Nghiên cứu đặc điểm nhiễm sắc thể và phát hiện mất đoạn AZFc ở bệnh nhân vô sinh nam giới

Nghiên cứu đặc điểm nhiễm sắc thể và phát hiện mất đoạn AZFc ở bệnh nhân vô sinh nam giới

Vô sinh là một trong những vấn đề sức khỏe sinh sản gây ảnh hưởng tới cuộc sống hạnh phúc của rất nhiều cặp vợ chồng, là vấn đề của toàn xã hội. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 15% cặp vợ chồng vô sinh, tỷ lê vô sinh do nam giới chiếm 35%-40% và tỷ lê này gần bằng hoặc tương đương với vô sinh do nữ giới. Trong các nguyên nhân vô sinh do nam giới thấy có khoảng 10%-15% trường hợp không có tinh trùng (KCTT) và 5% ít tinh trùng (ITT) có bất thường về mặt di truyền [12].
Việc chẩn đoán nguyên nhân nhân gây vô sinh ở nam giới là một trong những yêu cầu bắt buộc trước khi tiến hành điều trị và hết sức cần thiết để thực hiện tư vấn di truyền. Các kỹ thuật xét nghiệm tinh dịch đồ đã giúp chúng ta phát hiện những trường hợp vô sinh nam là do KCTT hoặc ITT. Tuy nhiên, nguyên nhân rối loạn vật chất di truyền gây ra KCTT hoặc ITT ở rất nhiều bệnh nhân vô sinh nam giới nhiều khi không được phát hiện để quyết định hướng điều trị và tư vấn di truyền.
Trong những năm gần đây, di truyền học người là lĩnh vực đang phát triển nhanh, mạnh và có rất nhiều thành tựu. Lĩnh vực di truyền y học nghiên cứu ở cả hai mức độ tế bào và phân tử đã giúp cho các thầy thuốc lâm sàng tìm hiểu được những nguyên nhân KCTT hoặc ITT dẫn đến vô sinh nam giới là do rối loạn vật chất di truyền.
Phương pháp nuôi cấy tế bào và kỹ thuật nhuộm tiêu bản nhiễm sắc thể (NST), đặc biệt là kỹ thuật nhuộm băng ngày càng phát triển và cải tiến không ngừng đã giúp cho các nhà di truyền học phát hiện được các biểu hiện rối loạn số lượng và cấu trúc NST.
Hiện nay, việc ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử vào chẩn đoán nguyên nhân vô sinh ở nam giới do mất đoạn nhỏ trên nhánh dài của nhiễm sắc thể Y đang phổ biến trên thế giới. Ở mức độ phân tử, chủ yếu là phát hiên những mất đoạn nhỏ ở những vùng AZF (Azoospermia factor). Vùng AZF chứa nhiều gen khác nhau và những mất đoạn trong những vùng này đã được xác định là gây ra suy giảm sinh tinh trùng, được coi là nguyên nhân bất thường di truyền thứ hai sau hôi chứng Klinefelter gây ra vô sinh ở nam giới [67].
Phát hiên được những mất đoạn nhỏ trên NST Y sẽ cung cấp thêm bằng chứng và sự hiểu biết đầy đủ về bất thường di truyền liên quan đến vô sinh nam giới [24]. Những hiểu biết này sẽ trợ giúp cho việc chẩn đoán chính xác và điều trị, đặc biệt tư vấn cho những bệnh nhân ITT điều trị bơm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), vì những bệnh nhân có mất đoạn NST Y nếu điều trị ICSI thành công có thể truyền những mất đoạn đó cho con trai của họ và làm tăng nguy cơ vô sinh cho thế hệ sau [56], [57].
Việc tìm ra những nam giới vô sinh có bất thường di truyền ở bô NST hoặc mất đoạn gen trên NST Y là dường như không thể với các phương pháp chẩn đoán lâm sàng thông thường. Tuy nhiên việc nghiên cứu đặc điểm di truyền và ứng dụng các kỹ thuật di truyền để chẩn đoán vô sinh nam giới vẫn chưa phổ biến và ứng dụng rông rãi ở Việt Nam.
Với mong muốn góp môt phần nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt trong việc tìm hiểu nguyên nhân gây vô sinh nam giới do rối loạn di truyền, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nhiễm sắc thể và phát hiện mất đoạn AZFc ở bệnh nhân vô sinh nam giới ”.
Với mục tiêu:
1.    Phân tích nhiễm sắc thể ở những bênh nhân vô sinh nam giới.
2.    Phát hiên mất đoạn AZFc trên nhiễm sắc thể Y bằng kỹ thuật PCR
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ    1
Chương 1:TổNG QUAN    3
1.1.    Tình hình nghiên cứu vô sinh và vô sinh nam giới    3
1.1.1.    Một số khái niêm vô sinh và vô sinh nam giới    3
1.1.2.    Tình hình vô sinh và vô sinh nam giới trên Thế giới    4
1.1.3.    Tình hình vô sinh và vô sinh nam giới ở Việt Nam    5
1.2.    Chần đoán vô sinh nam giới bằng xét nghiệm tinh dịch đồ    6
1.3.    Các nguyên nhân dẫn đến vô sinh nam giới    8
1.3.1.    Phân loại nguyên nhân vô sinh nam giới theo WHO    8
1.3.2.    Nguyên nhân do rối loạn di truyền ở mức độ NST    9
1.3.3.    Nguyên nhân do rối loạn di truyền ở mức độ phân tử    12
1.3.3.1.    Mất đoạn nhỏ trên NST Y    12
1.3.3.2.    Tình hình nghiên cứu mất đoạn nhỏ trên NST Y    15
1.3.3.3.    Những đột biến gen trên các NST khác    18
1.3.4.    Các nguyên nhân không do di truyền gây vô sinh nam giới    19
Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu    23
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    23
2.2.    Tiêu chuẩn chọn đối tượng    23
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    24
2.2.1.    Phương pháp    24
2.2.2.    Lập hồ sơ bệnh án, xét nghiệm    24
2.2.3.    Phương pháp nuôi cấy tế bào bạch cầu lympho máu ngoại vi 23 để thu hoạch cụm kỳ giữa, phân tích NST và lập karyotyp.
2.2.4.    Phương pháp phát hiện mất đoạn AZFc trên NST Y    26
2.4.    Xử lý số liệu.    29
2.5.    Khía cạnh đạo đức của đề tài    30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu    31
3.1.    Phân bố theo tuổi, nghề nghiệp của bênh nhân vô sinh nam giới    31
3.2.    Biểu hiện lâm sàng ở cơ quan sinh dục ngoài    33
3.3.    Kết quả phân tích NST, lập karotyp    34
3.4.    Kết quả phát hiện mất đoạn AZFc trên NST Y    bằng kỹ    thuật phân 37
tích AdN.
3.5.    Mối tương quan giữa bất thường NST và mất đoạn AZFc trên NST Y    39
và mật đô tinh trùng.
3.6.    Những hình ảnh trong nghiên cứu đề tài.    42
Chương 4: BÀN LUẬN    48
4.1.    Sự phân bố theo tuổi, nghề nghiệp và môt số biểu hiện lâm sàng cơ 48 quan sinh dục ngoài ở những bệnh nhân vô sinh nam giới
4.1.1.    Phân bố về tuổi    48
4.1.2.    Phân bố theo nghề nghiệp    50
4.1.3.    Môt số biểu hiện lâm sàng ở cơ quan sinh dục ngoài    51
4.2.    Phân tích NST, lập karyotyp ở vô sinh nam giới    52
4.2.1.    Phân bố tỷ lệ karyotyp    52
4.2.2.    Các kiểu karyotyp    55
4.3.    Phát hiện mất đoạn AZFc trên NST Y bằng kỹ thuật phân tích ADN    59
4.3.1.    Phân bố tỷ lệ mất đoạn AZFc    59
4.3.2.    Phân bố vị trí mất đoạn quan sát được    62
4.4.    Mối liên quan giữa bất thường NST, mất đoạn AZFc trên NST Y và    63
mật đô tinh trùng
KẾT LUẬN    66
KIẾN NGHỊ    67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: – Bệnh án di truyền của bệnh nhân vô sinh nam    giới
PHỤ LỤC 2: – Danh sách bệnh nhân được xét nghiệm NST, gen

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment