Nghiên cứu đặc điểm tổn thương gan trên bệnh nhân Thalassemia tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương

Nghiên cứu đặc điểm tổn thương gan trên bệnh nhân Thalassemia tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm tổn thương gan trên bệnh nhân Thalassemia tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.Thalassemia là bệnh lý thiếu máu tan máudi truyền, do giảm hoặc mất hẳn sự tổng hợp của một loại chuỗi globin[1][2][3][4]. Đây là nhóm bệnh máu di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Theo ước tính của WHO, ước tính có khoảng 7% dân số trên thế giới mang gen bệnh hemoglobin di truyền, trong đó chủ yếu là α-thal, β-thal vàβ-thal phối hợp HbE (HbE/β-thal)[5][6].

Tại Việt Nam, chưa có số liệu thống kế trên toàn quốc về tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh. Tuy nhiên dựa vào các số liệu của các tác giảđã nghiên cứu, tỷxuất sinh hàng năm là 1.64% dân số và theo công thức tính của Liên đoàn Thalasemia thế giới, ước tính mỗi năm có thêm khoảng 2000 trẻ sinh ra bị bệnh thalassemia và số người mang gen bệnh vào khoảng 5.3 triệu người, đây là nguồn tiếp tục tạo nên những bệnh nhân thalassemia mới nếu không được phát hiện bệnh và tư vấn đầyđủ trước khi kết hôn[7][8][9][10].

Hiện nay, biện pháp điều trị chủ yếu cho người bệnh thalassemia vẫn là truyền máu và thải sắt.Do đặc điểm màng hồng cầu không bền vững dễ gây tan máu làm tăng giải phóng sắtvà gây thiếu hụt huyết sắc tố. Truyền máu nhằm bù lại lượng huyết sắc tố thiếu hụt nhưng đồng thời nó cũng mang theonguy cơ lây nhiễm HBV, HCV gây tổn thương gan.Mặt khác, truyền máu cũng là con đường đưa sắt vào trong cơ thể, lượng sắt này tăng lên theo lượng máu truyền vào, trong khi sắt lại không bị đào thải ra khỏi cơ thể, do đó làm cho bệnh nhân (BN) bị dư thừa sắt. Ở BN thalassemia thể trung gian, thừa sắt còn là hậu quả của sự tăng hấp thu sắt qua đường tiêu hóa. Khi sắt dư thừa nhiều sẽ tạo ra các gốc tự do, các gốc tự do này gây nhiễm độc tế bào, làm tế bào chết và xơ hoá.Trong cơ thể, gan là cơ quan quan trọng nhất trong sự hằng định nội môi sắt, và là nơi đầu tiên bắt giữ các tế bào sắt dư thừa.Chính vì vậy khi cơ thể dư thừa sắt, gan sẽ là nơi đầu tiên bị tổn thương[11].Gan bịtổn thương sẽ bị suy giảm chức năng vàảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, và là nguyên nhân gây tử vong ởBN thalassemia.

Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự tổn thương gan ở BNthalassemia [12][13]. Ở Việt Nam cũng có những nghiên cứu về bệnh thalasemia [14][15], nhưng chưa có nghiên cứu nào tập trung vào vấn đề tổn thương gan, nhất là những BN có truyền máu nhiều lần. Tại trung tâm Thalassemia thuộc Viện Huyết học truyền máu Trung ương, lượng BNvào điều trị ở đây khá lớn.Nhiều BN đã xuất hiện những biến chứng về gan, tim, nội tiết, xương…trong đó biến chứng gan là hay gặp nhất và cũng biểu hiện rất đa dạng.Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài“Nghiên cứu đặc điểm tổn thương gan trên bệnh nhân Thalassemia tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương”nhằm hai mục tiêu sau:

1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương gan ở bệnh nhân thalassemia.

2. Tìm hiếu mối liên quan giữa mức độ tổn thương gan với truyền máu ở bệnh nhân thalassemia.

MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm tổn thương gan trên bệnh nhân Thalassemia tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
CHỮ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
MỤC LỤC BẢNG 1
MỤC LỤC HÌNH ẢNH 3
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. BỆNH THALASSEMIA 3
1.1.1. Định nghĩa. 3
1.1.2. Lịch sử bệnh và dịch tễ học 3
1.1.3. Phân loại thể bệnh Thalassemia 4
1.1.4. Lâm sàng, cận lâm sàng 5
1.1.5. Điều trị 7
1.2. BIẾN CHỨNG TỔN THƯƠNG GAN TRONG THALASSEMIA 7
1.2.1. Cấu trúc của gan 7
1.2.2. Chức năng sinh lý của gan 8
1.2.3. Cơ chế gây tổn thương gan trong thalassemia 11
1.2.4. Dấu hiệu lâm sàng. 18
1.2.5. Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan. 18
1.3.CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG GAN 21
1.3.1. Chỉ số De Ritis. 21
1.3.2.Chỉ số APRIm 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23
2.2.2.Phương pháp chọn mẫu. 23
2.2.3. Các bước tiến hành 23
2.2.4.Nội dung nghiên cứu 24
2.2.5. Trang thiết bị, vật liệu nghiên cứu 24
2.2.6. Các chỉ số nghiên cứu. 24
2.2.7.Các tiểu chuẩnáp dụng trong nghiên cứu. 26
2.3.XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 28
2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 28
2.5. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
3.1.1. Đặc điểm về phân bố BN theo giới tính. 31
3.1.2. Đặc điểm về phân bố BN theo nhóm tuổi. 31
3.1.3. Đặc điểm về phân bốBN theo thể bệnh. 32
3.1.4. Đặc điểm phân bố về tuổi trung bình của BNtheo thể bệnh 32
3.1.5. Đặc điểm về phân bố BN theo tình trạng lách. 33
3.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG GAN. 33
3.2.1.Đặc điểm về lâm sàng hoàng đảm 33
3.2.2. Đặc điểm về cận lâm sàng 36
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRUYỀN MÁU VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG GAN. 52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 58
4.1.1. Đặc điểm về giới tính 58
4.1.2. Đặc điểm về phân bố nhóm tuổi, tuổi trung bình. 58
4.1.3. Đặc điểm về phân bố bệnh nhân theo thể bệnh. 59
4.1.4. Đặc điểm về phân bố bệnh nhân theotình trạng lách. 59
4.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG GAN 59
4.2.1. Đặc điểm về lâm sàng 59
4.2.2. Đặc điểm về cận lâm sàng 60
4.3.MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRUYỀN MÁU VÀ TỔN THƯƠNG GAN 67
4.3.1. Mối liên quan giữa truyền máu với một số dấu hiệu lâm sàng tổn thương gan. 67
4.3.2. Mối liên quan giữa truyền máu với sự thay đổi chỉ số tế bào máu ngoại vi. 68
4.3.3. Mối liên quan giữa truyền máu với sự thay đổi các chỉ số đông máucơ bản. 68
4.3.4. Mối liên quan giữa truyền máu với tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C 68
4.3.5. Mối liên quan giữa truyền máu với bệnh lý đường mật. 68
4.3.6. Mối liên quan giữa truyền máu với sự thay đổi các chỉ số hóa sinh. 69
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1.1: Ví dụ về tăng dự trữ sắt do truyền máu khi không thải sắt ở bệnh nhân thalassemia thể nặng 11
Bảng 3.1: Tuổi trung bình BN theo thể bệnh 32
Bảng 3.2: Biểu hiện hoàng đảm theo thể bệnh 33
Bảng 3.3: Biểu hiện gan to theo thể bệnh 34
Bảng 3.4: Biểu hiện gan to theo tình trạng lách 35
Bảng 3.5. Đặc điểm về thay đổi số lượng tiểu cầu theo thể bệnh 37
Bảng 3.6: Đặc điểmvề số lượng tiểu cầu trung bình theotình trạng lách 38
Bảng 3.7. Đặc điểm về thay đổi số lượng tiểu cầu theo kích thước gan 38
Bảng 3.8: Đặc điểm về kết quả xét nghiệm PT% 39
Bảng 3.9: Đặc điểm về kết quả xét nghiệm rAPTT, rTT 40
Bảng 3.10: Đặc điểm về nhiễm virus viêm gan 40
Bảng 3.11: Đặc điểm nhiễm virus viêm gan theokích thước gan 41
Bảng 3.12: Đặc điểm về kết quả xét nghiệm AST, ALT, GGT 41
Bảng 3.13: Đặc điểm về tình trạng hoại tử tế bào gantheo thể bệnh 42
Bảng 3.14: Đặc điểm về tình trạng hoại tử tế bào gan theo tình trạng nhiễm virus viêm gan B, C 42
Bảng 3.15: Đặc điểm về kết quả xét nghiệm bilirubin 43
Bảng 3.16: Đặc điểm về kết quả xét nghiệm ALP, LDH 44
Bảng 3.17: Đặc điểm về kết quả xét nghiệm protein, albumin máu 44
Bảng 3.18: Đặc điểm về kết quả xét nghiệm ferritin máu 45
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa ferritin với các dấu hiệu lâm sàng 45
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa ferritin máu với các chỉ số enzym gan 46
Bảng 3.21: Đặc điểm kết quả đo LIC trung bình. 46
Bảng 3.22: Đặc điểm giữa nồng độ sắt trong gan với kích thước gan 47
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa LIC và giá trị trung bình của AST, ALT 48
Bảng 3.24: Đặc điểm về tổn thương gan cấp/mạn. 48
Bảng 3.25: Mối liên quan giữa LIC với chỉ số De Ritis. 49
Bảng 3.26. Đặc điểm về tình trạng xơ hóa gan theo chỉ số APRIm 49
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa LIC và APRIm 50
Bảng 3.28: Đặc điểm về bệnh lý đường mật theo thể bệnh. 50
Bảng 3.29: Đặc điểm bệnh lý đường mật theo tình trạng gan 51
Bảng 3.30. Đặc điểm về nhu mô gan 51
Bảng 3.31. Đặc điểm về giãn tĩnh mạch cửa 52
Bảng 3.32: Tỷ lệ BN có gan to theo tuổi bắt đầu truyền máu. 52
Bảng 3.33: Mối liên quan giữa số đơn vị máu đã truyền với kết quả xétnghiệm đông máu cơ bản. 54
Bảng 3.34: Mối liên quan giữa số đơn vị máu đã truyền với kết quả xét nghiệm bilirubin. 56
Bảng 3.35: Mối liên quan giữa số đơn vị máu đã truyền với kết quả xét nghiệm các enzym gan. 57

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới 31
Biều đồ 3.2: Phân bố BN theo nhóm tuổi 31
Biểu đồ 3.3: Phân bố BNtheo thể bệnh 32
Biểu đồ 3.4: Phân bố BN theo tình trạng lách 33
Biểu đồ 3.5: Biểu hiện hoàng đảm theo tình trạng lách 34
Biểu đồ 3.6: Phân bố BN theo tình trạng thiếu máu. 36
Biểu đồ 3.7: Đặc điểm thiếu máu theo thể bệnh 36
Biểu đồ 3.8: Đặc điểm thiếu máu theo tình trạng gan. 37
Biểu đồ 3.9: Đặc điểm về tỷ lệ giảm chỉ số fibrinogen. 39
Biểu đồ 3.10: Đặc điểm về mức độ ứ sắt trong gan 47
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ BN có gan to theo số đơn vị máu đã truyền. 53
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ BN có giảm tiểu cầu theo số đơn vị máu đã truyền. 53
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan theo số đơn vị máu đã truyền. 55
Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ các bệnh lý đường mật với số đơn vị máu đã truyền. 55

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Sơ đồ đơn giản của chu trình vận chuyển sắt ở người lớn 13
Hình 1.2. Sơ đồ biểu hiện sự ứ sắt tại nhu mô gan 14
Hình 1.3. Sơ đồ chuyển hoá hemoglobin 15
Hình 1.4. Các giai đoạn tổn thương gan do virus 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Công Khanh (1993), ” Bệnh hemoglobin”. Huyết học lâm sàng nhi khoa: Nhà xuất bản Y học. 124-164.
2. Phạm Quang Vinh (2006), ” Bệnh huyết sắc tố”. Bài giảng huyết học truyền máu: Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 190-197.
3. Nguyễn Hữu Toàn (1997), ” Tổng hợp globin và các hội chứng thalassemia”. Huyết học, Hà Nội,. trang 117-124.
4. David J Weatherall., (2006). “Disorder of globin synthesis”. The Thalassemia, William Hematology 7¬th edition, 633-666.
5. World Health Organization (2009), ” Worldwide prevalene of anaemia 1993-2005 WHO global database on anaemia”. Worldwide prevalene of anaemia report 1993-2005 accessed, May 5th 2009.
6. Weathrall DJ, Beutler E, Ersley AJ, et a (1990)., ” The Thalassemia”. Hematology, McGraw-Hill, 510-539.
7. Nguyễn Công Khanh (1985), “Một số đặc điểm lâm sàng và huyết học bệnh Beta-thalassemia ở người Việt Nam”. Luận án Phó tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Công Khanh (1993), ” Tần suất bệnh Hemoglobin ở Việt Nam”. Y học Việt Nam, 8, 11-16.
9. Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực, c.s (1987), “Sự lưu hành bệnh Hb ở một số dân tộc miền Bắc”. Y học Việt Nam, 4, 9-15.
10. Dương Bá Trực (1996), “ Đặc điểm lâm sàng và huyết học bệnh HbH ở trẻ em Việt Nam, bước đầu tìm hiểu alpha- thalassemia ở Hà Nội”. Luận án Phó Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội
11. Thalassemia international federation (2008), Guidelines for the clinical management of thalassemia.: Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh.
12. Hamidieh AA, Shazad B, Ostovaneh MR, et al, (2014). Noninvasive Measurement of Liver Fibrosis Using Transient Elastography in Pediatric Patients with MajorThalassemia Who Are Candidates for Hematopoietic Stem Cell Transplantation. Biol Blood Marrow Transplant. 2014 Jul 25. pii: S1083-8791(14)00474-1.
13. Sengsuk C, Tangvarasittichai O, Chantanaskulwong P, et al, (2014). Association of Iron Overload with Oxidative Stress, Hepatic Damage and Dyslipidemia in Transfusion-Dependent β-Thalassemia/HbE Patients. Indian J Clin Biochem. 2014 Jul;29(3):298-305.
14. Mã Phương Hạnh, Lâm Thị Mỹ ( 2008), “Đặc điểm bệnh nhân Thalassemia thể nặng có ứ sắt tại bệnh viện Nhi đồng I”
15. Phùng Thị Hồng Hạnh (2009), “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và bước đầu nhận xét kết quả điều trị ở bệnh nhân thalassemia người lớn tại viện Huyết học – Truyền máu trung ương”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
16. Eleftheriou A (2007), About Thalassemia, Thalassemia International Federation, Nicosia, Cyprus.
17. Betty Ciesla (2007), “The thalassemia Syndrome”, Hematology in Practial, p72-81
18. Ed Uthman (2003), “ Hemoglobinopathies and Thalassemias”, Blood Cell and anemia, American Board of Pathology.
19. Dương Bá Trực và cs (2009), “Tình hình bệnh Thalassemia và bệnh Hemoglobin ở người Mường tại Hoà Bình”, Tạp chí y học Việt Nam tháng 9/2010, tr 47-51.
20. Nguyễn Công Khanh, (1993), “Thành phần huyết cầu tố trong beta-thalassemia”, Tạp chí y học Việt Nam, số 8, trang 53-59.
21. Nguyễn Công Khanh (2004), “Phân loại và chẩn đoán thiếu máu, Thalassemia”, Huyết học lâm sàng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 33-35, 132-146.
22. Bùi Văn Viên, Nguyễn Công Khanh (1996), “Đối chiếu lâm sàng và huyết học thể dị hợp tử kép bệnh HbE-Beta thalassemia với beta thalassemia đồng hợp tử”, Tạp chí Nhi khoa, tập 5(4), trang 195-206.
23. Emmanuel C.Besa (1997), “Tổng hợp globin và các hội chứng Thalassemia”, Huyết học, tài liệu dịch, trang 117-124.
24. Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ (2008), “Tiêu hoá”. Bài giảng bệnh học nội khoa, tập 2, tr 168-169.
25. Cappellini M D, Cohen A, Eleftherion A, et al (2007), “Guilines for the clinical management of thalassemia” (2nd), Thalassemia International Federation, Nicosia, Cyprus.
26. Caterina Borgna – Pignatti, Renzo Galanello(2009), Thalassemia and Related disoder: Quantative disoder of Hemoglobin Synthesis, Wintrobe’s clinical hematology 12th Edition.
27. Deborah Rund, E.R., (2005), β- thalassemia. N Eng J Med. 353:p.1135-1146.
28. Toshihiko Tannno, Natarajan V.B, Patricia A.O, et al., (2007). High levels of GDF 15 in thalassemia suppress expression of the iron regulatory protein hepcidin. Nature Medicine 13. p.1906-1101.
29. Brittenhem, G.M., (2011). Iron-Chelating Therapy for Transfusional Iron Overload. N Eng J Med. 364:146-156.
30. Anderson ER, Shah YM, (2013). Iron homeostasis in the liver. Compr Physiol. 3(1):315-330.
31. Jensen PD, Jensen FT, Christensen T, et al (2003). Relationship between hepatocellular injury and transfusional iron overload prior to and during iron chelation with desferrioxamin: anemias. Blood, 101(1), 91-96.
32. Angelucci E, Muretto P, Nicolucci A, et al., (2002). Effects of iron overload and hepatitis C virus posotivity in determining progression of liver fibrosis in thalassemia following bone marrow transplantation. . Blood. 100(1):17-21.
33. Angelucci E, Brittenham GM, McLaren CE, et al., (2000). Hepatic iron concentration and total body iron stores in thalassemia major. N Eng J Med. 343(5):p.327-331.
34. Mehran Karimi et al (2010), MRI evaluation of Liver Iron Concentration in Patients with β Thalassemia major.Hepatitis Monthly10(2), p149-150.
35. Đỗ Thị Thu (2012),“Chuyển hoá hemoglobin”. Hoá sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 163-166.
36. Porter JB, Davis B (2002),“Monitoring chelation therapy to achieve optimal outcome in the treatment of thalassemia”, Best Practive and Research in Clinical Haematology 15:329-368.
37. Alter MJ, Mast EE (1994). The epidemiology of viral hepatitis in the United States. Gastroenterol Clin North Am 1994; 23:437-55.
38. Vito DM, Marcello C, Angelucci E, et al (2010). Management of chronic viral hepatitis in patients with thalassemia. Blood, 116, p.2875-2884.
39. Sing H, Pradhan M, Singh RL, et al (2003). Hight frequency of hepatitis B virus infection in patients with beta-thalassemia receiving multiple transfusions. Vox Sang, 84(4), p.292-299.
40. Jamal R, Fadzillah G, Zulkifli SZ, et al (1998). Seroprevalence of hepatitis B, hepatitis C, CMV and HIV in multiply transfused thalassemia patients: results from a thalassemia day care center in Malaysia.Southeast Asian J Trop Med Public Health; 29(4):792-4.
41. Phan Thị Minh Hồng (2009), “Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV, HBV, HCV ở bệnh nhân được truyền máu nhiều lần tại viện Huyết học truyền máu trung ương năm 2009”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
42. Merican I, Guan R, Amarapuka D, et al., (2000). Chronic hepatitis B virus infection in Asian countries.J Gastroenterol Hepatol. 15(12). p. 1356-1361.
43. Nguyễn Thị Vân Hồng (2012), “Viêm gan virus B mạn tính”. Bệnh học nội khoa, tập 2, : Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
44. Đào Văn Long (2012), “Ung thư biểu mô tế bào gan”. Bệnh học nội khoa, tập 2: Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
45. Joun HS, Lee S, Strong C, et al., (2014). Effect of a liver cancer education program on hepatitis B screening among Asian Americans in the Baltimore-Washington metropolitan, 2009-2010. Prev Chronic Dis. 11. p. 130258.
46. Song IH, Kim SM, Choo YK, (2013). Risk prediction of hepatitis B virus-related hepatocellular carcinoma in the era of antiviral therapy. World J Gastroenterol. 19(47). p. 8867-8872.
47. Lin CL, Kao JH, (2013). Risk stratification for hepatitis B virus related hepatocellular carcinoma. J Gastroenterol Hepatol. 28(1). p. 10-17.
48. Ocak S, Kaya H, Cetin M, et al (2006). Sero-prevalence of hepatitis B and hepatitis C in patients with thalassemia and sickle cell anemia in a long-term follow-up. Arch Med Res;. 37(7): 895-898.
49. Mirmomen S, Alavian SM, Hajarizadeh B, etal (2006). Epidemiology of hepatitis B, hepatitis C, and human immunodeficiency virus infecions in patients with beta-thalassemia in Iran: a multicenter study. Arch Iran Med; 9(4):319-23.
50. Nguyễn Tiến Hoà (2012). “Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và yếu tố liên quan ở một số nhóm nguy cơ cao tại Hà Nội , 2008-2010”. Luận án tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
51. Nguyễn Thị Vân Hồng (2012), “Viêm gan virus C”. Bệnh học nội khoa, tập 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
52. Trần Tiến ThiệnHuy (2000), “Diễn biến tự nhiên của nhiễm siêu vi viêm gan C”. Viêm gan siêu vi C từ cấu trúc siêu vi đến điều trị: Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
53. Theirry Poynard, Vald Ratziu, Yves Benhaumou, et al., (2005). “Progression of fibrosis”. Viral Hepatitis. 5. p. 511-519.
54. Jenny Heathcote J.M, (2006). “Molecular pathogenesis of hepatocelluler carcinoma”. Zakin and Boyer’s Hepatology. 1. p. 165-175.
55. Lai ME, Origa R, Daniou F, et al., (2013). Natural history of hepatitis C in thalassemia major. Eur J Haematol. 90(6). p. 501-507.
56. Koutouras D, Tsagarakis NJ, Fatourou, et al., (2013). Liver disease in adult transfusion-dependent beta-thalassemia patients: investigating the role of iron overload and chronic HCV infection. Liver Int. 33(3). p. 420-427.
57. Hino K, Nishina S, Hara Y, (2013). Iron metabolic disorder in chronic hepatitis C: mechanisms and relevance to hepatocarcinogenesis. J Gastroenterol Hepatol, p.93-8.
58. Sanjo A, Satoi J, Ohnishi A, et al (2003). Role of elevated platelet-associated immunoglobulin G and hypersplenism in thrombocytopenia of chronic liver diseases. J Gastroenterol Hepatol.;18(6):638–44.
59. Hayashi H, Beppu T, Shirabe K, et al (2014). Management of thrombocytopenia due to liver: a revew.World J Gastroenterol.; 20(10):2595-605.
60. Đỗ Trung Phấn (2008), “Cytokin và điều hoà tạo máu”, Tế bào gốc và bệnh lý tế bào gốc tạo máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 45-63.
61. Weksler BB (2007). Review article: the pathophysiology of thrombocytopenia in hepatitis C virus infection and chronic liver disease. Aliment Pharmacol Ther. Suppl 1:13-9.
62. Pockros PJ, Duchini A, McMillan R, et al (2002). Immune thrombocytopenic purpura in patients with chronic hepatitis C virus infection.The American Journal of Gastroenterology 97(8):2040-2045.
63. Bùi Hữu Hoàng (2009), “Xét nghiệm chức năng gan”, Triệu chứng học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh, trang 147-155.
64. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2011), “Thăm dò chức năng gan”, Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 650-692.
65. Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Đạt Anh ( 2013),“Xét nghiệm đánh giá chức năng gan”, Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
66. Geoffrey Kellerman (2012), “Xét nghiệm chức năng gan”, Những kết quả xét nghiệm bất thường, Sách dịch, Nhà xuất bản Y học, trang 115-120.
67. Nguyễn Thùy Dung (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và bước đầu đánh giá một số chỉ số APRI và fibroscan ở bệnh nhân viêm gan mạn do virus viêm gan C”, Luận văn bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà nội.
68. Khan DA, Fatima-Tuz-Zuhra, Khan FA, et al (2007).Evaluation of diagnostic accuracy of APRI for prediction of fibrosis in hepatitis C patients. Volume 20(4), p122-6.
69. Phạm Quang Vinh (2012), “Thiếu máu: phân loại và điều trị thiếu máu”, Bệnh học nội khoa, tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 389-392.
70. Đào Văn Long (2012), “Xơ gan”, Bệnh học nội khoa, tập 2; Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 9-16.
71. Dellinger RP, Levy MM, Rhodes A, et al (2012). Surviving Sepsis Campaign: International guidelines for management of severe sepsis and septic shock. Intensive Care Medicine, volume 39(2), p.165-288.
72. Nguyễn Quang Hảo (2010), “Bước đầu nghiên cứu điều trị thalassemia người trưởng thành tại viện Huyết học – Truyền máu trung ương”,Luận văn Bác sỹ nội trú, trường Đại học Y Hà Nội.
73. Hoàng Thị Thanh Nga, Vũ Đức Bình (2014), “Nghiên cứu kết quả sàng lọc kháng thể bất thường ở bệnh nhân thalassemia tại viện Huyết học – Truyền máu trung ương (2009-2014)”, Tạp chí y học Việt Nam tháng 10/2014, tr. 671-676.
74. Đỗ Trung Phấn, Phạm Quang Vinh (2002), “Một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm bệnh huyết sắc tố (thalassemia) gặp tại viện Huyết học –Truyền máu (1998-2001)”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Huyết học – Truyền máu 1999-2001, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 145-151.
75. Phan Thị Thùy Hoa, Nguyễn Duy Thăng (2010), “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh nhân thalassemia điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí y học Việt Nam tháng 9/2010,tr. 92-98.
76. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Duy Thăng và cs (2013), “Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và truyền máu của bệnh nhân thalassemia điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí Y học Việt Nam tháng 10/2014, tr. 295-303.
77. Hoàng Thị Hồng (2011), “Nghiên cứu tình trạng ứ sắt của bệnh nhân thalassemia được điều trị tại viện Huyết học – Truyền máu trung ương”, Luận văn Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
78. Nguyễn Thị Thu Hà (2014), “ Bước đầu nghiên cứu đặc điểm xương trên bệnh nhân thalassemia tại viện Huyết học – Truyền máu trung ương”, Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 10/2014, trang 311-316.
79. Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm đông cầm máu ở bệnh nhân thalassemia tại viện Huyết học – Truyền máu trung ương”, Tạp chí y học Việt Nam, tháng 5/2011, tr.31-38.

Leave a Comment