Nghiên cứu đặc điểm lần tiêm chích heroin đầu tiên của nam thanh niên 16 – 25 tuổi có sử dụng ma túy và yếu tố liên quan tại Hà Nội năm 2006 – 2007
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lần tiêm chích heroin đầu tiên của nam thanh niên 16 – 25 tuổi có sử dụng ma túy và yếu tố liên quan tại Hà Nội năm 2006 – 2007.Việt Nam là một trong những nước trong khu vực Châu Á đang chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV. Các kết quả nghiên cứu và giám sát trọng điểm và kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STIs (IBBS) Việt Nam đều cho thấy nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao ở nhóm thanh thiếu niên tại các thành phố lớn [3]. Đây là một thực tế đáng lo ngại vì thanh thiếu niên là nhóm có tỷ trọng lớn trong tổng dân số và có hoạt động kinh tế mạnh mẽ nhất trong lực lượng lao động của xã hội.
Mặc dù đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của thanh thiếu niên ở Hà Nội phức tạp hơn so với các khu vực khác, nhưng những vấn đề mà họ đang phải đương đầu có lẽ cũng là điển hình cho những vấn đề của thanh thiếu niên trong cả nước. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Phòng chống AIDS thành phố thì 80% số trường hợp nhiễm HIV là người nghiện chích ma tuý; 90% trong số này là nam giới; và 65% trong số họ ở độ tuổi từ 20 đến 29. Kết quả điều tra giám sát hành vi sử dụng ma tuý năm 2000 cho thấy 18% các trường hợp nghiện ma tuý ở Hà Nội có nhiễm HIV [1]. Đến năm 2006, kết quả điều tra IBBS cho thấy 12% số nam giới nghiện chích ma túy có sử dụng chung bơm kim tiêm trong vòng 6 tháng qua, tỷ lệ nam giới nghiện chích ma túy sử dụng lại bơm kim tiêm của người khác trong vòng 1 tháng qua là 8% và đưa người khác sử dụng lại bơm kim tiêm của mình là 7%. Cũng theo kết quả IBBS, tỷ lệ nhiễm HIV trong năm 2006 của nhóm nam giới nghiện chích ma túy đã tăng lên 23,9%. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người nghiện chích ma túy có hành vi nguy cơ ngay sau khi họ bắt đầu tiêm chích, điều này có nghĩa là ngay từ khi bắt đầu tiêm chích, họ đã đối diện với nguy cơ lây nhiễm HIV do dùng chung BKT. Nghiên cứu này cũng đưa ra nhận định rằng HIV đang lây nhiễm nhanh trong nhóm nghiên chích ma túy trẻ tuổi và nhóm mới tiêm chích ma túy [3]. Do đó có thể nói rằng lây nhiễm HIV/AIDS ở thanh thiếu niên sống tại các khu đô thị lớn như Hà Nội liên quan mật thiết đến hành vi tiêm chích không an toàn.
Một trong những chiến lược quan trọng và hiệu quả giúp phòng lây nhiễm HIV cho người sử dụng ma túy là không tiêm chích hoặc tiêm chích an toan. Tuy nhiên, hầu hết người sử dụng ma túy sau một thời gian sử dụng ma túy đều có xu hướng muốn chuyển sang tiêm chích.
Các nghiên cứu ở một số nước đã chỉ ra lần tiêm chích đầu tiên là một sự kiện có ý nghĩa trong cuộc đời của người sử dụng ma túy vì nó là giai đoạn chuyển đổi làm tăng các nguy cơ đối với người sử dụng ma túy, bao gồm cả nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, quá liều và nghiện ma túy [36]. Vậy những đặc điểm của lần tiêm chích heroin đầu tiên ở những thanh niên có sử dung ma tuý ở Hà Nội như thế nào, những lý do dẫn đến việc tiêm chích cũng như những nguy cơ của việc tiêm chích trong nhóm người sử dụng ma tuý là gì?. Đã có nhiều nghiên cứu về đối tượng sử dụng/ tiêm chích ma tuý, nhưng cho đến nay, các câu hỏi trên vẫn chưa được giải thích thỏa đáng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu đặc điểm lần tiêm chích heroin đầu tiên của nam thanh niên 16 – 25 tuổi có sử dụng ma túy và yếu tố liên quan tại Hà Nội năm 2006 – 2007” với hai mục đích sau:
1) Mô tả một số đặc điểm lần tiêm chích heroin đầu tiên ở nhóm nam thanh niên 16 – 25 tuổi có sử dụng ma túy tại Hà Nội.
2) Mô tả hành vi nguy cơ trong lần chích heroin đầu tiên và yếu tố liên quan của nhóm nam thanh niên 16-25 tuổi tại Hà Nội năm 2006 – 2007.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Địa điểm nghiên cứu: 18
2.2. Đối tượng nghiên cứu 18
2.3. Thời gian: 03/2006 – 12/2007 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu 19
2.5. Chí số nghiên cứu, phương pháp và công cụ thu thập thông tin 22
2.6. Sai số và cách khống chế 25
2.7. Xử lý số liệu 25
2.8. Đạo đức nghiên cứu 26
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Các đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 27
3.2. Đặc điểm lần tiêm chích heroin đầu tiên 33
3.3. Các nguy cơ trong lần chích heroin đầu tiên và yếu tố liên quan 40
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 49
4.1. Các đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 49
4.2. Đặc đỉểm lần chích heroin đầu tiên 50
4.3. Các nguy cơ trong lần chích đầu tiên và yếu tố liên quan 59
KẾT LUẬN 68
1. Đặc điểm tiêm chích heroin lần đầu tiên 68
2. Các nguy cơ trong lần chích heroin đầu tiên và yếu tố liên quan 68
KHUYẾN NGHỊ 70
PHỤ LỤC