Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Luận văn bác sĩ nội trú Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.Thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ Hemoglobin (Hb) dưới giới hạn bình thường của người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi, giới tính, chủng tộc trong cùng điều kiện môi trường sống [88].
Trong một tuyên bố chung, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) nhấn mạnh “Thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng để lại hậu quả to lớn đối với sức khỏe con người. Ước tính về tỷ lệ cho thấy, thiếu máu một trong những tình trạng phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi” [89]. Báo cáo của WHO (2015), toàn cầu có 273,2 triệu trẻ em thiếu máu chiếm 42,6%. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ thiếu máu trẻ dưới 5 tuổi từ 20 đến 39,9% [88].

Thiếu máu sơ sinh là một rối loạn huyết học khá thường gặp. Một số nghiên cứu trên thế giới cho biết tỉ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm tại Bệnh viện Cocody (Bờ Biển Ngà) là 17,5% (Folquet Amorissani M) [33], Sunmin Lee và cộng sự (Hoa Kỳ) cho thấy có 21% trẻ sơ sinh thiếu máu [59]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang khoa Nhi Trường Đại học Y Dược Huế cho biết 17,9% sơ sinh bệnh lý có thiếu máu [29], Đặng Văn Chức (2015) khoa Sơ sinh Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho thấy tỉ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh bệnh lý là 6,8% [9].
Trong giai đoạn sơ sinh, triệu chứng thiếu máu thường bị lu mờ bởi một số hiện tượng sinh lý và bệnh lý như vàng da, đỏ da, tình trạng ngạt, suy hô hấp, viêm phổi, viêm da hoặc các dị tật bẩm sinh…. Bên cạnh đó, sự biến đổi về mặt huyết động ở thời kì sơ sinh là rất lớn. Ở trẻ bình thường, Hb ở trẻ 1 ngày tuổi là 190 ± 22 g/l đến 6 ngày tuổi giảm còn 174 ± 22 g/l [19], [39]. Thiếu máu làm trẻ sơ sinh biếng ăn, quấy khóc, chậm phục hồi bệnh đang mắc phải, chậm tăng cân và dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn. Mặt khác, thiếu máu làm chậm sự tăng trưởng của trẻ nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp [77], [54]. Một số yếu tố góp phần vào sự xuất hiện thiếu máu ở thời kì sơ sinh như yếu tố từ phía mẹ, phía thai, phần phụ của thai, quá trình chuyển dạ cũng như tình trạng bệnh lý trẻ đang mắc.
Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, hằng năm có hơn 800 trẻ sơ sinh nhập viện [18], trong đó nhiều trẻ có tình trạng thiếu máu ngay từ giai đoạn sơ sinh sớm, đặc biệt có những trường hợp phải truyền máu. Vậy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh giai đoạn sớm đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bao nhiêu? Thiếu máu ở những trẻ này có đặc điểm gì? Yếu tố nào liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh giai đoạn sớm? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ và mô tả một số đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh giai đoạn sớm điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh giai đoạn sớm điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

MỤC LỤC
Lời cam đoan………………………………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn …………………………………………………………………………………………. ii
Danh mục chữ viết tắt …………………………………………………………………………..iii
Mục lục………………………………………………………………………………………………. iv
Danh mục bảng……………………………………………………………………………………. vi
Danh mục hình, biểu đồ ………………………………………………………………………viii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………….. 3
1.1. Sinh lý máu và tạo máu…………………………………………………………………… 3
1.2. Định nghĩa và phân loại thiếu máu …………………………………………………… 7
1.3. Thiếu máu thời kỳ sơ sinh……………………………………………………………….. 8
1.4. Thực trạng thiếu máu sơ sinh…………………………………………………………. 12
1.5. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh …………………………. 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VA PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU………….. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………… 22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………………… 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 22
2.4. Biến số và cách định nghĩa các biến số nghiên cứu…………………………… 23
2.5. Chỉ số nghiên cứu…………………………………………………………………………. 31
2.6. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………. 32
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu…………………………………………… 33
2.8. Khống chế sai số ………………………………………………………………………….. 34
2.9. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………… 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 36
3.1. Tỷ lệ và đặc điểm thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm ………………………….. 36
3.2. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh …………………………. 43

CHƯƠNG 4: BAN LUẬN…………………………………………………………………… 53
4.1. Tỷ lệ và đặc điểm thiếu máu sơ sinh……………………………………………….. 53
4.3. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh …………………………. 60
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 72
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………… 73
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
DANH MUC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chỉ số huyết học – sinh hóa trẻ sơ sinh ………………………………….. 25
Bảng 2.2. Chỉ số Apgar ………………………………………………………………………. 26
Bảng 2.3. Chỉ số Silverman………………………………………………………………….. 26
Bảng 3.1. Tỷ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm theo giới tính ……………….. 36
Bảng 3.2. Tỷ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm theo tuổi thai………………… 37
Bảng 3.3. Tỷ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm theo CNLS…………………… 37
Bảng 3.4. Tỷ lệ TMSS giai đoạn sớm theo kích thước so với tuổi thai………. 38
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng thiếu máu sơ sinh ………………………………… 38
Bảng 3.6. Đặc điểm huyết học sơ sinh thiếu máu……………………………………. 40
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh hóa sơ sinh thiếu máu……………………………………… 40
Bảng 3.8. Đặc điểm huyết học – sinh hóa sơ sinh thiếu máu…………………….. 41
Bảng 3.9. Tương quan giữa RBC, Hb và Protein TP, sắt huyết thanh ………. 42
Bảng 3.10. Liên quan giữa dân tộc và tuổi của mẹ với TMSS………………….. 43
Bảng 3.11. Liên quan giữa địa dư và nghề nghiệp mẹ với TMSS……………… 44
Bảng 3.12. Liên quan giữa nhân trắc học của mẹ với TMSS ……………………. 45
Bảng 3.13. Liên quan giữa số con và số lần mang thai của mẹ với TMSS …. 45
Bảng 3.14. Liên quan giữa khoảng cách giữa hai lần sinh với TMSS ……….. 46
Bảng 3.15. Liên quan giữa mẹ bổ sung sắt trong thai kỳ và TMSS …………… 46
Bảng 3.16. Liên quan giữa mẹ hút thuốc lá/lào thụ động và TMSS…………… 47
Bảng 3.17. Liên quan giữa bệnh lý mẹ và TMSS……………………………………. 47
Bảng 3.18. Liên quan giữa mẹ bị thiếu máu và TMSS…………………………….. 48
Bảng 3.19. Liên quan giữa cách sinh và TMSS………………………………………. 48
Bảng 3.20. Liên quan giữa quá trình chuyển dạ và TMSS……………………….. 49vii
Bảng 3.21. Liên quan giữa số thai và TMSS ………………………………………….. 49
Bảng 3.22. Liên quan giữa rau thai và TMSS…………………………………………. 50
Bảng 3.23. Liên quan giữa ngạt, suy hô hấp và TMSS ……………………………. 50
Bảng 3.24. Liên quan giữa một số bệnh lý sơ sinh và TMSS……………………. 51
Bảng 3.25. Liên quan giữa nhiễm trùng sơ sinh và TMSS……………………….. 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Tiếng Việt

1. Bệnh viện Nhi Đồng 1 (2013), Giá trị bình thường các xét nghiệm thường gặp, Phác đồ điều trị, NXB Y học, Tp Hồ Chí Minh, tr 1592-03.
2. Bệnh viện Nhi Trung ương (2016), Khoảng tham chiếu các giá trị huyết học, Hà Nội, tr 25 – 30.
3. Nguyễn Thị Thanh Bình (2016), “Tình trạng dinh dưỡng và nồng độ hemoglobin ở trẻ sơ sinh bệnh lý giai đoạn sơ sinh sớm tại Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế”, Tạp chí Nhi Khoa. 9(2), tr. 19-28.
4. Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên (2018), Giáo trình Nhi khoa, Sơ sinh, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội, tr 66-23.
5. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Sản phụ khoa, Quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015, Hà Nội, tr 29 – 59, 220-55.
6. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/8/2015 Hà Nội, tr 185-50, 534-79.
7. Bộ Y Tế (2017), Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú, Quyết định số 776/QĐ-BYT ngày 08 tháng 3 năm 2017, Hà Nội, tr 24-27.
8. Hồ Bích Châu (2010), “So sánh hiệu quả của sắt và sắt kết hợp với Erythropoietin trong phòng ngừa thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14(1), tr. 169-72.
9. Đặng Văn Chức và Phimsamay Phomany (2017), “Một số đặc điểm dịch tễ thiếu máu ở trẻ sơ sinh”, Tạp chí Nhi khoa. 10(5), tr. 39-45.
10. Đặng Văn Chức, Phimsamay Phomany và Đặng Việt Linh (2017), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 122 trẻ sơ sinh thiếu máu tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2016”, Tạp chí Nhi khoa. 10(2), tr. 14-20

11. Phạm Thị Thu Cúc (2018), Thực trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi tại phòng khám dinh dưỡng Bệnh Viện Nhi Trung ương, Luận văn Thạc sỹ, Nhi khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Dũng (2011), Nghiên cứu thiếu máu ở trẻ đẻ non, đánh giá hiệu quả điều trị bằng bổ sung các yếu tố tạo máu, Luận văn Thạc sỹ, Nhi khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
13. Phạm Diệp Thùy Dương (2011), “Đặc điểm và biến chứng của những trường hợp vàng da sơ sinh được thay máu tại bệnh viện nhi đồng ii năm 2010”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 15(3), tr. 136-39.
14. Đỗ Hàm (2014), Tiếp cận nghiên cứu khoa học y học, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, 58-65.
15. Nguyễn Thu Hằng (2016), Nghiên cứu các biến chứng ở trẻ sơ sinh nhỏ so với tuổi thai và một số yếu tố liên quan từ phía mẹ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn Thạc sỹ Y học, Nhi khoa, Trường đại học Y Hà Nội.
16. Đoàn Thị Huệ và Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Nhận xét một số chỉ số huyết học và chỉ số sinh hóa ở trẻ sơ sinh non tháng điều trị tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên “, Tạp chí Khoa học và công nghệ. 101(01), tr. 115-20.
17. Nguyễn Thị Hoài Hương, Lâm Thị Mỹ và Ngô Minh Xuân (2009), “Tình hình truyền máu sơ sinh tại khoa sơ sinh Từ Dũ năm 2006 – 2007”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 13(1), tr. 13-18.
18. Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự (2012), “Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên trong 3 năm (2008 – 2010)”, Tạp chí Y học thực hành. 12(3), tr. 9- 13.
19. Nguyễn Công Khanh và các cộng sự. (2016), Hệ tạo máu – Huyết học – Truyền máu, Sách giáo khoa Nhi khoa, NXB Y học, Hà Nội, tr 939-3

20. Nguyễn Công Khanh và các cộng sự. (2016), Sơ sinh, Sách giáo khoa Nhi khoa, NXB Y học, Hà Nội, tr 177-07.
21. Nguyễn Công Khanh và Nguyễn Hoàng Nam (2017), Tiếp cận chẩn đoán và điều trị Nhi khoa, Bệnh lý sơ sinh, NXB Y học, Hà Nội, tr 19- 65.
22. Đỗ Kính (2015), Phôi thai học-Thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội, 775-81.
23. Nguyễn Thị Hồng Lạc và Nguyễn Tuấn Anh (2016), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ bệnh viêm phổi ở trẻ em dưới 2 tháng tuổi ở khoa Nhi Bệnh viện Nông nghiệp”, Tạp chí Nhi khoa. 9(2), tr. 45 49.
24. Lê Bạch Mai và cộng sự (2006), “Tình trạng dinh dưỡng, nồng độ Hemoglobin và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. 2(2), tr. 18-22.
25. Nguyễn Thị Mai (2013), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng bilirubin tư do ở trẻ sơ sinh non tháng ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ, Nhi khoa, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên.
26. Nguyễn Thị Kiều Nhi (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sơ sinh bệnh lý điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”, Tạp chí Y Dược học(2), tr. 112-17.
27. Nguyễn Thị Kiều Nhi và Trần Minh Châu (2006), “Tìm hiểu một số nét dịch tễ học bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ – thai “, Tạp chí Y học thực hành. Kỷ yếu công trình Nhi khoa(552), tr. 97-01.
28. Nguyễn Thị Thủy (2013), Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2012 – 2013, Luận văn Thạc sỹ, Huyết học – Truyền máu, Trường Đại học Y Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Huyền Trang (2011), Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ hemoglobin máu ở giai đoạn sơ sinh sớm ở trẻ sơ sinh bệnh lý điều trị 
tại khoa Nhi bệnh viện trường đại học Y Dược Huế, Luận văn Thạc sỹ, Nhi khoa, Trường Đại học Y Dược Huế.
30. Phạm Thị Xuân Tú và Phạm Văn Hùng (2002), “Đặc điểm lâm sàng, sinh học của nhiễm khuẩn huyết sơ sinh”, Hội Nhi khoa Việt Nam. Tập 10(số đặc biệt), tr. 86-91.
31. Nguyễn Thị Hoàng Tuyết (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và nguyên nhân của bệnh thiếu máu thiếu sắt ở người lớn và trẻ em tại Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương, Luận văn Thạc sỹ, Huyết học – truyền máu, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
32. Viện dinh dưỡng Quốc gia (2015), Điều tra quốc gia về vi chất dinh dưỡng năm 2014, Mạng lưới giám sát dinh dưỡng toàn quốc – VDD, Viện Dinh Dưỡng, Hà Nội, tr 34-38

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment