Nghiên cứu đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyến hóa ở bệnh nhân nam giới mắc bệnh gút
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyến hóa ở bệnh nhân nam giới mắc bệnh gút.Gút là bệnh khớp vi tinh thể do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu, bệnh gút thường liên quan đến: béo phì, THA, rối loạn mỡ máu, không dung nạp glucose, ĐTĐ. Tăng acid uric máu từ lâu đã được cho là một đặc điểm pho biến ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa (HCCH), ngay cả khi đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu như: giới tính, tuổi, độ thanh thải creatinin, rượu và sử dụng thuốc lợi tiểu [1].
Mối liên quan giữa bệnh gút và hội HCCH được đề cập đến từ năm 1977 do Cohen và Emmerso [2]. Gần đây, có nhiều nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu về mối liên quan giữa HCCH và bệnh gút [3], [4].
Một nghiên cứu ở Mỹ (2007) công bố có 60% bệnh nhân mắc bệnh gút có kèm theo hội chứng chuyển hóa [4]. Nghiên cứu khác tại Hà Lan (2012) cho thấy 86% bệnh nhân mắc bệnh gút có kèm theo các triệu chứng của hội chứng chuyển hóa, trong đó: tăng huyết áp chiếm 43%, tiểu đường chiếm hơn 50% và tăng cholesterol máu chiếm 5% [5], [4]. WHO đầu tiên đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH vào năm 1998 [6]. Một trong các tiêu chuẩn của WHO bắt buộc phải có là biểu hiện của kháng insulin kết hợp với hai yếu tố nguy cơ kèm theo. Năm 1999, Hiệp hội châu Âu về Nghiên cứu kháng insulin [6] đề xuất thuật ngữ “Hội chứng kháng insulin” và đưa ra các tiêu chí cụ thể về tăng insulin lúc đói kết hợp với hai
yếu tố nguy cơ kèm theo nhưng khác hơn so với tiêu chuẩn WHO, một trong hai yếu tố đó là tăng chu vi vòng bụng. Năm 2001, Chương trình giáo dục Quốc gia Hoa kỳ về Cholesterol dành cho người lớn đã đề xuất tiêu chuẩn NCEP – ATP III, đây là tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH đơn giản hơn nhằm không bỏ sót những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao [6]. Các tiêu chuẩn NCEP ATP III được Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) cập nhật vào năm 2005 [7, 8], cũng trong năm này Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) [9] sử dụng tiêu chuẩn NCEP – ATP III với đề xuất điểm cắt chu vi vòng bụng tùy theo từng chủng tộc.
Việc phát hiện sớm HCHH có vai trò quan trọng trong lâm sàng nhằm dự đoán các đối tượng có nguy cơ về bệnh tiểu đường, các biến cố và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và các nguyên nhân chuyển hóa khác [10]. Tần suất của HCCH ở mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều vào tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán và dân số nghiên cứu. Theo ước tính, ở Mỹ có khoảng 24% dân số người lớn mắc hội chứng chuyển hóa (tiêu chí NECP-ATP III). Trong một nghiên cứu thực hiện ở người lớn châu Âu [11] sự phổ biến của hội chứng chuyển hóa (tiêu chuẩn WHO) là 23% ở nam giới và 12% ở nữ giới. Tỷ lệ trong một nghiên cứu ở châu Âu khác [12] [13] dao động từ 13% đến 33% (tiêu chí NECP-ATP III). Trong một nghiên cứu dựa trên dân số gần đây trong
khu vực Madrid (n = 1344) sự phổ biến của hội chứng chuyển hóa (tiêu chí NECP-ATP III) là 25% [13, 14], tỷ lệ này cũng tương tự với các báo cáo ở Mỹ. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu để cập đến một số đặc điểm về rối loạn chuyển hóa với bệnh gút, tuy nhiên cho đến thời điểm này chưa có một nghiên cứu nào phân tích các đặc điểm của hội chứng chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa của bệnh nhân gút một cách đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyến hóa ở bệnh nhân nam giới mắc bệnh gút ” nhằm hai mục đích sau:
1. Mô tả đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III ở bệnh nhân nam giới mắc bệnh gút nguyên phát
2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ của HCCH trên bệnh nhân gút.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đại cương bệnh Gút 3
1.1.1. Định nghĩa: 3
1.1.2. Dịch tễ học: 3
1.1.3. Phân loại bệnh gút: 4
1.1.4. Bệnh nguyên và bệnh sinh của gút: 4
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ của bệnh gút: [19] 5
1.1.6. Lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh gút: 6
1.1.7. Tiêu chẩn chẩn đoán bệnh gút 10
1.2. Đại cương về hội chứng chuyển hóa 10
1.2.1. Khái niệm về hội chứng chuyển hóa 10
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa 11
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng rối loạn chuyển hóa 14
1.2.4. Liên quan giữa HCCH và bệnh gút 15
1.2.5. Liên quan giữa gút và béo phì 16
1.2.6. Liên quan giữa gút và tăng huyết áp 17
1.2.7. Liên quan giữa gút và đái tháo đường 19
1.2.8. Liên quan giữa gút và rối loạn chuyển hóa lipid 20
1.3. Tình hình nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân gút 21
1.3.1. Tình hình nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân gút
trên thế giới 21
1.3.2. Tình hình nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân gút
ở Việt Nam 23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân khỏi nghiên cứu 25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 25
2.3.2. Nội dung nghiên cứu 25
2.4. Sơ đồ nghiên cứu: 31
2.5 Xử lý số liệu 32
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 33
3.1.1. Đặc điểm HCCH của nhóm nghiên cứu 33
3.1.2. Đặc điểm tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của nhóm nghiên cứu .. 34
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh gút của nhóm nghiên cứu .. 36
3.2. Đặc điểm HCCH theo NCEP-ATPIII/Gút 41
3.3. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ dẫn đến HCCH/ gút 49
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 54
4.1 Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu: 54
4.1.1. Đặc điểm tuổi của nhóm nghiên cứu: 54
4.1.2. Đặc điểm nơi cư trú 54
4.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp 55
4.1.4 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu: 55
4.2. Đặc điểm, mối liên quan giữa đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì và
rối loạn mỡ máu với HCCH/Gút 57
4.2.1. Đặc điểm béo phì trên bệnh nhân gút và mối liên quan với HCCH 57
4.2.2. Đặc điếm tăng huyết áp trên bệnh nhân gút và mối liên quan với
HCCH 59
4.2.3. Đặc điểm đái tháo đường trên bệnh nhân gút và mối liên quan với
HCCH 60
4.2.4. Đặc điểm rối loạn mỡ máu trên bệnh nhân gút và mối liên
quan với HCCH 61
4.3. Đặc điểm HCCH theo NCEP/ gút 63
4.4. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ dẫn đến HCCH trên bệnh nhân Gút. 67
KÉT LUẬN 72
KIÉN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO