Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng viêm phế quản ở công nhân luyện thép Thái Nguyên

Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng viêm phế quản ở công nhân luyện thép Thái Nguyên

Luyện kim là một trong các ngành đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong công cuộc phát triển và xây dựng đất nước, sản phẩm của ngành luyện kim góp phần tạo nền móng cho nhiều ngành công nghiệp khác. Tuy vậy, ô nhiễm môi trường do công nghiệp Luyện kim vẫn đang ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ cộng đồng mà trước hết là sức khoẻ của những người lao động [146]. Trong các yếu tố tác hại của ngành luyện kim nói chung và công đoạn chủ chốt của công nghệ luyện kim là luyện thép nói riêng, các yếu tố tác hại xâm nhập cơ thể, gây bệnh đường hô hấp là pho biến nhất. Vì vậy, bệnh ở đường hô hấp chiếm tỷ lệ khá cao ở công nhân luyện kim, trong đó bệnh mắc cao nhất là viêm phế quản (VPQ). Nhiều công nhân luyện kim có tần xuất mắc VPQ nhiều lần trong năm, bởi vậy tỷ lệ viêm phế quản mạn tính (VPQMT) tăng cao.

Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định ô nhiễm môi trường không khí, bao gồm cả ô nhiễm môi trường sống và ô nhiễm môi trường lao động, là một trong các nguyên nhân quan trọng gây VPQMT [16], [24], [88]. Một thể tiến triển đặc biệt nguy hiểm của VPQMT là VPQMT tắc nghẽn (VPQMTTN), vì vậy VPQMT đơn thuần (chưa có tắc nghẽn đường thở) được xếp là giai đoạn đầu, giai đoạn nguy cơ, của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT). Bệnh này hiện đang được thế giới quan tâm bởi mức độ phổ biến cũng như tính chất nguy hại của nó [75], [116]. Theo dự đoán của Tổ chức y tế thế giới (WHO) BPTNMT sẽ là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 5 và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 vào năm 2020 [76], [125], [126], [132].

Ớ Việt Nam, VPQMT là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh phổi mạn tính ở người lớn. Tuy nhiên, người lao động trong các ngành công nghiệp thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm bụi và hơi khí độc thì tỷ lệ mắc VPQMT sẽ cao hơn. Theo một số tài liệu, các ngành có tỷ lệ công nhân mắc

VPQMT cao nhất là: Ngành khai thác mỏ, luyện kim, xây dựng, hoá chất…[19]. Vì vậy từ năm 1997, viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp đã được công nhận là một trong 25 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam [21].

Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, một trong các khu công nghiệp lớn của nước ta, được xây dựng từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Trong những năm gần đây, khu công nghiệp này đã được đầu tư, tu sửa. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật của Việt Nam hiện nay, việc thay đoi công nghệ để có môi trường lao động không bị ô nhiễm bụi và hơi khí độc là điều rất khó thực hiện. Theo số liệu trong các đợt khám sức khoẻ định kỳ từ năm 2000 đến nay, cho thấy tỷ lệ công nhân gang thép Thái Nguyên mắc VPQMT ngày một tăng, chiếm trên 20 đến 40% [2], [38]. VPQ, đặc biệt là VPQMT đã và đang ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân, kéo theo những thiệt hại về kinh tế cho Công ty gang thép Thái Nguyên. Mặc dù vậy, cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào tìm ra biện pháp giảm thiểu bệnh VPQMT góp phần phòng chống BPTNMT ở công nhân luyện kim, đặc biệt là công nhân luyện thép có hiệu quả. Việc nghiên cứu, đánh giá tác động của môi trường lao động và áp dụng giải pháp phù hợp, nhằm làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh VPQ, từ đó làm giảm tỷ lệ mắc mới VPQMT, cũng như giảm tác động của bệnh đến chức năng thông khí phoi ở những người đã mắc VPQMT là rất cần thiết. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng viêm phế quản ở công nhân luyện thép Thái Nguyên” nhằm hai mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng một số yếu tố đặc trưng về môi trường lao động và bệnh viêm phế quản ở công nhân luyện thép, cán thép – Công ty Gang thép Thái Nguyên.

2. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp cải thiện điều kiện môi trường lao động, phòng ngừa bệnh viêm phế quản mạn tính ở công nhân luyện thép – Công ty gang thép Thái Nguyên.

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình

ĐẶT VẤN ĐÊ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Môi trường lao động, sức khỏe và bệnh tật ở công nhân luyện kim 3

1.1.1. Các yếu tố tác hại nghề nghiệp thường gặp trong ngành luyện kim 3

1.1.2. Các nghiên cứu về môi trường lao động và sức khỏe bệnh tật của công 7

nhân ngành luyện kim

1.2. Viêm phế quản, viêm phế quản mạn tính – yếu tố nguy cơ và tiến 13

triên của bệnh

1.2.1. Lịch sử và định nghĩa bệnh 13

1.2.2. Chấn đoán bệnh viêm phế quản mạn tính 16

1.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản và sự tiến triển của viêm phế quản 20

mạn tính

1.3. Các biện pháp can thiệp phòng chống tác hại nghề nghiệp xâm nhập 24

đường hô hấp

1.3.1. Các nhóm biện pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp 24

1.3.2. Biện pháp an toàn vệ sinh lao động phòng chống tác hại nghề nghiệp 26

xâm nhập đường hô hấp

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1. Đối tượng nghiên cứu 31

2.1.1. Địa điếm nghiên cứu 31

2.1.2. Thời gian nghiên cứu 32

2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu 34

2.2.1. Phương pháp chọn mẫu và tính cỡ mẫu nghiên cứu 34

2.2.2. Phương pháp thu thập chỉ tiêu nghiên cứu 37

2.3. Nội dung và phương pháp can thiệp 46

2.3.1. Tuyên truyền giáo dục 47

2.3.2. Cải thiện môi trường lao động 48

2.3.3. Trang bị khẩu trang phòng chống bụi hiệu quả cao 49

2.3.4. Chăm sóc y tế tích cực 50

2.4. Mục tiêu và phương pháp đánh giá mục tiêu can thiệp 52

2.4.1. Mục tiêu can thiệp 52

2.4.2. Phương pháp đánh giá mục tiêu can thiệp 52

2.5. Phương pháp xử lý số liệu 53

2.6. Phương pháp xử lý hạn chế sai số 53

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu y học 54

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56

3.1. Thực trạng môi trường lao động và viêm phế quản hai nhà máy 56

Luyện thép Lưu Xá và Cán thép Lưu Xá – trước can thiệp

3.1.1. Thực trạng điều kiện môi trường lao động 56

3.1.2. Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật và bệnh viêm phế quản ở công nhân 64

luyện, cán thép – trước can thiệp

3.1.3. Đặc điếm bệnh viêm phế quản mạn tính ở công nhân luyện, cán thép – 75

trước can thiệp

3.2. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp 83

3.2.1. Hiệu quả của can thiệp đến các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong môi 83

trường lao động luyện thép

3.2.2. Hiệu quả của can thiệp đến bệnh viêm phế quản ở công nhân luyện thép 87

3.2.3. Sự chấp nhận và duy trì biện pháp can thiệp 100

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 104

4.1. Thực trạng môi trường lao động và viêm phế quản ở hai nhà máy 104

Luyện thép Lưu Xá và Cán thép Lưu Xá – trước can thiệp

4.1.1. Môi trường lao động luyện cán thép – trước can thiệp 104

4.1.2. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật và bệnh viêm phế quản ở công nhân 111

luyện, cán thép – trước can thiệp

4.2. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp 125

4.2.1. Hiệu quả cuả biện pháp can thiệp đến cải thiện các yếu tố tác hại nghề 126

nghiệp trong môi trường lao động luyện thép

4.2.2. Hiệu quả của can thiệp đến bệnh viêm phế quản ở công nhân luyện thép 129

4.2.3. Khả năng duy trì của biện pháp can thiệp 138

KẾT LUẬN 141

KHUYẾN NGHỊ 143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG 144

BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 145

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRIỂN KHAI ĐÊ TÀI LUẬN ÁN

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment