Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân ở một số chuyên khoa tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012

Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân ở một số chuyên khoa tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012

Thiếu máu là một hội chứng thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện ở rất nhiều tình trạng bệnh lý và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thiếu máu cũng biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau và có thể chính là lí do khiến bệnh nhân đi khám và điều trị. Theo các số liệu điều tra, người ta ước tính có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, tỷ lệ đặc biệt cao ở những nước đang phát triển[45]. Theo thống kê của viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam năm 2008, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai trên phạm vi toàn quốc là 31,4%, của trẻ em dưới 5 tuổi là 26,5%. Thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể lực, tâm lý, trí tuệ và khả năng lao động của con người, nó cũng góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong chung khi bệnh nhân bị thiếu máu nặng và kéo dài. Ở các bệnh lý mạn tính, thiếu máu tạo nên một vòng xoáy luẩn quẩn làm cho tình trạng bệnh nặng thêm, gây ra các biến chứng cho tim, não. Ở phụ nữ có thai, thiếu máu là mối đe dọa cho sự sống và sức khỏe của bà mẹ vào lúc sinh đẻ, hơn nữa thiếu máu cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sống còn của đứa trẻ [55].

Ở nước ta, những nghiên cứu về tình hình thiếu máu được tiến hành trong hơn một thập kỷ qua, nhưng còn ít và chưa đầy đủ, chủ yếu là những nghiên cứu trên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em. Những nghiên cứu này chủ yếu mới đề cập đến tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt [30]. Sự phát triển xã hội trong các thời điểm, điều kiện kinh tế khác nhau cũng đã tác động lên tập quán sinh hoạt, ăn uống và nhận thức phòng bệnh của con người, làm thay đổi tỷ lệ, đặc điểm và nguyên nhân thiếu máu.

Mỗi chuyên khoa có tính đặc thù riêng, tính chất bệnh lý của bệnh nhân ở các chuyên khoa khác nhau thì có tỷ lệ, mức độ và đặc điểm thiếu máu khác nhau. Để lập kế hoạch cho việc dự trù các chế phẩm máu, thuốc và trang thiết bị để sẵn sàng cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời, có hiệu quả thì cần có các thông tin về tỷ lệ, mức độ và đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân khoa đó.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân ở một số chuyên khoa tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012” với hai mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu tỷ lệ, mức độ thiếu máu của bệnh nhân đến khám và điều trị ở một số chuyên khoa (Tiêu hóa, Thận- Tiết niệu, Cơxương khớp, Sản, Ung bướu và Huyết học) tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012.

2. Tìm hiểu đặc điểm thiếu máu ở nhóm bệnh tại các chuyên khoa trên.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chuơng 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Quá trình sinh hồng cầu bình thường ở người 3

1.1.1. Nguồn gốc của dòng hồng cầu 4

1.1.2. Dòng hồng cầu trong tủy xương 6

1.1.3. Quá trình trưởng thành dòng hồng cầu 7

1.2. Các yếu tố ngoại sinh cần thiết cho sự tạo hồng cầu 8

1.2.1. Sắt 8

1.2.2. Các yếu tố khác 10

1.3. Khái niệm thiếu máu và phân loại thiếu máu 10

1.3.1. Thiếu máu 10

1.3.2. Phân loại thiếu máu theo hình thái học 11

1.3.3 Phân loại thiếu máu theo mức độ thiếu máu 13

1.3.4 Phân loại thiếu máu theo nguyên nhân: có 2 nhóm chính sau 13

1.4 Các nhóm nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp 14

1.4.1 Thiếu máu thiếu sắt 14

1.4.2. Thiếu máu do viêm nhiễm mạn tính 17

1.4.3. Thiếu máu trong các bệnh ung thư 19

1.5. Các nghiên cứu về thiếu máu ở Việt Nam 20

Chuơng 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 22

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN 23

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 23

2.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu: 23

2.3.3 Phương pháp thu thập thông tin 23

2.3.4. Cách thức tiến hành và các thông số nghiên cứu 23

2.3.5 Các chỉ số và cách nhận định 24

2.3.6. Kỹ thuật 25

2.3.7. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 25

2.3.8. Xử lý số liệu 25

2.3.9. Khía cạnh đạo đức của đề tài 26

Chuơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1. Tỷ lệ, mức độ thiếu máu chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 27

3.1.1. Tỷ lệ thiếu máu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 27

3.1.2. Mức độ thiếu máu chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu có

thiếu máu 29

3.2. Tỷ lệ, mức độ thiếu máu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo các

chuyên khoa 30

3.2.1. Tỷ lệ thiếu máu theo các chuyên khoa 30

3.2.2. Mức độ thiếu máu theo các chuyên khoa 36

3.3. Đặc điểm thiếu máu ở nhóm bệnh tại các chuyên khoa 38

3.3.1. Đặc điểm các chỉ số hồng cầu của nhóm bệnh nhân thiếu máu … 38

Chuơng 4: BÀN LUẬN 45

4.1. Bàn luận về tỷ lệ, mức độ thiếu máu chung của nhóm bệnh nhân

nghiên cứu 45

4.1.1. Bàn luận về tỷ lệ thiếu máu 45

4.1.2. Bàn luận về mức độ thiếu máu chung của 6 khoa nghiên cứu 46

4.2. Bàn luận về tỷ lệ, mức độ thiếu máu theo các chuyên khoa 48

4.2.1. Bàn luận về tỷ lệ thiếu máu tại các chuyên khoa 48

4.2.2. Bàn luận về mức độ thiếu máu tại các chuyên khoa 54

4.3. Bàn luận về đặc điểm thiếu máu tại các chuyên khoa 57

4.3.1. Bàn luận về đặc điểm hồng cầu của bệnh nhân thiếu máu tại các

chuyên khoa 57

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MẪU PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

DANH SÁCH BỆNH NHÂN

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment