Nghiên cứu đặc điểm rối loạn trầm cảm ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm rối loạn trầm cảm ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp.Người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên, dân số này đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây ở hầu hết các quốc gia và khu vực với tăng trưởng được dự báo rất nhanh chóng ở những thập kỷ sắp tới.1 Số lượng người cao tuổi trên toàn thế giới (năm 2021) là hơn 1 tỷ người – chiếm khoảng 13,5% dân số toàn cầu. Người cao tuổi là trung tâm của một kế hoạch hành động mới về vấn đề lão hóa và sức khỏe.2
Tăng huyết áp là một bệnh lý tim mạch phổ biến đặc biệt ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến một tỷ người trên toàn cầu và Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng mức huyết áp tăng lên là nguyên nhân gây tử vong ở chín triệu người mỗi năm. Điều đáng quan tâm hơn là 7,6 triệu ca tử vong sớm, chiếm 13,5% tổng số ca tử vong toàn cầu, được cho là do huyết áp cao không kiểm soát.3
Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi tâm trạng giảm sút kéo dài, mất hứng thú trong các hoạt động, giảm năng lượng, kém tập trung, và kèm theo nhiều triệu chứng cơ thể khác.4-6 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm không được chẩn đoán với một tỷ lệ khá lớn ở người cao tuổi.7 Các nghiên cứu dựa vào cộng đồng cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi dao động từ 8,9% đến 62,16%, tuy nhiên chưa tập trung vào dân số cao tuổi tăng huyết áp.8 Tỷ lệ này cao hơn ở người cao tuổi có bệnh lý cơ thể đặc biệt như tăng huyết áp, Kosana Stanetic và cs (2017) ghi nhận ở người cao tuổi tăng huyết áp mắc trầm cảm là 55,4%9 và tỷ lệ này ở nghiên cứu của Vishnu Ashok và cs (2019) là 47,3%.10 Trầm cảm điển hình ở người cao tuổi biểu hiện có phần khác biệt so với người trẻ. Các triệu chứng thể chất như thay đổi cảm giác thèm ăn và trọng lượng cơ thể, táo bón và rối loạn chức năng tình dục thường gặp hơn ở người cao tuổi.7 Điều này làm dễ bỏ sót trầm cảm do triệu chứng gần như triệu chứng bệnh thể chất.
Các yếu tố nguy cơ được biết liên quan đến trầm cảm như dân số – xã hội học (giới tính, tuổi, hôn nhân, nơi cư trú, kinh tế, căng thẳng và hỗ trợ xã hội, . ..).9Jị’ Đối với người cao tuổi (không khu trú vào tăng huyết áp), các yếu tố nguy cơ rõ ràng dẫn đến trầm cảm là giới tính nữ, cô lập xã hội, góa chồng, ly hôn hoặc ly thân, tình trạng kinh tế xã hội thấp, nhiều bệnh lý cơ thể, đau không kiểm soát, mất ngủ, suy giảm chức năng, suy giảm nhận thức.11 Trong một khảo sát gần đây, Nguyễn Hằng Nguyệt Vân và cs chỉ ra các yếu tố liên quan đến trầm cảm người cao tuổi là giới tính, trình độ học vấn, kinh tế gia đình, hoàn cảnh sống, công việc hiện tại, nhu cầu được hỗ trợ tâm lý và có tham gia các hoạt động xã hội (p<0,05).12 Ngoài ra, các phân tích về các yếu tố liên quan bệnh lý tăng huyết áp (thời gian bị tăng huyết áp, chỉ số huyết áp, sự kiểm soát huyết áp), yếu tố về sức khỏe thể chất và tinh thần cũng được một số nghiên cứu ghi nhận có liên quan đến trầm cảm, tuy nhiên chưa tập trung vào đối tượng cao tuổi tăng huyết áp.9,13
Rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi là một mối quan tâm sức khỏe nghiêm trọng và phổ biến có liên quan đến suy giảm chức năng và gia tăng tỷ lệ tử vong.14 Mặc dù vậy, rối loạn trầm cảm vẫn chưa được phát hiện và điều trị đầy đủ trong dân số cao tuổi và đặc biệt có bệnh lý tăng huyết áp.9,15 Để hiểu rõ hơn về các biểu hiện của trầm cảm ở người cao tuổi tăng huyết áp và tìm ra những yếu tố liên quan trong bối cảnh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long chưa có những khảo sát trên chủ đề này, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn trầm cảm ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp”. Các mục tiêu của đề tài nghiên cứu như sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và kết quả ứng dụng thang đo GDS-30 ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp tại Khoa Nội lão học, Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở nhóm người bệnh trên.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Người cao tuổi 3
1.1.1. Giới thiệu về người cao tuổi 3
1.1.2. Sự lão hoá và sức khỏe thể chất ở người cao tuổi 4
1.1.3. Sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi 4
1.1.4. Khía cạnh tâm lý xã hội ở người cao tuổi 6
1.2. Tăng huyết áp ở người cao tuổi 7
1.2.1. Giới thiệu về tăng huyết áp 7
1.2.2. Chẩn đoán tăng huyết áp 8
1.2.3. Tăng huyết áp ở người cao tuổi 9
1.2.4. Tiến triển và điều trị tăng huyết áp 11
1.3. Rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi tăng huyết áp 13
1.3.1. Giới thiệu về rối loạn trầm cảm 13
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh rối loạn trầm cảm 14
1.3.3. Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm 19
1.3.4. Chẩn đoán trầm cảm theo ICD-104 23
1.3.5. Rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi 24
1.4. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh cao tuổi THA 27
1.4.1. Giới thiệu về yếu tố liên quan 27
1.4.2. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh cao tuổi THA . 29
1.5. Tình hình nghiên cứu liên quan trầm cảm ở người cao tuổi THA 32
1.5.1. Thế giới 32
1.5.2. Việt Nam 35
1.5.3. Khung lý thuyết về các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao
tuổi THA 38
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu 40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40
2.2.2. Cỡ mẫu 40
2.2.3. Các biến số và phương pháp đo lường 41
2.2.4. Công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu 54
2.2.5. Các bước tiến hành 55
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số 58
2.2.7. Phương pháp nhập và phân tích số liệu 59
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 60
2.3.1. Tính tự nguyện 60
2.3.2. Tính bảo mật 60
2.3.3. Tính minh bạch 60
2.3.4. Đạo đức của nhà nghiên cứu 60
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. Thông tin đối tượng nghiên cứu 62
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học 62
3.1.2. Đặc điểm liên quan cơ thể và tâm lý người cao tuổi 63
3.1.3. Đặc điểm liên quan tăng huyết áp 66
3.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và kết quả ứng dụng thang đo
GDS-30 ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp 67
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm 67
3.2.2. Kết quả ứng dụng thang đo GDS-30 đánh giá trầm cảm ở người
bệnh cao tuổi tăng huyết áp 76
3.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh cao tuổi tăng
huyết áp 76
3.3.1. Mối liên quan giữa trầm cảm với đặc điểm nhân khẩu xã hội học 76
3.3.2. Trầm cảm với yếu tố tăng huyết áp 80
3.3.3. Trầm cảm với biến chứng tăng huyết áp, đặc điểm cơ thể và tâm lý .. 85
3.3.4. Mô hình đa biến mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố 89
Chương 4: BÀN LUẬN 91
4.1. Thông tin đối tượng nghiên cứu 91
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học 91
4.1.2. Đặc điểm liên quan cơ thể và tâm lý người cao tuổi 96
4.1.3. Đặc điểm liên quan tăng huyết áp 97
4.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và kết quả ứng dụng thang đo
GDS-30 ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp 98
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm 98
4.2.2. Kết quả ứng dụng thang đo GDS-30 đánh giá trầm cảm ở người
bệnh cao tuổi tăng huyết áp 108
4.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh cao tuổi tăng
huyết áp 109
4.3.1. Trầm cảm với đặc điểm nhân khẩu xã hội học 109
4.3.2. Trầm cảm với yếu tố tăng huyết áp 115
4.3.3. Trầm cảm với biến chứng tăng huyết áp, đặc điểm cơ thể và tâm lý 120
4.3.4. Mô hình đa biến mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố … 124
4.4. Hạn chế của đề tài 125
KẾT LUẬN 126
KIẾN NGHỊ 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại huyết áp năm 2003 của Tổ chức Y tế thế giới 9
Bảng 1.2. Can thiệp không thuốc 12
Bảng 1.3. Chiến lược thuốc điều trị THA 13
Bảng 2.1. Phân loại cân nặng BMI cho người Châu Á trưởng thành 43
Bảng 2.2. Phân loại tăng huyết áp 44
Bảng 2.3. Chẩn đoán và mức độ nặng của trầm cảm theo ICD-10 47
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học 62
Bảng 3.2. Chẩn đoán các bệnh đi kèm 64
Bảng 3.3. Đặc điểm liên quan đến tâm lý xã hội 65
Bảng 3.4. Đặc điểm liên quan tăng huyết áp và biến chứng 66
Bảng 3.5. Phân loại trầm cảm theo ICD-10 67
Bảng 3.6. Các đặc điểm của giảm khí sắc 69
Bảng 3.7. Các đặc điểm giảm năng lượng, tăng mệt mỏi 70
Bảng 3.8. Các đặc điểm giảm tập trung và chú ý 70
Bảng 3.9. Các đặc điểm giảm tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc
quyết định 71
Bảng 3.10. Các đặc điểm ý tưởng buộc tội và không xứng đáng 71
Bảng 3.11. Các đặc điểm nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan 72
Bảng 3.12. Các đặc điểm ý tưởng và hành vi hủy hoại hoặc tự sát 72
Bảng 3.13. Các đặc điểm rối loạn giấc ngủ 73
Bảng 3.14. Các đặc điểm triệu chứng sinh học 74
Bảng 3.15. Trầm cảm với tuổi 76
Bảng 3.16. Trầm cảm với giới tính 77
Bảng 3.17. Trầm cảm với dân tộc 77
Bảng 3.18. Trầm cảm với trình độ học vấn 78
Bảng 3.19. Trầm cảm với khả năng lao động 78
Bảng 3.20. Trầm cảm với tình trạng hôn nhân 79
Bảng 3.21. Trầm cảm với đặc điểm kinh tế xã hội 79
Bảng 3.22. Trầm cảm với khu vực sống 80
Bảng 3.23. Trầm cảm với thời gian tăng huyết áp 80
Bảng 3.25. Trầm cảm với chỉ số huyết áp 81
Bảng 3.26. Trầm cảm với phân độ tăng huyết áp 81
Bảng 3.27. Trầm cảm với sự kiểm soát huyết áp 82
Bảng 3.28. Trầm cảm với số loại thuốc hạ áp 82
Bảng 3.29. Trầm cảm với lạm dụng thuốc/chất 84
Bảng 3.30. Trầm cảm với thói quen ăn nhiều muối 84
Bảng 3.31. Trầm cảm với biến chứng của tăng huyết áp 85
Bảng 3.32. Trầm cảm với số bệnh lý khác đi kèm THA 85
Bảng 3.33. Trầm cảm với chỉ số khối cơ thể 86
Bảng 3.34. Trầm cảm với hoạt động thể lực 86
Bảng 3.35. Trầm cảm với sự cô đơn 87
Bảng 3.36. Trầm cảm với sự độc lập các hoạt động sống hàng ngày 88
Bảng 3.37. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm 89
Bảng 4.1. So sánh đặc điểm đối tượng tham gia trong các nghiên cứu có
liên quan trầm cảm người cao tuổi THA 91
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ hiện mắc toàn cầu của rối trầm cảm, theo tuổi và giới 29
Biểu đồ 3.1. Chẩn đoán bệnh chính khi vào viện 63
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ trầm cảm theo ICD-10 67
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng trầm cảm theo ICD-10 68
Biểu đồ 3.4. Các đặc điểm giảm quan tâm thích thú 69
Biểu đồ 3.5. Các đặc điểm rối loạn ăn uống (giảm hoặc thèm muốn ăn uống)
và thay đổi trọng lượng cơ thể 73
Biểu đồ 3.6. Các đặc điểm triệu chứng đau 75
Biểu đồ 3.7. Mức độ nặng của trầm cảm theo ICD-10 75
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ trầm cảm (A) và mức độ trầm cảm (B) theo GDS-30. 76
Biểu đồ 3.9. Trầm cảm với tuân thủ thuốc 83
Biểu đồ 3.10. Trầm cảm với chất lượng cuộc sống 87
Biểu đồ 3.11. Trầm cảm với chất lượng giấc ngủ 88
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Thống, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thắng, và cộng sự (2020). Thực trạng rối loạn trầm cảm ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp. Tạp chí nghiên cứu Y học, 132 (8), 233-242.
2. Nguyễn Văn Thống, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thắng và cộng sự (2021). Khảo sát mất ngủ ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp tại Khoa Lão, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tim mạch học Việt Nam, 93, 192-200.
3. Nguyễn Văn Thống, Nguyễn Văn Tuấn, Vũ Sơn Tùng và cộng sự (2023). Mối liên quan giữa tuân thủ sử dụng thuốc thuốc và trầm cảm ở người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội lão, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. YDược học Cần Thơ, 56, 159-165.
4. Thong Van Nguyen, Kien Trung Nguyen, Phuong Minh Nguyen, Tuan Nguyen Van và cộng sự (2021). Vietnamese version of the geriatric depression scale (30 items): translation, cross-cultural adaptation, and validation. Geriatrics, 6 (4), 116.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com