Nghiên cứu đặc điểm tổn thương khuyết mi do chấn thương và kết quả điều trị

Nghiên cứu đặc điểm tổn thương khuyết mi do chấn thương và kết quả điều trị

Mi mắt có chức năng bảo vệ sự toàn vẹn của nhãn cầu. Mi mắt còn có vai trò thẩm mĩ cao. Mi mắt hai bên cân đối về hình thể và vận động là yếu tố quan trọng với thẩm mĩ của bệnh nhân.
Khuyết mi mắt là một loại tổn thương phục hồi. Nguyên nhân có thể do chấn thương, phẫu thuật, cắt bỏ khối u hay do bẩm sinh v.v…Khuyết mi mắt bẩm sinh hay mắc phải chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật. Không giống như khuyết mi bẩm sinh, khuyết mi do chấn thương là loại thương tổn đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp. Các phương pháp điều trị và kết quả thay đổi tùy theo mức độ tổn thương. Biến chứng sau phẫu thuật có thể chỉ là ảnh hưởng đến thẩm mĩ hay nghiêm trọng hơn là hở lộ giác mạc, rối loạn phân bố nước mắt gây ảnh hưởng đến chức năng thị giác.
Phẫu thuật tạo hình mi mắt đã có một quá trình lịch sử lâu dài. Điều trị khuyết mi là một lĩnh vực nghiên cứu của chuyên nghành này. Trước đây, phẫu thuật tạo hình mi mắt chưa được chú trọng, chỉ tập trung vào bệnh học của mi mắt .Vì vậy, đã có những xử lí tổn thương khuyết mi chưa thỏa đáng, để lại thiệt thòi cho người bệnh. Từ thập niên 60, phân nghành phẫu thuật mi mắt mới tìm lại được vị trí của mình. Phẫu thuật mi đã có một nền tảng vững chắc để phát triển nhờ những kĩ thuật tiên tiến của nhiều tác giả: Callahan (1966) [29], Hughes W.L (1973) [30], Mustarde J.C (1979) [34], Smith…và nhờ sự ra đời liên tiếp của các hiệp hội phẫu thuật tạo hình mi: ở Mỹ (1969), ở châu Âu (1982).
Tổn thương khuyết mi bẩm sinh và mắc phải đã được nghiên cứu ở Việt Nam: Phạm Trọng Văn (1990) [25] đã nghiên cứu phẫu thuật điều trị tổn thương khuyết mi; Lê Minh Thông, Trịnh Bạch Tuyết (2000) [23] nghiên cứu tạo hình khuyết mi; Nguyễn Thị Quỳnh (2005) [17] nghiên cứu đặc điểm lâm sàng tổn thương mi mắt do chấn thương và kết quả xử lý, Lê Đỗ Thùy Lan (2005) nghiên cứu tạo hình khuyết mi bẩm sinh ở trẻ em…Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các dạng khuyết mi sau phẫu thuật cắt bỏ khối u. Khuyết mi do chấn thương ít gặp nhưng tổn thương đa dạng, phức tạp và phương pháp phẫu thuật nhiều khi không mang lại kết quả mong đợi. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm tổn thương khuyết mi do chấn thương và kết quả điều trị” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương khuyết mi do chấn thương.
2. Đánh giá kết quả điều trị tổn thương khuyết mi do chấn thương.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MI MẮT 3
1.1.1 Hình thể mi mắt 3
1.1.2. Cấu trúc của mi mắt 4
1.1.3. Sinh lý của mi mắt 9
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG KHUYẾT MI DO CHẤN THƯƠNG…. 9
1.2.1. Quan niệm về khuyết mi 9
1.2.2. Phân loại 10
1.2.3. Nguyên nhân gây khuyết mi 11
1.2.4. Lâm sàng tổn thương khuyết mi do chấn thương 12
1.2.5. Hậu quả của khuyết mi do chấn thương 14
1.3. ĐIỀU TRỊ KHUYẾT MI 15
1.3.1. Nguyên tắc phẫu thuật 15
1.3.2. Kỹ thuật tạo hình 16
1.3.3. Điều trị phối hợp 19
1.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG KHUYẾT MI DO CHẤN THƯƠNG Ở VIỆT NAM 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 22
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 22
2.2.4. Tiến hành nghiên cứu 23
2.2.5. Phương pháp xử trí 24
2.2.6. Theo dõi 28
2.2.7. Đánh giá các tổn thương 28
2.2.8. Xử lý số liệu 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 31
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 31
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 32
3.1.3. Đặc điểm bệnh nhân theo loại chấn thương 32
3.1.4. Nguyên nhân gây tổn thương mi 33
3.1.5. Đặc điểm mi bị chấn thương 33
3.1.6. Đặc điểm mắt bị chấn thương 34
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TỔN THƯƠNG KHUYẾT MI DO CHẤN THƯƠNG 34
3.2.1. Độ sâu khuyết mi mắt 34
3.2.2. Kích thước khuyết mi mắt 35
3.2.3. Hình dạng khuyết mi mắt 35
3.2.4. Hình dạng khuyết mi và vị trí 36
3.2.5. Kích thước khuyết mi và loại chấn thương 36
3.2.6. Độ sâu khuyết mi và loại chấn thương 37
3.2.7. Tổn thương kèm theo khuyết mi 38
3.2.8. Thị lực khi vào viện 38
3.2.9. Nhãn áp 39
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 39
3.3.1. Kết quả phục hồi về chức năng mi mắt 39
3.3.2. Kết quả phục hồi về thẩm mĩ 40
3.3.3. Kết quả phục hồi mi mắt theo hình thái tổn thương 40
3.3.4. Kết quả phục hồi mi mắt theo loại chấn thương 41
3.3.5. Kết quả phục hồi mi mắt theo kích thước 42
3.3.6. Đánh giá kết quả phục hồi lệ quản 43
3.3.7. Biến chứng sau phẫu thuật 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 46
4.1.1. Đặc điểm về lứa tuổi 46
4.1.2. Đặc điểm về giới và mắt bị tổn thương mi 47
4.1.3. Đặc điểm về loại chấn thương 47
4.1.4. Nguyên nhân gây chấn thương 48
4.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG KHUYẾT MI DO CHẤN THƯƠNG.. 50
4.2.1. Đặc điểm về vị trí mi mắt tổn thương 50
4.2.2. Đặc điểm mức độ khuyết mi 50
4.2.3. Đặc điểm về kích thước khuyết mi 51
4.2.4. Đặc điểm hình dạng khuyết mi 52
4.2.5. Đặc điểm tổn thương phối hợp 52
4.2.6. Thị lực vào viện 53
4.2.7. Nhãn áp 54
4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 54
4.3.1. Phương pháp điều trị 54
4.3.2. Kết quả điều trị 55
4.3.3. Biến chứng 59
KẾT LUẬN 62
KIẾN NGHỊ 64
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment