Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ của nhồi máu não chảy máu
Đột quỵ não là một vấn đề lớn có tính thời sự trong y học. Mặc dù điều trị đột quỵ não ngày nay đã có nhiều tiến bộ nhưng tỷ lệ tử vong còn cao và di chứng nặng nề.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới tỷ lệ tử vong do đột quỵ não đứng hàng đầu trong chuyên ngành thần kinh, xếp thứ ba sau các bệnh tim mạch và ung thư. Tại Hoa Kỳ, theo Philip A. Wolf và cộng sự nghiên cứu về dịch tễ học đột quỵ não cho thấy hàng năm tỷ lệ tử vong do đột quỵ não khoảng 29-42/100.000 dân và chi phí y tế cho đột quỵ não ở nước này lên đến 18 tỷ đô la/năm. Tại Pháp, theo nghiên cứu tại Inserm tỷ lệ đột quỵ não mới mắc hàng năm là 90/100.000 dân và tổng số tử vong do đột quỵ não chiếm 9,22% trong số tử vong do mọi nguyên nhân [128].
Ở Việt Nam mặc dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng có nhiều người mắc
bệnh lý mạch máu não và tỷ lệ tử vong rất cao. Theo thống kê của khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ tử vong do đột quỵ não chiếm 95,52% trong những năm 1965 đến 1970 và 84,14% trong những năm 1975 đến 1979. Trong mười năm (1981 đến 1990) tại khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai có 1036 bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não vào điều trị.
Hơn 100 năm trước đây, John Lidel là người đầu tiên mô tả hình thái giải phẫu bệnh của hiện tượng nhồi máu não chảy máu, về sau có một số công trình đề cập tới mối liên hệ đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh. Nhưng mãi tới năm 1951, Fisher và Adams mới nhấn mạnh tới mối liên quan giữa nhồi máu não chảy máu với tắc mạch não, và đưa ra giả thuyết về cơ chế hình thành nhồi máu não chảy máu [69].
Năm 1971, chụp cắt lớp vi tính ra đời cho phép chẩn đoán nhồi máu não chảy máu trên người bệnh. Từ đây thế giới đã quan tâm nhiều tới bệnh lý này cả về lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính não, cơ chế sinh bệnh học, nguyên nhân, điều trị dự phòng loại bệnh lý này. Đồng thời dựa trên lâm sàng và hình ảnh học đã phân loại được nhiều dạng khác nhau của nhồi máu não chảy máu, như phân loại của Ott, Horning (1986), Okada (1989), Pessin và Moulin (1993), Wardlaw (1994), ECASS (1995), MAST (1996).
Năm 2001 các tác giả Hoàng Quốc Hải, Lê Đức Hinh, Lê Văn Thính nghiên cứu 41 trường hợp bệnh nhồi máu não chảy máu, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về lâm sàng, các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não chảy máu [13]. Trong thực hành lâm sàng hàng ngày tại cơ sở điều trị đột quỵ não gặp không ít bệnh nhân nhồi máu não chảy máu, đặc biệt trong điều trị nhồi máu não cần dùng Aspirin, Ticlopidine, Clopidogrel nhưng khi có chẩn đoán nhồi máu não trên 33% khu vực tưới máu của động mạch não giữa thì các thuốc trên lại là chống chỉ định [36].
Để giúp cho việc chẩn đoán và điều trị loại bệnh lý này, chúng tôi nghiên cứu đề tài với hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính não của nhồi máu não chảy máu ở bệnh nhân nhồi máu não diện vừa và lớn.
2. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ của nhồi máu não chảy máu ở bệnh nhân nhồi máu não diện vừa và lớn.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các sơ đồ Danh mục các bảng Danh mục các hình ảnh Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 14
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 17
1.1. Định nghĩa và phân loại đột quỵ não 17
1.1.1. Định nghĩa 17
1.1.2. Phân loại 17
1.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý mạch máu não 18
1.2.1. Hệ tuần hoàn phía trước 18
1.2.2. Hệ tuần hoàn phía sau 21
1.2.3. Các vòng nối động mạch 22
1.2.4. Lưu lượng máu não 22
1.3. Nhồi máu não 24
1.3.1. Định nghĩa: 24
1.3.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nhồi máu não 24
1.3.3. Lâm sàng: 26
1.3.4. Chẩn đoán 30
1.4. Nhồi máu não chảy máu 37
1.4.1. Định nghĩa: 37
1.4.2. Lịch sử nghiên cứu: 37
1.4.3. Phân loại: 39
1.4.4. Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh của nhồi máu não chảy máu … 41
1.4.5. Lâm sàng, cận lâm sàng: 43
1.4.6. Thời gian chuyển từ nhồi máu não thành nhồi máu não chảy máu … 44
1.4.7. Chẩn đoán và điều trị 46
1.4.8. Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não chảy máu 47
CHƯƠNG 2: ĐỎI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
2.1. Đối tượng nghiên cứu 50
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 50
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 53
2.1.3. Số lượng nghiên cứu: 53
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 54
2.3. Địa điểm nghiên cứu: 55
2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu: 55
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu 58
2.6. Xử lý số liệu bằng thuật toán thống kê y học: 60
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính não của nhồi máu
não và nhồi máu não chảy máu 61
3.1.1. Một số đặc điểm chung 61
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 63
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng 69
3.1.4. Tỷ lê nhồi máu não và nhồi máu não chảy máu 78
3.2. Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não chảy máu 85
CHƯƠNG 4:_BÀN LUẬN 96
4.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính não và xét nghiệm
sinh hóa máu của nhồi máu não, nhồi máu não chảy máu 96
4.1.1. Bàn về đặc điểm chung 96
4.1.2. Bàn về đặc điểm lâm sàng 97
4.1.3. Bàn về đặc điểm cân lâm sàng 105
4.1.4. Bàn về tỷ lê nhồi máu não và nhồi máu não chảy máu với các
yếu tố nguy cơ 108
4.2. Bàn về một số yếu tố nguy cơ của nhồi máu não chảy máu 119
KÉT LUẬN 127
KIÉN NGHỊ 129
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu CỦA TÁC GIẢ ĐA ĐẢNG IN có LIÊN QUAN
ĐÊN LUẬN ÁN 13G
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích