Nghiên cứu đặc điểm rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại trung tâm dị ứng- miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai năm 2015

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại trung tâm dị ứng- miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai năm 2015

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại trung tâm dị ứng- miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai năm 2015/ Nguyễn Cao Thắng.Lupus ban đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus – SLE) là một bệnh viêm hệ thống, có cơ chế tự miễn, chưa rõ nguyên nhân. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng cơ thể tự sản xuất các tự kháng thể chống lại một số thành phần của chính mình. Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan nội tạng, có những đợt tiến triển xen kẽ các đợt lui bệnh [1].

Ở Mỹ, tần số mắc mới lupus ban đỏ hệ thống là 5 trường hợp trên 100.000 dân mỗi năm. Trong năm 2005 theothống kê của Trung tâm Kiếm soát và Phòng chống bệnh tật của Mỹ có khoảng 161.000 trường hợp chẩn đoán xác định lupus ban đỏ hệ thống và 322.000 trường hợp có thể mắc, do đó tỷ lệ mắc SLE ở Mỹ khoảng 1:1000 dân [2]. Ở Việt Nam, theo thống kê của trung tâm Dị ứng – Miễn Dịch Lâm Sàng bệnh viện Bạch Mai số bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú, tương đương với khoảng 500 lượt bệnh nhân mỗi năm

Tổn thương của bệnh lupus rất đa dạng, có biểu hiện ở da, niêm mạc, thần kinh – tâm thần, tim mạch, thận, phổi – màng phổi…với nhiều mức độ khác nhau[1]. Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn hệ thống điển hình. Cùng với sự tiến bộ của y học, ngày càng có nhiều bằng chứng về sự bất thường miễn dịch đã được phát hiện như kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng DNA chuỗi kép, kháng thể kháng tế bào, kháng thể kháng phân tử, các phức hợp miễn dịch,.

Việc đánh giá mức độ hoạt động của bệnh lupus ban đỏ hệ thống rất quan trọng nhằm xác định phác đồ điều trị và tiên lượng. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp do triệu chứng bệnh rất đa dạng, tổn thương tại nhiều nhiều cơ quan. SLEDAI (Systemic Lupus Erythematosus Disease Activity Index) là một công cụ thường dùng để lượng giá mức độ hoạt động bệnh lupus ban đỏ hệ thống [3].

Ngủ là một quá trình hoạt động nhằm duy trì sự trao đổi chất, tái tạo tế bào và cân bằng nội môi. Do đó rối loạn giấc ngủ là một trong những yếu tố tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Một nghiên cứu rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân SLE đã chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ xuất hiện ở khoảng 56 – 80,5% tổng số bệnh nhân [4]. Tuy nhiên số lượng nghiên cứu còn rất ít, cỡ mẫu chưa thống nhất nên số liệu về rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân lupus không đầy đủ và chưa thuyết phục [5] nên chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích sau:

1.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân SLE đang điều trị tại Trung tâm Dị ứng – MDLS bệnh viện Bạch Mai năm 2015.

2.Đánh giá mối liên quan giữa mức độ rối loạn giấc ngủ (theo thang điểm PITTSBURGH) và chỉ số hoạt động của bệnh SLE (theo SLEDAI). 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.DuboisE.L (1966). LupusErythematosus, McGraw-Hill Book Co, New York, 202.

2.Danchenko N, Satia J.A, Anthony M.S (2006). Epidemiology of systemic lupus erythematosus: a comparison of worldwide disease burden. Lupus, 15(5), 308-318.

3.Hawker G, Gabriel S, Bombardier C (1993). A reliability study of SLEDAI: a disease activity index for systemic lupus erythematosus, The Journal of Rheumatology, 20(4), 657-660.

4.Palagini L, Tani C, Mauri M et al (2014). Sleep disorders and systemic lupus erythematosus, Lupus, 115-123.

5.Chandrasekhara PK, Jayachandran NV, Rajasekhar L et al (2009). The prevalence and associations of sleep disturbances in patients with systemic lupus erythematosus, Mod Rheumatol, 19, 407-415.

6.Folomeev M, Alekberova Z, Polyntsev J et al (1990). The role of estrogen androgen imbalance in rheumatic diseases. Terapeuticheskii Arkhiv,62 (5), 17-21.

7.Baldwin D.S, Lowenstein J, Rothfield N.F et al (1970). The clinical course of the proliferative and membranous forms of lupus nephritis.

Ann Intern Med, 73(6), 929-942.

8.Hahn B.H (1880). Systemic lupus erythematosus, Harrison’ principle of internal medecine, 14thedition, Mcgraw-Hill, New York, 2, 1874-1880.

9.Vi Thị Minh Hằng (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các hình thái tổn thương phổi – màng phổi trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thổng, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện chuyên ngành Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai.

10.Nguyễn Năng An, Đỗ Trương Thanh Lan (2007). Lupus ban đỏ hệ thống, Nội bệnh lý phần Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, 104-114.

11. Nguyễn Năng An (1975). Mấy vẫn đề cơ sở trong phản ứng và bệnh dị ứng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 75 – 78.

12.Quismorio F.P (1997). Systemic Corticosteroid therapy in systemic lupus erythematosusDubois’ lupus erythematosus, Fifth edition, Williams & Wilkins , 1141- 1162.

13.Ayoub O, Aljurf M, Nounou R, Chaudhri N.D (1999). SLEpresenting with heamorrhagic manifestation, Clinical Laboratory Hematología, 21(6), 413 – 6.

14.Phạm Huy Thông (2004). Nghiên cứu chẩn đoán sớm và kết quả điều trị bệnh lupus ban đỏ tại khoa Dị ứng – Miên dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai 2003 , Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội.

15.Trần Ngọc Ân, Hellmann David B (2001). Bệnh lupus ban đỏ hệ thống, Các bệnh cơ xương khớp, Chẩn đoán và điều trị Y học hiện đại, NXB Y học,1.

16.Brunner H.I, Feldman B.M, Bombardier C et al (1999). Sensitivity of the Systemic Lupus Erythematosus Disease Activity Index, British Isles Lupus Assessment Group Index, and Systemic Lupus Activity Measure in the evalution of clinical change in childhood-onset systemic lupus erythematosus, Arthritis Rheum, 42(7), 1354-1360.

17.Gladman D.D, Goldsmith C.H, Urowitz M.B et al (1992). Cross – cultural validation and reliability of 3 disease activity indices systemic lupus erythematosus, J Rheumatol, 19(4), 608-611.

18.Trần Hữu Bình (2005). Rối loạn giấc ngủ không thực tổn, Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội, 245-251.

19.Học viện Quân Y(2005). Giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ, Bệnh học Tâm thần (Sau Đại học), 323 – 339.

20.Barbara A.P (2006). Sleep – wake cycle: Its physiology and Impact on health, US National Sleep Foundation.

21.Benjamin J.S et al (2005). Normal sleep and sleep disorders, Concise textbook of clinical psychiatry, second edition, 309-321.

22.Lương Hữu Thông (2005). Rối loạn giấc ngủ. Sức khỏe tâm thần và các rối loạn tâm thần thường gặp, Nhà xuất bản Y học, 165-172.

23.Buysse D.J, Reynolds C.F, Monk T.H et al (1989). The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research, Psychiatry Res, 28, 193-213.

24.Doi Y, Minowa M, Uchiyama M et al (2000). Psychometric assessment of subjective sleep quality using the Japanese version of the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI-J) in psychiatric disordered and control subjects, Psychiatry Res, 97, 165- 72.

25.Col K Narayanan, Col V Marwaha , Col K Shanmuganandan et al (2010). Correlation between Systemic Lupus Erythematosus Disease Activity Index, C3, C4 and Anti-dsDNA Antibodies, MJAFI, 66(2), 102-107.

26.Nguyễn Thu Hương (2010). Đánh giá hoạt động bệnh lupus ban đỏtheochỉ số SLEDAI và so sánh với một số chỉ số khác, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.

27.Nguyễn Xuân Sơn (1995). Nghiên cứu lâm sàng và điều trị lupus ban đỏ hệ thống tại bệnh viện đa khoa Việt Tiệp (Hải Phòng) từ năm 1975¬1994, Luận án Phó Tiến Sỹ Y học chuyên ngành Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội.

28.Nguyễn Thị Lai (1985). Đặc điểm lâm sàng và sinh học qua 50 trường hợp lupus ban đỏ gặp tại Viện Da liễu Trung Ương, Luận án Phó Tiến Sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

29.Nguyễn Quốc Tuấn (1991). Góp phần nghiên cứu các kháng thể kháng chuỗi kép DNA, các thành phần kháng nguyên nhân và mối liên quan của chúng với một số biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, Luận án Phó Tiến Sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

30.Hoàng Châm Anh (2001). Những thay đổi dòng tế bào máu ngoại vi trên bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

31.Nguyễn Thùy Trang (2012). Đánh giá tổn thương thận và mức độ suy thận trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại Trung tâm Dị ứng – Miên dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai năm 2012, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

32.Gansauge S et al (1997). Methotrexate in patients with moderate systemic lupus erythematosus (exclusion of renal and central nervous system disease), Ann Rheum Dis, 56(6), 382-385.

33.Chi Chiu MokWong, RWSChak Sing Lau (1999). Lupus nephritis in southern Chinese patients: Clinicopathologic findings and long-term outcome, American Journal of Kidney Diseases, 34(3), 315 -323.

34.Gudbjörnsson B, Hetta J (2001). Sleep disturbances in patients with systemic lupuserythematosus: A questionnaire-based study, Clinical and Experimental Rheumatology, 19, 509-514.

35.Tench M.C, McCurdie et al (2000). The prevalence and associations of fatigue in systemic lupus erythematosus, Rheumatology, 39, 1249-1254.

36.Costa D.D et al (2005). Determinants of Sleep Quality in Women withSystemic Lupus Erythematosus, Arthritis & Rheumatism, 53(2), 272¬278.

37.Kasitanon N, Achsavalertsak U (2013). Associated factors and psychotherapy on sleep disturbances in systemic lupus erythematosus, Lupus, 22, 1353-1360.

38.Greenwood K.M et al (2008). Self-reported sleep in systemic lupus erythematosus, Clin Rheumatol, 27, 1147-1151.

39.Andrea I et al (2015). Fatigue in Systemic Lupus Erythematosus: Contributions of Disordered Sleep, Sleepiness and Depression, The Journal of Rheumatology, 33(12), 2453-2457.

40.McKinley P.S et al (1995). The Contribution of disease activity, sleep patterns and depression to fatigue in systemic lupus erythematosus, Arthritis & Rheumatism, 38(6), 826-834.

ĐẶT VẤN ĐỀ1

Chương 1: TỔNG QUAN3

1.Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống3

1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu bệnh SLE3

1.2. Cơ chế bệnh sinh4

1.3. Yếu tố khởi phát4

1.4.Triệu trứng lâm sàng5

1.5.Biểu hiện cận lâm sàng 6

1.6.Chẩn đoán xác định SLE7

1.7.Đánh giá mức độ hoạt động của bệnh thông qua chỉ số SLEDAI7

1.8.Một vài nét về tình hình nghiên cứu SLE ở Việt Nam10

2.Rối loạn giấc ngủ10

2.1.Giấc ngủ bình thường10

2.1.1.Các giai đoạn của giấc ngủ10

2.1.2.Cấu tạo giấc ngủ11

2.1.3.Cơ chế điều hòa giấc ngủ13

2.1.4.Chức năng của giấc ngủ15

2.2.Rối loạn giấc ngủ16

2.2.1.Khái niệm RLGN16

2.2.2.Phân loại RLGN16

2.3.Bảng điểm PSQI17

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU19

2.1.ĐỐI TƯỢNG VÀ CỠ MẪU NGHIÊN CỨU19

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu19

2.1.2.Thiết kế nghiên cứu19 

2.2.Phương pháp nghiên cứu20

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu20

2.2.2.Các biến số, chỉ số nghiên cứu20

2.2.3.Công cụ thu thập thông tin21

2.2.4.Kỹ thuật thu thập thông tin22

2.3.XỬ LÝ SỐ LIỆU22

2.4.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU22

2.5.KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI23

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ24

3.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU24

3.1.1.Phân bố tuổi trong mẫu nghiên cứu24

3.1.2.Phân bố giới trong mẫu nghiên cứu25

3.1.3.Trình độ học vấn và thu nhập của nhóm nghiên cứu25

3.1.4.Số năm bị SLE của nhóm nghiên cứu26

3.1.5.Mức độ hoạt động của bệnh SLE27

3.2.Đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các bệnh nhân SLE27

3.2.1.Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân SLE27

3.2.2.Đặc điểm chất lượng giấc ngủ28

3.2.3. RLGN đánh giá qua thang điểm PSQI28

3.2.4.Thời gian ngủ mỗi đêm29

3.2.5.Số ngày rồi loạn giấc ngủ trong 1 tuần30

3.2.6.Anh hưởng của RLGN trong bệnh SLE tới chất lượng cuộc sống . 31

3.2.7.Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ (PSQI) với chất lượng

cuộc sống32 

3.3.Mối liên quan giữa RLGN và mức độ hoạt động bệnh (SLEDAI)33

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN35

4.1.Dịch tễ học của bệnh SLE35

4.1.1.Tuổi35

4.1.2.Giới36

4.1.3.Thời gian mắc SLE36

4.1.4.Mức độ hoạt động của bệnh SLE37

4.2.Đặc điểm lâm sàng của RLGN37

4.2.1.Tỷ lệ RLGN trên bệnh nhân SLE37

4.2.2.Chất lượng giấc ngủ38

4.2.3.Điểm trung bình PSQI38

4.2.4.Thời gian ngủ mỗi đêm (giờ)39

4.2.5.Số ngày rối loạn giấc ngủ trong 1 tuần39

4.2.6.Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ tới triệu chứng ban ngày của

bệnh nhân39

4.2.7.Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ (PSQI) và chất lượng công

việc40

4.2.8.Mối liên quan RLGN và mức độ hoạt động bệnh (SLEDAI)40

KẾT LUẬN42

KIẾN NGHỊ43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

Bảng 1.1. Cách tính điểm theo chỉ số SLEDAI8

Bảng 3.1: Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu24

Bảng 3.2: Số năm bị SLE26

Bảng 3.3: Mức độ hoạt động của bệnh SLE (theo chỉ số SLEDAI)27

Bảng 3.4: Chất lượng giấc ngủ28

Bảng 3.5: Điểm trung bình PSQI28

Bảng 3.6: Thời gian ngủ mỗi đêm (giờ)29

Bảng 3.7: Thời gian ngủ mỗi đêm và chất lượng giấc ngủ (PSQI)29

Bảng 3.8: Số ngày RLGN trong 1 tuần30

Bảng 3.9: Số ngày RLGN trung bình trong tuần theo giới30

Bảng 3.10. Chất lượng công việc31

Bảng 3.11: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với điểm PSQI32

Bảng 3.12: Thời gian ngủ mỗi đêm (giờ) theo mức độ hoạt động SLE33

Bảng 3.13: Mối liên quan giữa thời gian mắc SLE và điểm PSQI33

Bảng 3.14: Chất lượng cuộc sống với điểm SLEDAI34

Biểu đồ 3.1: Phân bố giới của đối tượng nghiên cứu25

Biểu đồ 3.2: Trình độ học vấn25

Biêu đồ 3.3. Thu nhập26

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ bệnh nhân RLGN27

Biểu đồ 3.5. Các triệu chứng ban ngày31

Biểu đồ 3.6:Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và chất lượng công việc …. 32 

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment