Nghiên cứu đặc điểm rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng BV bạch mai năm 2015
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng BV bạch mai năm 2015.Lupus ban đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus – SLE) là một bệnh viêm hệ thống, có cơ chế tự miễn, chưa rõ nguyên nhân. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng cơ thể tự sản xuất các tự kháng thể chống lại một số thành phần của chính mình. Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan nội tạng, có những đợt tiến triển xen kẽ các đợt lui bệnh [1].
Ở Mỹ, tần số mắc mới lupus ban đỏ hệ thống là 5 trường hợp trên 100.000 dân mỗi năm. Trong năm 2005 theothống kê của Trung tâm Kiếm soát và Phòng chống bệnh tật của Mỹ có khoảng 161.000 trường hợp chẩn đoán xác định lupus ban đỏ hệ thống và 322.000 trường hợp có thể mắc, do
đó tỷ lệ mắc SLE ở Mỹ khoảng 1:1000 dân [2]. Ở Việt Nam, theo thống kê của trung tâm Dị ứng – Miễn Dịch Lâm Sàng bệnh viện Bạch Mai số bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú, tương đương với khoảng 500 lượt bệnh nhân mỗi nămTổn thương của bệnh lupus rất đa dạng, có biểu hiện ở da, niêm mạc, thần kinh – tâm thần, tim mạch, thận, phổi – màng phổi…với nhiều mức độ khác nhau[1]. Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn hệ thống điển hình.
Cùng với sự tiến bộ của y học, ngày càng có nhiều bằng chứng về sự bất thường miễn dịch đã được phát hiện như kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng DNA chuỗi kép, kháng thể kháng tế bào, kháng thể kháng phân tử, các phức hợp miễn dịch,…
Việc đánh giá mức độ hoạt động của bệnh lupus ban đỏ hệ thống rất quan trọng nhằm xác định phác đồ điều trị và tiên lượng. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp do triệu chứng bệnh rất đa dạng, tổn thương tại nhiều nhiều cơ quan. SLEDAI (Systemic Lupus Erythematosus Disease Activity Index) là một công cụ thường dùng để lượng giá mức độ hoạt động bệnh lupus ban đỏ hệ thống [3].
Ngủ là một quá trình hoạt động nhằm duy trì sự trao đổi chất, tái tạo tế bào và cân bằng nội môi. Do đó rối loạn giấc ngủ là một trong những yếu tốtới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Một nghiên cứu rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân SLE đã chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ xuất hiện ở khoảng 56 – 80,5% tổng số bệnh nhân [4]. Tuy nhiên số lượng nghiên cứu còn rất ít, cỡ mẫu chưa thống nhất nên số liệu về rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân lupus không đầy đủ và chưa thuyết phục [5] nên chúng tôi thực hiện đềtài này với mục đích sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân SLE đang điều trị tại Trung tâm Dị ứng – MDLS bệnh viện Bạch Mai năm 2015.
2. Đánh giá mối liên quan giữa mức độ rối loạn giấc ngủ (theo thang điểm PITTSBURGH) và chỉ số hoạt động của bệnh SLE (theo SLEDAI).