NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NANG THẬN MẮC PHẢI CỦA THẬN CHỦ Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NANG THẬN MẮC PHẢI CỦA THẬN CHỦ Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NANG THẬN MẮC PHẢI CỦA THẬN CHỦ Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN
Nguyễn Văn Thuần1, Phạm Quốc Toản2, Nguyễn Thanh Xuân2
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm nang thận mắc phải của thận chủ ở bệnh nhân sau ghép thận. Đối tượng và phương pháp: 196 bệnh nhân sau ghép thận được theo dõi tại Khoa Thận – lọc máu, Bệnh viện Quân y 103. Bệnh nhân được khai thác các đặc điểm chung về tuổi, giới, thời gian lọc máu và khảo sát đặc điểm nang thận bằng siêu âm tại Khoa Siêu âm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Tuổi tại thời điểm ghép thận còn rất trẻ, trung bình: 38,84 ± 9,96; tỷ lệ nam/nữ là 2,8; thời gian lọc máu trung bình: 24,99 ± 40,4 (tháng). Tỷ lệ bệnh nhân có nang thận mắc phải ở thận chủ là 8,7%. Tỷ lệ nang thận mắc phải tăng dần theo tuổi và thời gian lọc máu trong khi không có sự khác biệt về giới tính. Kết luận: Nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về tỷ lệ nang thận chủ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân sau ghép thận.

Ghép thận thành công, thận ghép thay thế gần hoàn toàn chức năng thận chủ đã bị suy, giúp  người  bệnh  hồi  phục  sức  khỏe  và  chất lượng cuộc sống [1]. Tuy nhiên, sau ghép thận, bệnh nhân phải sử dụng thuốc chống thải ghép, là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thận chủ sau ghé pthận. Biến chứng ung thư thận chủ ở người bệnh sau ghép thận cao hơn nhiều so với dân số nói chung. Sự hiện diện của nang thận mắc phải là yếu tố nguy cơ của ung thư thận chủ [2]. Mối liên quan giữa bệnh nang thận mắc phải và ung thư  thận  chủ  ở  bệnh  nhân  sau  ghép  thận  đã được rất nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua [3]. Vì vậy, các tác giả cho rằng nên sàng lọc nang thận chủ bằng siêu âm trên những bệnh nhân ghép thận cũng như cần tiếp tục đánh giá nang thận mắc phải trên bệnh  nhân  sau  ghép.  Tại  Việt  Nam,  số  lượng bệnh nhân ghép thận còn chưa nhiều, phần lớn bệnh nhân có thời gian sau ghép chưa dài nên còncó ít nghiên cứu đề cập đến đặc điểm nang thận-yếu tố nguy cơ ung thư thận chủ ở bệnh nhân sau ghép thận [4]. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: “Khảo sát đặc điểm nang thận chủ bằng siêu âm ở bệnh nhân sau ghép thận”.

Tài liệu tham khảo
1. John T. Daugirdas (2015), “Handbook of Dialysis”. 
2. Almirall J., et al. (1990), “Renal cell carcinoma and acquired cystic kidney disease after renal transplantation”, Transpl Int, 3(1), 49. 
3. Foshat M., Eyzaguirre E. (2017), “Acquired Cystic Disease-Associated Renal Cell Carcinoma: Review of Pathogenesis, Morphology, Ancillary Tests, and Clinical Features”, Arch Pathol Lab Med, 141(4), 600-606. 
4. Phan Thị Xuân Hương (2000), “Nghiên cứu đặc điểm nang thận đơn thuần ở người lớn qua siêu âm”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội. 
5. Nguyễn Văn Tú (2020), “Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân trước và sau ghép thận”, Luận văn thạc sỹ Y học, Học Viện Quân Y. 
6. Cheung C. Y., et al. (2011), “Renal cell carcinoma of native kidney in Chinese renal transplant recipients: a report of 12 cases and a review of the literature”, Int Urol Nephrol, 43(3), 675-80. 
7. Trần Ngọc Sinh (2000), “Suy nghĩ qua theo dõi các trường hợp ghép thận tại Trung Quốc”, Kỷ yếu công trình 1992-2000, Hội nghị tổng kết chương trình ghép thận, Bệnh viện Chợ Rẫy, tr. 76-79. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment