Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.Nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS) rất hay gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh non tháng. Tỉ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh là 1 – 10%o số trẻ sơ sinh sống trên toàn thế giới, tỉ lệ này cao gấp 10 lần ở trẻ đẻ non [36], [37], [53]. Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ mắc và tử vong do nhiễm khuẩn mẹ – con còn rất cao (châu Á từ 2,4 đến 6%, châu Phi từ 6 đến 21%) [50].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà và CS (2003) ở khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỉ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh là 57,6% [8]. Nghiên cứu tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương, thấy tỉ lệ viêm phổi sơ sinh rất cao, chiếm 90,3% (trong đó tử vong 9,7%), tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết là 2,1%, viêm màng não mủ từ 0,9 đến 1,5% [3], [22], [26]. Nghiên cứu của Phạm Thanh Mai và CS ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2003) có 132 trường hợp nhiễm khuẩn sơ sinh sớm, trong đó có 9 trường hợp tử vong chiếm 6,8% [15].
Nhiễm khuẩn sơ sinh thường nặng, diễn biến phức tạp, tỉ lệ tử vong cao và dễ để lại các di chứng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hàng năm có 5 triệu trẻ sơ sinh chết vì nhiễm khuẩn, trong đó các nước đang phát triển chiếm 98% (châu Á 27 – 69%, châu Phi 6 – 21%) [50].
Các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp trong thời kỳ sơ sinh là viêm phổi, viêm da, viêm rốn, viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết. Nghiên cứu của Tạ Văn Trầm và CS tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang cho thấy viêm phổi sơ sinh chiếm 8,2%, viêm rốn 1,7%, nhiễm trùng huyết 0,5% [30]. Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là các vi khuẩn gram (-) và tụ cầu. Vi khuẩn có thể gây bệnh cho thai nhi từ trong tử cung, trong lúc đẻ hoặc sau đẻ. Chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn sơ sinh và điều trị kịp thời sẽ giảm tỉ lệ bệnh nặng và hạ thấp tỉ lệ tử vong. Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Đinh Thị Thuý Hà, Nguyễn Ngọc Rạng cho thấy các kháng sinh thông thường vẫn có hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh [4], [7], [20]. Những trường hợp nhiễm khuẩn sơ sinh nặng thường do phát hiện muộn, điều trị chưa hợp lý dẫn đến tỉ lệ kháng thuốc cao, điều trị không kết quả. Tại kho a Nhi – Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên theo nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai và CS trong 5 năm (2001 – 2005) cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh dao động từ 20 – 22% tuỳ theo năm, trong đó hàng đầu là viêm phổi và nhiễm trùng tại chỗ [14]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ về nhiễm khuẩn sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên ” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điếm nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ sơ sinh.
. Xác định căn nguyên và một sô yêu tô liên quan đen nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Chương 1
TỔNG QUAN
Trong mô hình bệnh tật trẻ sơ sinh, bệnh lý chu sinh và sinh non tháng có tỉ lệ cao nhất, sau đến là các bệnh nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn sơ sinh có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi đẻ, do các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua màng rau bị tổn thương, qua nước ối, qua máu mẹ hoặc qua da, rốn và qua đường hô hấp của trẻ.
1.1. Dịch tễ học nhiễm khuẩn sơ sinh
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Kim Anh (2009), “Đặc điểm viêm phổi ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từ 03/2007-10/2007”, Y học TP Hồ Chí Minh, 1.
2. Đặng Phú Ân (2009), Nhiễm khuẩn đường niệu ở trẻ sơ sinh, http://www.khamchuabenh.net.
3. Khu Thị Khánh Dung (2003), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn và một số yếu tố liên quan đến viêm phổi sơ sinh, Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Các chỉ số PK/PD và sử dụng kháng sinh hợp lý ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học.
5. Nguyễn Tiến Dũng (1995), Một số đặc điểm lâm sàng và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 1 tuổi, Luận án Phó tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Hồng Điệp, Đào Minh Tuấn, Tạ Khánh Vân (1995), “Viêm phổi nặng ở trẻ em dưới một tuổi”, Yhọc Việt Nam, 10 (197), tr. 9-13.
7. Đinh Thị Thuý Hà (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến viêm phổi ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
8. Nguyễn Thanh Hà, Trần Đình Long (2006), “Nghiên cứu lâm sàng nhiễm khuẩn sơ sinh sớm và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Nhi khoa, 14, tr. 42-47.
9. Phan Thị Huệ (2005), Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và giá trị của IL-6 và CRP trong chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ sinh sớm, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Nguyễn Công Khanh (2005), “Nhiễm khuẩn đường niệu”, Tiếp cận chẩn đoán Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 258.
11. Nguyễn Công Khanh (2008), Huyết học lâm sàng Nhi khoa, Nhà xuất bản
Y học, tr. 24-29.
12. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 463-68, 522-26, 582-85.
13. Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa (2006), Miễn dịch học, Nhà xuất bản
Y học, tr. 32-44.
14. Khổng Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Đình Học (2005), “Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong 5 năm từ 2001 đến 2005”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên.
15. Phạm Thị Thanh Mai (2003). “Bước đầu nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sớm sơ sinh”, Nghiên cứu Y học, tr. 234-36.
16. Trần Văn Nam, Nguyễn Thị Tâm (2001), “Tình hình tử vong sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trong 3 năm 1999-2000-2001”, Nhi khoa, 10, tr. 92-101.
17. Nguyễn Thị Kim Nga (2002), “Tình hình tử vong của trẻ sơ sinh trong 2 năm 2000-2001”, Tài liệu cập nhật kiến thức chu sinh, Viện BVSKTE.
18. Nguyễn Thị Kiều Nhi, Cao Ngọc Thành, Lê Nam Trà (2005), “Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tỉ xuất tử vong giai đoạn sơ sinh sớm tại khoa Sản Bệnh viện Trung ương Huế”, Nghiên cứu Y học, tr. 32-38.
19. Nguyễn Thị Kim Nhi, Trần Thị Hoa Phượng, Phạm Lê An (2008), Khảo sát giá trị lactate máu trong nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 trong 2 năm 2006-2008, http:// www.ykhoa.net.
20. Nguyễn Ngọc Rạng, Lê Thị Thu Nguyệt (2005), Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh: Các yếu tố tiên lượng nặng và liệu pháp kháng sinh tại khoa Nhi Bệnh viện An Giang, www: ykhoa.net.
21. Lê Hoàng Sơn (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, điều trị viêm phổi cấp tính trẻ em từ 0-3 tuổi tại Cần Thơ, Luận án Tiến sĩ
Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Thanh, Lê Nam Trà (2006), “Đặc điểm dịch tễ lâm sàng viêm màng não mủ sơ sinh”, Nhi khoa, 14, tr. 12-15.
23. Ngô Thị Thi, Đặng Thị Thu Hằng (2004), “Nghiên cứu xác định vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi bằng phương pháp cấy đếm dịch mũi họng tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, Yhọc thực hành, (495), tr. 283-87.
24. Đinh Văn Thức, Trần Đình Long (2000), “Tỉ lệ, nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng 4 huyện ngoại thành Hải Phòng trong 3 năm 1995-1996-1997”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu sinh, 5A, tr. 190-97.
25. Vũ Thị Thuỷ (2004), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng”, Y học Việt Nam, (318), tr. 99.
26. Phạm Thị Xuân Tú, Phạm Văn Hùng (2001), “Đặc điểm lâm sàng, sinh học của nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh”, Nhi khoa, 10, tr. 86 – 89.
27. Phạm Thị Xuân Tú (2003), “Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn từ mẹ truyền sang con ở trẻ đẻ non tại thành phố Tours-nước Pháp”, Nghiên cứu
Y học, Hội nghị Nhi khoa Việt-Pháp,tr. 5-8.
28. Phạm Thị Xuân Tú, Nguyễn Thanh Hà (2003), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của nhiễm nhiễm khuẩn mẹ con do vi khuẩn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Yhọc thực hành, (495), tr. 96-100.
29. Lương Ngọc Trương (2007), “Nghiên cứu tỉ lệ tử vong sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại Thanh Hoá”, Yhọc thực hành, (575), tr. 28-30.
30. Tạ Văn Trầm (2005), “Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong của trẻ em tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang và đề xuất một số biện pháp khắc phục”, Nghiên cứu Y học, tr. 5-9.
31. Trần Thị Việt và cộng sự (2003), “Đặc điểm tác nhân gây viêm màng não mủ tại Bệnh viện Nhi đồng 2 trong 3 năm 2000-2003”, Y học thực hành, (462), tr. 62-64.
32. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Bài giảng Nhi khoa tập I, Nhà xuất bản
Y học, tr. 302-304.
33. Trường Đại học Y Hà Nội (2002), Bài giảng Sản Phụ khoa, Nhà xuất bản
Y học, tr. 68-79, 171-178, 379-390.
34. Viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em (2005), Cẩm nang điều trị nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 60-65.
TIẾNG ANH
35. Alistair G. & Philip S. (2003), “Neonatal meningitis in the new millennium”, Neoreview, Vol, no3, pp. c73-80.
36. Anderson L., Berry. (2008), Neonatal sepsis: Treatment & Medication, htpp://www: eMedicine.medscape.com.
37. Baltimore., Robert S. (2003), “Neonatal sepsis: Epidemiology and Management”, Therapy in practic, Pediatric Drugs 5 (11), pp. 723- 40.
38. Barton M., Bell Y., Thame Y., Tropman H., Nicholson A. (2008), “Urinary tract infection in neonates with srious bacterial infections admitted to the University Hoppital of the West Indies”, West Indian med. J, vol 57 no.2.
39. Benitz W.E., Gould J.B., Druzin M.L. (1999), “Risk factors for early – onset group B streptococcal sepsis: estimation of odds ratios by critical literature review”, Pediatrics, pp. e103-77.
40. Bryce J., Boschi – Pinto C., Shibuya K., Black R.E and WHO Child Health Epidemiology Referrence group, “WHO estimates of the cause of dealth in children”, Lancet 2005, 365, pp. 1147-52.
41. Edwards M.S. (1997), “Antibarterial therapy in pregnancy and neonatal”. Clinic in perinatogy, Guest Editors, pp. 251-65.
42. Ghaemi S., Reyhaneh J.F., Kelishadi R. ( 2007), “Late onset jaundice and urinary tract infection in neonatal”, Indian journal of pediatrics ISSN 0019-5456, vol 74, no 2, pp. 139-41.
43. Health P.T., Yusoff N.K., Baker C.J (2003), “Neonatal meningitis”, Arch. Dis. Child Fetal Neonatal Ed, 88, pp. 173-78.
44. May M., Daley A.J., Donath S. & Isaacs D. (2005), “Early onset neonatal meningitis in Australia and New Zealand, 1992-2002”, Arch, Dis.Child Fetal Neonatal, 90, pp. e324-27.
45. Merh S.S., Sadowski J.L., Doyle L.W., Carr J. (2002), “Sepsis in neonatal intensive care in the late 1990s”, J Pediatr Child Health, 38, pp. 246-51.
46. Moslehi M.A. (2008), “Urinary tract infection in male neonates”, Pediatrics, 105, pp. 1232- 42.
47. Pybus V., Onderdonk A.B. (1999), “Microbial interactions in the vaginal ecosystem, with emphasis on the pathogenesis of bacterial vaginosis”, Microbes Infect, 1, pp. 285-92.
48. Sazawal S., Black R.E. (2003), “Effect of pneumonia case management on mortalily in neonates, infants and preschool children: a meta-analysis of community – base trial”, Lancet infect Dis, pp. 547-56.
49. Schuchat A., Zywicki S.S., Dinsmoor M.J. (2000), “Risk factors and opportunities for prevention of early-onset neonatal sepsis: a multicenter case-control study”, Pediatrics, 105, pp. 21-66
50. Stoll B.J., Hansen N., Fanaroff A.A. (2002), “Changes in pathogens causing early-onset sepsis in very-low-birth-weight infants”, N Engl J Med, 347, pp. 240-47.
51. Taeusch B.G. (2005), “Neonatal bacterial sepsis”. Avery’s diseases of the Newborn, Elsevier Inc, Phyladelphia, 8, pp. 490-512.
52. Tollner U. (1982), “Early diagnostic of septicemia in the newborn”, Clinical studies and sepsis score, Eur J Pediatr, 138, pp. 331-37.
53. Vassilios Fanos and Alberto dall’Agnola (1999), “Antibiotics in neonatal infections”, Review Article-Drugs Sep, 58 (3), pp. 405-27.
54. Wolach B., Dolfin T., Regev R., Gilboa S., Schlesinger M. (1997), “The development of the complement system after 28 weeks’ gestation”, Acta Pediatr, 86, pp. 523-27.
55. Weisman L.E., Stoll B.J., Cruess D.F., et al (1992), “Early-onset group B streptococcal sepsis: a current assessmen”t, J Pediatr, 121, pp. 428-33.
56. Xinias I., Demertzidou V., Mavroudi A., Kolios K., Kardaras P., Papachristou F., Tsiouis I. (2009), “Urinary tract infection with Billirubin level predict renal cortical change in jaundiced neonatal”, Thessaloniki, Greece, World J Pediatr, 5 (1), pp. 42-5.
TIẾNG PHÁP
57. Agence Nationale d’Accréditation et d’évaluation en Santé (2002).
Diagnostic et traitement curatif de l’infection bacterienne précoce du nouveau-né. Paris: ANAES.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục các chữ viết tắt ii
Danh mục các bảng iii
Danh mục các biểu đồ iv
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Dịch tễ nhiễm khuẩn sơ sinh 3
1.2. Đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh 6
1.2.1. Mối quan hệ về giải phẫu và chức năng của thai với môi trường 6
1.2.2. Sự cư trú của vi khuẩn ở trẻ sơ sinh 6
1.2.3. Sinh bệnh học của nhiễm khuẩn thai và sơ sinh 7
1.2.3.1. Nhiễm khuẩn trong tử cung 7
1.2.3.2. Nhiễm khuẩn trong khi đẻ 7
1.2.3.3. Nhiễm khuẩn sớm sau sinh 8
1.2.3.4. Nhiễm khuẩn muộn sau sinh 8
1.3. Đáp ứng miễn dịch của trẻ sơ sinh 9
1.4. Triệu chứng nhiễm khuẩn sơ sinh 11
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 11
1.4.2. Điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh 14
1.4.3. Các xét nghiệm sinh học 14
1.4.4. Xét nghiệm vi khuẩn học 15
1.5. Vi khuẩn gây bệnh 17
1.6. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn mẹ – con 18
1.6.1. Các chủng vi khuẩn tại đường sinh dục bà mẹ có thai 18
1.6.2. Những yếu tố nguy cơ trong thời kỳ mang thai 19
1.6.3. Những yếu tố nguy cơ trong cuộc đẻ 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 21
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 22
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu 25
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh 27
3.2. Căn nguyên và yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sơ sinh 38
Chương 4: BÀN LUẬN 40
4.1. Đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh 40
4.2. Căn nguyên và một số yếu tố liên quan đến NKSS 50
KẾT LUẬN 53
KHUYẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC