tiền triệu    93
4.1.4 Mức độ đau tiền triệu    93
4.1.5 Tính chất đau tiền triệu    94
4.1.6. Về thời gian bị bệnh    94
4.1.7. Các bệnh liên quan với bệnh Zona    95
4.1.8. Phân bố bệnh nhân theo mùa bị bệnh    95
4.1.9. Vị trí tổn thương    96
4.1.10. Mức độ đau sau khi xuất hiện tổn thương    97
4.1.11. Diện tích tổn thương    97
4.1.12. Mức độ bệnh    97
4.1.13. Tính chất đau    98
4.1.14. Các tổn thương cơ bản của bệnh Zona    99
4.1.15. Liên quan giữa mức độ đau tiền triệu và thời gian đau tiền triệu    99
4.1.16. Liên quan giữa mức độ đau và tuổi của bệnh nhân    100
4.1.17. Liên quan giữa mức độ bệnh và tuổi của bệnh nhân    100
4.1.18. Các triệu chứng toàn thân của bệnh Zona    100
4.2. Hiệu quả điều trị Zona của BN trên lâm sàng    101
4.2.1. Bàn luận về đặc điểm chung của các nhóm đối tượng nghiên cứu    101
4.2.2. Bàn luận về sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS    102
4.2.3. Bàn luận về sự biến đổi ngưỡng cảm giác đau    103
4.2.4. Tương quan giữa thang điểm VAS và ngưỡng đau ANI    105
4.2.5. Thời gian ngủ trung bình của hai nhóm trong quá trình điều trị    107
4.2.6. Thời gian lành tổn thương    108
4.2.7. Tính chất lành tổn thương    110
4.2.8. Kết quả điều trị chung    110
4.2.9. Liên quan giữa mức độ bệnh và hiệu quả điều trị của hai nhóm nghiên cứu    113
4.2.10. Liên quan giữa thời gian bị bệnh và hiệu quả điều trị của hai nhóm nghiên cứu    114
4.2.11. Kết quả đau sau Zona của BN ở hai nhóm nghiên cứu    115
4.2.12. Về tần số mạch, huyết áp, nhịp thở    116
4.3. Hiệu quả điều trị Zona của BN trên cận lâm sàng    117
4.3.1. Sự biến đổi hàm lượng beta – endorphin trước và sau điều trị    117
4.3.2. Sự biến đổi hàm lượng cortisol trước và sau điều trị    118
4.3.3. Các chỉ số huyết học, hóa sinh và tế bào Tzank    119
4.4. Kết quả theo YHCT ở hai nhóm nghiên cứu    120
4.4.1. Kết quả cải thiện các triệu chứng theo Tứ chẩn của YHCT ở hai nhóm nghiên cứu    120
4.4.2. Kết quả điều trị theo YHCT ở hai nhóm nghiên cứu.    121
4.5. Tác dụng không mong muốn của hai nhóm.    126
KẾT LUẬN    127
1. Đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan của đối tượng nghiên cứu    127
2. Hiệu quả điều trị trên lâm sàng bằng điện châm kết hợp Acyclovir    127
3. Thay đổi chỉ số cận lâm sàng trước và sau điều trị    128
KIẾN NGHỊ    129
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment