NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN PHẾ QUẢN THEO PHÂN LOẠI CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI NĂM 2014
Luận văn NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN PHẾ QUẢN THEO PHÂN LOẠI CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI NĂM 2014.Ung thư phổi (UTP) là u ác tính phát sinh từ phế quản (PQ), tiểu phế quản tận, phế nang hoặc từ các tuyến PQ. Trên 90% các UTP là ung thư biểu mô PQ nên thuật ngữ ung thư biểu mô PQ tương đương với UTP. UTP là bệnh lý ác tính thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu trên thế giới, với khoảng 1,3 triệu ca mới mắc trong năm 2003 . Theo Nguyễn Bá Đức và CS, ở Việt Nam, năm 2006, UTP chiếm 20% trong tổng số các ung thư, là ung thư phổ biến nhất ở nam giới và đứ ng hàng thứ ba trong số các ung thư ở nữ giới sau ung thư vú và ung thư dạ dày [1]. Tiên lượng UTP thường rất dè dặt. Hiện nay, tỷ lệ sống sót của UTP sau chẩn đoán 5 năm là 14% [2].
Ung thư biểu mô tuyến (UTBMT) là typ UTP hay gặp nhất trong 4 typ UTP chính, 3 typ còn lại là ung thư biểu mô vảy (UTBMV), ung thư biểu mô tế bào nhỏ (UTBMTBN) và ung thư biểu mô tế bào lớn (UTBMTBL). Mặc dù UTBMT nói riêng cũng như UTP nói chung đã được biết đến từ rất lâu, song sự biến đổi mô học của nó vẫn không ngừng diễn t iến với hình thái ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Đây là lý do giải thích vì sao đã có tới trên 40 phân loại mô bệnh học UTP khác nhau được công bố trên y văn.
Trong số đó, phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2004 với nhiều ưu điểm nhất định đã được áp dụng rộng rãi tại các phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây, phân loại này đã bộc lộ một số hạn chế do việc sử dụng thuật ngữ UTBMT tiểu phế quản – phế nang (PQ-PN) và UTBMT thứ typ hỗn hợp một cách rộng rãi mà không có sựthống nhất giữa các chuyên ngành nên dễ gây nhầm lẫn. Mặt khác, phân loại của WHO (các phân loại năm 1981, 1999 và 2004) cho thấy hầu hết thứ typ của UTBMT là thứ typ hỗn hợp, điều này dẫn tới hạn chế về phân loại mô học cũng như đánh giá diễn tiến của bệnh. Đồng thời, việc phân loại chủ yếu dựatrên mẫu cắt bỏ sau phẫu thuật mà ít có sự hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng. Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của lâm sàng học, X quang học, bệnh học, và công nghệ phân tử. Điều này đã đặt ra yêu cầu cần có 1 phân loại mới dùng để hỗ trợ điều tra nghiên cứu và chẩn đoán lâm sàng tốt hơn và bước đầu phục vụ cho điều trị bệnh.
Năm 2011, ba tổ chức gồm: Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu ung thưphổi (International Association for the Study of Lung Cancer) (IASLC), Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kì (American Thoracic Society) (ATS), Hiệp hội hô hấp Châu Âu (European Respiratory Society) (ERS) đã nghiên cứu và đưa ra phân loại quốc tế mới mang tính đa ngành, được đề cập lần đầu tiên trong tạp chí Ung thư học Lồng ngực, tạp chí chính thức của IASLC và được đăng ký bởi ATS năm 2011 [3]. Theo đó, các thuật ngữ UTBMT tiểu PQ-PN và UTBMTthứ typ hỗn hợp không còn được sử dụng. Các khái niệm mới được giới thiệu như UTBMT tại chỗ và UTBMT xâm lấn tối thiểu. Với ung thư xâm lấn, hình tháivi nhú được thêm vào và phân loại được khuyến cáo dựa vào hình thái chiếm ưu thế. Phân loại này có ưu điểm là thể hiện được tương quan của các thứ typ mô bệnh học với các kỹ thuật hình ảnh cũng như ứng dụng công nghệ phân tử, hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Mới đây, năm 2014, WHO đã công bố phân loại mới nhất về UTP mà cơ bản giống với phân loại của IASLC/ATS/ERS năm 2011 [4]. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ UTBMT cũng đang có xu hướng tăng cao ở cả 2 giới [5], song còn ít các nghiên cứu chuyên sâu về typ ung thư này và hầu như rất ít các đề tài sử dụng phân loại mới của WHO năm 2014. Bởi vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích:
1. Mô tả đặc điểm MBH của UTBMT PQ theo phân loại của WHO năm 2014.
2. Tìm hiểu sự phân bố UTBMT theo tuổi, giới và phân bố các thứ typ của nó
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 3
1.1. Dịch tễ học ung thư phổi ………………………………………………………………. 3
1.1.1. Trên thế giới ………………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Ở Việt Nam …………………………………………………………………………… 4
1.2. Một số phân loại ung thư biểu mô tuyến phổi …………………………………. 5
1.2.1. Phân loại mô bệnh học ……………………………………………………………. 5
1.2.2. Phân loại giai đoạn TNM theo AJCC và UICC 2009 …………………. 9
1.3. Một số phương pháp chẩn đoán ung thư phổi ……………………………….. 11
1.3.1. Lâm sàng …………………………………………………………………………….. 11
1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh ……………………………………………………………… 12
1.3.3. Chẩn đoán nội soi ………………………………………………………………… 13
1.3.4. Chẩn đoán tế bào học ……………………………………………………………. 14
1.3.5. Chẩn đoán mô bệnh học ………………………………………………………… 15
1.4. Tình hình nghiên cứu ung thư phổi ………………………………………………. 17
1.4.1. Trên thế giới ………………………………………………………………………… 17
1.4.2. Ở Việt Nam …………………………………………………………………………. 17
1.5. Đột biến gen trong ung thư phổi và vấn đề điều trị nhắm trúng đích … 18
1.5.1. Một số đột biến gen ……………………………………………………………… 18
1.5.2. Ứng dụng trong điều trị trúng đích …………………………………………. 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 22
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………. 22
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu …………………………………………… 22
2.2.3. Biến số nghiên cứu……………………………………………………………….. 22
2.2.4. Các bước tiến hành ………………………………………………………………. 23
2.2.5. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………… 28
2.3. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………………… 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 29
3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ……………………………………………………….. 29
3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ………………………………………………. 29
3.3. Phân bố các thứ typ và biến thể ung thư biểu mô tuyến ………………….. 31
3.4. Đặc điểm mô bệnh học ………………………………………………………………. 34
3.4.1. Đặc điểm chung …………………………………………………………………… 34
3.4.2. Ung thư biểu mô tuyến lepidic ………………………………………………. 35
3.4.3. Ung thư biểu mô tuyến chùm nang …………………………………………. 36
3.4.4. Ung thư biểu mô tuyến nhú …………………………………………………… 37
3.4.5. Ung thư biểu mô tuyến vi nhú ……………………………………………….. 38
3.4.6. Ung thư biểu mô tuyến đặc ……………………………………………………. 39
3.4.7. Các biến thể…………………………………………………………………………. 40
Chương 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 43
4.1. Về phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phổi của WHO 2014 43
4.2. Về phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới ………………………………. 46
4.3. Về phân bố các thứ typ và biến thể ung thư biểu mô tuyến …………….. 48
4.4. Về đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến …………………………. 50
4.4.1. Ung thư biểu mô tuyến lepidic ………………………………………………. 50
4.4.2. Ung thư biểu mô tuyến chùm nang …………………………………………. 50
4.4.3. Ung thư biểu mô tuyến nhú …………………………………………………… 50
4.4.4. Ung thư biểu mô tuyến vi nhú ……………………………………………….. 51
4.4.5. Ung thư biểu mô tuyến đặc ……………………………………………………. 52
4.4.6. Các biến thể…………………………………………………………………………. 52
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC