Nghiên cứu đặc điểm nhiễm virus viêm gan C (HCV) ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu đặc điểm nhiễm virus viêm gan C (HCV) ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai

Viêm gan virus là một bênh truyền nhiễm phổ biến đã và đang được quan tâm nhiều trên thế’ giới đặc biêt ở các nước đang phát triển như châu Phi, châu Á với tỷ lê nhiễm bênh khá cao và thường để lại những hậu quả nặng nề như viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan. Hiên nay Trung tâm kiểm soát bênh tật CDC (Atlanta – Mỹ) đã công nhận 7 virus gây viêm gan: A, B, C, D, E, G, và TT virus. Trong các loại virus gây viêm gan trên thì virus viêm gan B và C là hai loại thường gặp hơn cả và gây ra những hậu quả nặng nề dễ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan. Đây là hai loại virus gây viêm gan thường gặp nhiều ở các nước châu Phi, Nam Mỹ và châu Á [13]. Trong những năm gần đây virus viêm gan C (HCV) gây bênh viêm gan C, lây truyền theo đường máu được đặc biêt chú ý. Tầm quan trọng của viêm gan C không chỉ ở tỷ lê nhiễm tương đối cao trên thế’ giới, mà còn chủ yếu do bênh thường phát triển từ nhiễm cấp tính thành mạn tính (80 – 85%)[67].

Hiên nay trên toàn cầu theo ước tính của Tổ chức y tế’ thế’ giới có khoảng 210 triêu người bị nhiễm virus viêm gan C và mỗi năm lại có thêm 3 đến 4 triêu người mới nhiễm [13]. Năm 1989 người ta mới tìm ra virus viêm gan C và cho đến nay chúng ta chưa nghiên cứu thành công vaccin viêm gan C nên viêc phòng ngừa viêm gan C vẫn còn chưa có hiêu quả và tỷ lê nhiễm virus viêm gan C vẫn còn cao. Theo Seeff L.B [67] cho thấy 80 – 85% người nhiễm HCV chuyển thành viêm gan mạn, khoảng 20 – 30% bênh nhân viêm gan mạn thể hoạt động do HCV có thể phát triển thành xơ gan, khoảng 30% bênh nhân xơ gan do HCV có nguy cơ phát triển thành ung thư gan trong vòng 10 – 20 năm. Đa số các trường hợp nhiễm HCV không có triêu chứng lâm sàng, nên nhiễm HCV có thể dẫn tới xơ gan hoặc ung thư gan mà không có dấu hiêu báo trước.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lê người nhiễm virus viêm gan B và C cao trên thế giới. Các công trình nghiên cứu ở Viêt Nam cho thấy tỷ lê nhiễm virus viêm gan C trong nhóm người cho máu chuyên nghiêp ở Hà Nội dao động từ 0,57- 5,5% [4,15], ở thành phố Hồ Chí Minh từ 14 – 24% [8,9]. Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Ngọc virus viêm gan C chiếm 10,2% trong viêm gan cấp, 26,3% trong viêm gan mạn và 4,3% trong xơ gan. Bênh nhân chạy thận nhân tạo và truyền máu nhiều lần là đối tượng nguy cơ bị nhiễm rất cao. Ngay từ buổi đầu lọc máu, người ta đã chứng minh rõ ràng kỹ thuật này là một nguy cơ lây nhiễm cao với virus viêm gan C (HCV). Tỷ lê nhiễm virus viêm gan C trong nhóm bênh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ tăng theo thời gian chạy thận nhân tạo, theo nghiên cứu của Nguyễn Đăng Mạnh [11] tỷ lê nhiễm virus viêm gan C ở bênh nhân chạy thận nhân tạo sau 6 tháng là 22,77% và sau 12 tháng là 42,57%. Ngày nay nhờ các tiến bộ về điều trị, cũng như các kỹ thuật sàng lọc máu (sự ra đời của thuốc tăng hồng cầu Erythropoetin, kiểm soát các sản phẩm máu…) đã cho phép hạn chế sự lây nhiễm HCV. Để xác định rõ hơn nhiễm virus viêm gan C trong nhóm này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nhiễm virus viêm gan C (HCV) ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lê nhiễm virus viêm gan C và tìm hiểu sự liên quan giữa thời gian chạy TNT với tỷ lê nhiễm HCV ở bênh nhân chạy TNT chu kỳ tại bênh viên Bạch Mai.

2. Mô tả kiểu gen (genotype) của virus viêm gan C ở bênh nhân chạy TNT có HCV-RNA(+).

3. Phân tích sự liên quan giữa kết quả xét nghiêm chức năng gan với kết quả xét nghiêm định lượng virus viêm gan C trên đối tượng này.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỂ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Một số vấn đề cơ bản về tình hình nhiễm HCV 3

1.1.1. Lịch sử phát hiên virus viêm gan C (HCV) 3

1.1.2 Tình hình nhiễm HCV theo phân bố địa lý 4

1.2 Virus viêm gan C (HCV) 6

1.2.1 Đặc điểm cấu trúc của HCV 6

1.2.2 Sự xâm nhập và nhân lên của HCV 9

1.2.3 Phân loại HCV 9

1.2.4 Đáp ứng miễn dịch đối với HCV 11

1.3. Dịch tễ học nhiễm HCV 12

1.3.1 Nguồn bênh: 12

1.3.2 Đường lây 13

1.3.3 Vai trò dịch tễ học của genotype 14

1.4 Nhiễm HCV ở bênh nhân chạy TNT (lọc máu) 16

1.5 Đặc điểm lâm sàng nhiễm virus viêm gan C 19

1.5.1 Viêm gan cấp 19

1.5.2 Nhiễm virus viêm gan C với viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan tiên phát 19

1.6 Chẩn đoán nhiễm HCV 20

1.6.1 Thử nghiêm phát hiên kháng thể anti-HCV: Kỹ thuật ELISA 21

1.6.2 Thử nghiêm khẳng định: 22

1.6.3 Chẩn đoán sinh học phân tử 23

1.7 Điều trị và dự phòng nhiễm virus viêm gan C 27

1.7.1 Điều trị 27

1.7.2 Dự phòng viêm gan virus C 27

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1. Đối tượng nghiên cứu 28

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu: 28

2.1.2 Đơn vị thực hiên và các đơn vị phối hợp tham gia nghiên cứu 28

2.2 Vật liệu nghiên cứu 28

2.2.1 Cách lấy mẫu và bảo quản mẫu: 28

2.2.2 Sinh phẩm và hoá chất 28

2.2.3 Dụng cụ và máy để làm xét nghiêm 29

2.3 Phương pháp nghiên cứu: 30

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 31

2.3.2 Phương pháp thu thập số liêu 32

2.3.3 Các bước tiến hành: 32

2.3.4 Các xét nghiêm: 32

2.3.5 Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu 33

2.4 Thu thập và xử lý sô’ liệu 42

2.5 Các yêu cầu về đạo đức nghiên cứu: 42

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 44

3.1 Một sô’đặc điểm ở bệnh nhân chạy TNT chu kỳ tại bệnh viện Bạch

Mai 44

3.1.1 Giới và tuổi 44

3.1.2 Thời gian chạy TNT chu kỳ 46

3.1.3 Chỉ số nồng đô men gan (AST, ALT) ở bênh nhân chạy TNT chu kỳ 47

3.2 Tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy TNT chu kỳ 48

3.2.1 Tỷ lê anti – HCV (+) ở bênh nhân chạy TNT chu kỳ 48

3.2.2 Phân bố bênh nhân anti – HCV(+) theo giới 48

3.2.3 Phân bố bênh nhân anti-HCV(+) theo nhóm tuổi 49

3.2.4 Phân bố tỷ lê anti – HCV(+) theo thời gian chạy TNT 49

3.2.5 Nguy cơ nhiễm HCV ở bênh nhân chạy TNT theo thời gian lọc máu 51

3.2.6 Tỷ lê nhiễm HCV theo tình trạng truyền máu 52

3.2.7 Chỉ số sinh hoá ở bênh nhân chạy TNT chu kỳ nhiễm HCV 53

3.2.8 Tỷ lê HCV-RNA(+) ở bênh nhân có anti-HCV(+) 53

3.3 Mô tả kiểu gen (genotype)HCV ở bệnh nhân chạy TNT có HCV- RNA(+) 54

3.3.1 Phân bố kiểu gen (genotype) HCV ở bênh nhân chạy TNT có HCV-RNA(+) 54

3.3.2 Phân bố kiểu gen (genotype) HCV theo nhóm tuổi 55

3.3.3 Phân bố kiểu gen (genotype) HCV theo giới 56

3.3.4 Phân bố kiểu gen (genotype) HCV theo tiền sử truyền máu 56

3.3.5 Phân bố kiểu gen (genotype) HCV theo thời gian chạy TNT 57

3.3.6 Phân bố kiểu gen (genotype) HCV với đinh lượng HCV trong máu 58

3.4 Chỉ số xét nghiệm men gan (AST, ALT) với kết quả xét nghiệm định lượng HCV ở bệnh nhân chạy TNT có HCV-RNA(+) 60

Chương 4: BÀN LUẬN 61

4.1 Một số đặc điểm của bệnh nhân chạy TNT chu kỳ tại bệnh viện Bạch Mai 61

4.1.1 Tuổi, giới và thời gian lọc máu 61

4.1.2 Chỉ số nồng đô men gan (AST, ALT) ở bênh nhân chạy TNT 62

4.2 Nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy TNT chu kỳ tại bệnh viện Bạch Mai 62

4.2.1 Tỷ lê nhiễm HCV ở bênh nhân lọc máu chu kỳ 62

4.2.2 Nhiễm HCV với thời gian chạy TNT chu kỳ 65

4.2.3 Nhiễm HCV với tình trạng truyền máu 66

4.2.4 Tỷ lê HCV-RNA ở bênh nhân chạy TNT có anti – HCV(+) 68

4.3. Kiểu gen (genotype) HCV ở bệnh nhân chạy TNT chu kỳ 68

4.3.1 Phân bố kiểu gen (genotype) HCV 68

4.3.2 Kiểu gen HCV với môt số yếu tố nguy cơ ở bênh nhân lọc máu chu kỳ 70

4.3.3. Kiểu gen HCV và nồng đô HCV-RNA trong máu 71

4.4 Sự liên quan giữa nồng độ men gan ALT, AST và định lượng virus

máu 72

KẾT LUẬN 75 KIẾN NGHỊ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment