Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và đánh giá kết quả điều trị vết thương bàn tay tại Bệnh viện Xanh Pôn

Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và đánh giá kết quả điều trị vết thương bàn tay tại Bệnh viện Xanh Pôn

Bàn tay chứa đựng nhiều mô có cấu trúc tinh vi, phức tạp như gân, cơ, xương, khớp, dây chằng, mạch máu, thần kinh, bao hoạt dịch. Các cấu trúc này được che phủ bởi da và lớp mô dưới da mỏng. Bàn tay có chức năng rất quan trọng với hoạt động sống của con người qua các động tác: gấp, duỗi, sấp, ngửa, đối chiếu, cầm nắm, ngoài ra bàn tay còn có chức năng sờ mó, nhận biết.

Vết thương bàn tay là một tổn thương thường gặp. Nguyên nhân do bàn tay là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong mọi hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày. Hàng năm tại Mỹ có trên một triệu ca cấp cứu vêt thương bàn tay do tai nạn lao động. Ở Pháp có năm trăm nghìn ca cấp cứu vết thương bàn tay. Tại bệnh viên Xanh Pôn, vết thương bàn tay chiếm khoảng 17 % tổng số vết thương các loại [7].

Hình thái vết thương bàn tay rất đa dạng. Những vết thương bàn tay do tai nạn sinh hoạt thường sắc gọn, đơn giản dễ xử trí. Ngược lại vết thương bàn tay do tai nạn lao động thường nặng nề, phức tạp. Có thể gặp tổn thương dập nát bàn tay, cụt một đến nhiều ngón tay, mất toàn bộ da bàn tay vv… dẫn đến các di chứng hết sức nặng nề về chức năng và thẩm mỹ. Bệnh nhân có thể bị giảm hay mất khả năng lao động trở nên tàn phế. Vì bàn tay có chức năng rất quan trọng như ông cha ta thường nói “giàu hai con mắt khó đôi bàn tay” mà việc điều trị vết thương bàn tay rất cần được chú ý và quan tâm đầy đủ.

Về nguyên tắc chung của việc điều trị vết thương bàn tay là giải quyết ba vấn đề: chữa lành vết thương; phục hồi chức năng; phục hồi thẩm mỹ.

Việc xây dựng hệ thống cấp cứu vết thương bàn tay hiệu quả là rất quan trọng nhằm kịp thời cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh. Hệ thống cấp cứu vết thương bàn tay tại Bệnh viện Xanh Pôn cho đến gần đây vẫn chưa hoàn thiện. Từ năm 2006, Khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Xanh Pôn được giao nhiệm vụ xử trí vết thương bàn tay.

Nhằm triển khai chương trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống cấp cứu, xử lý điều trị vết thương bàn tay tại Bệnh viện Xanh Pôn, chúng tôi điều tra mô hình bệnh lý vết thương bàn tay và những kết quả điều trị đã đạt được, tạo cơ sở dữ liệu cho các kế hoạch trong tương lai.

Vì vậy, đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và đánh giá kết quả điều trị vết thương bàn tay tại Bệnh viện Xanh Pôn” đã được đưa vào nghiên cứu với hai mục tiêu :

1. Nhận xét đặc điểm thương tổn vết thương bàn tay tại Bệnh viện Xanh Pôn.

2. Đánh giá kết quả điều trị vết thương bàn tay qua đó rút ra một số nhận xét và kiến nghị.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Giải phẫu ứng dụng bàn tay 3

1.1.1. Các xương bàn tay 3

1.1.2. Vùng gan bàn tay 4

1.1.3. Vùng mu bàn tay 6

1.1.4. Vùng ngón tay 7

1.1.5. Mạch máu bàn tay 9

1.1.6. Thần kinh bàn tay 9

1.2. Phân loại vết thương bàn tay 11

1.2.1 Phân loại theo vị trí và mức độ phức tạp của thương tổn 11

1.2.2. Phân loại theo yếu tố tổ chức của bàn tay bị tổn thương 15

1.2.3. Một số hình thái thương tổn đặc biệt vùng bàn tay 19

1.3. Xử trí vết thương bàn tay 20

1.3.1. Nguyên tắc điều trị vết thương bàn tay 20

1.3.2. Cắt lọc vết thương 20

1.3.3. Kết hợp xương 22

1.3.4. Xử trí vết thương khớp 22

1.3.5. Nối gân 22

1.3.6. Xử trí tổn thương mạch máu 23

1.3.7. Tổn thương thần kinh 24

1.3.8. Các phương pháp che phủ khuyết da bàn tay 25

1.4. Tập luyện phục hồi chức năng sau mổ 33

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1. Đối tượng nghiên cứu 34

2.2. Phương pháp nghiên cứu 34

2.3. Các tiêu chí nghiên cứu 35

2.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 35

2.3.2. Tiêu chí nghiên cứu vết thương 35

2.3.4. Diễn biến quá trình điều trị 36 2.3.5. Kết quả điều trị 36

2.4. Đánh giá kết quả 36

2.4.1. Liền vết thương 36

2.4.2. Thẩm mỹ 37

2.4.3. Kết quả điều trị tổng hợp 38

2.5. Phương pháp xử lý số liệu 39

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 40

3.1.1. Phân bố theo giới tính 40

3.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi 40

3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp 41

3.1.4. Phân bố theo nguyên nhân gây vết thương bàn tay 41

3.2. Đặc điểm lâm sàng 42

3.2.1. Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi phẫu thuật 42

3.2.3. Phân loại chung VTBT 43

3.2.3. Tay bị tổn thương 43

3.2.4. Phân bố theo bề mặt tay bị tổn thương 44

3.2.5. Các trường hợp VTBT có vết thương gân 44

3.2.4. Các trường hợp VTBT có tổn thương xương 46

3.2.5. Các trường hợp vết thương bàn tay có khuyết phần mềm phải tạo hình che phủ 46

3.2.6. Phân vùng tổn thương đứt rời bàn – ngón tay 47

3.3. Các phương pháp điều trị 48

3.3.1. T ổng hợp các phương pháp điều trị 48

3.3.2. Các phương pháp che phủ khuyết phần mềm 49

3.5. Biến chứng sau mổ 50

3.4. Kết quả 50

3.4.1. Liền vết thương 50

3.4.2. Kết quả thẩm mỹ 51

3.4.3. Kết quả điều trị tổng hợp 51

3.4.4 Kết quả điều trị tổng hợp và loại VTBT 52

MỘT SỐ ẢNH LÂM SÀNG 53

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 61

4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 61

4.1.1. Phân bố giới tính 61

4.1.2. Phân bố nhóm tuổi 61

4.1.3. Nghề nghiệp 62

4.1.4. Nguyên nhân gây vết thương bàn tay 62

4.2. Đặc điểm lâm sàng 63

4.2.1. Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi phẫu thuật 63

4.2.2. Phân loại chung VTBT 64

4.2.3. Tay bị tổn thương 64

4.2.4. Mặt bàn tay bị tổn thương 65

4.2.5. Các trường hợp VTBT có tổn thương gân 65

4.2.6. Các trường hợp VTBT có tổn thương xương 66

4.2.7. Các trường hợp vết thương bàn tay có khuyết phần mềm phải tạo hình che phủ 67

4.2.8. Phân vùng tổn thương đứt rời bàn – ngón tay 67

4.3.1. Vết thương phần mềm không có khuyết tổ chức 68

4.3.2. Tổn thương gân 68

4.3.3. Tổn thương xương bàn ngón tay 69

4.3.4. Vết thương có tổn khuyết phần mềm 70

4.3.5. Tổn thương đứt rời chi thể vùng bàn tay 73

4.4. Biến chứng sau mổ 74

4.5. Kết quả 75

4.5.1. Liền vết thương 75

4.5.2. Kết quả thẩm mỹ 75

4.5.3. Kết quả điều trị tổng hợp 75

KẾT LUẬN 77

KIẾN NGHỊ78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment