Nghiên cứu đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản hải Phòng năm 2015
Nghiên cứu đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản hải Phòng năm 2015.Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội và có xu hướng gia tăng rõ rệt trong những năm gần đây, trong đó có đái tháo đường thai kỳ. Đây là một thể bệnh đặc biệt của đái tháo đường và đang là vấn đề đáng quan tâm của y tế cộng đồng vì số lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng và hậu quả, biến chứng của nó cho người mẹ và thai nhi ngày càng phức tạp.
Có nhiều bằng chứng chỉ ra mối liên hệ giữa ĐTĐTK với tăng tỷ lệ các biến cố chu sinh ở mẹ và thai nhi [1] như tiền sản giật, thai chết lưu, sảy thai, hội chứng suy hô hấp cấp, tử vong chu sinh, thai to gây đẻ khó… [2], [3]. Người mẹ bị đái tháo đường trong thời kỳ có thai có nguy cơ tăng huyết áp, đặc biệt nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 thực sự sau này [4], [5], [6]. Do đó, việc tầm soát và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ đóng vai trò quan trọng giúp các nhà lâm sàng theo dõi, điều trị kịp thời, từ đó phòng ngừa các tai biến thai sản cũng như hạn chế các hậu quả lâu dài.
Hiện nay trên thế giới có nhiều hướng dẫn tầm soát và chẩn đoán ĐTĐTK khác nhau của các hiệp hội như Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ, Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ, Hiệp hội ĐTĐTK Úc, Tổ chức sức khỏe Thế giới… Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ thay đổi từ 1% – 16% các phụ nữ có thai [4], [7], [8], [9]. Ở Mỹ tỷ lệ này là 3% – 5% (1993), Singapore 3,2%, Thái Lan 2,5%, Ấn độ 2,0% [10]. Sự dao động này là do có sự khác nhau trong chiến lược tầm soát và tiêu chí chẩn đoán cũng như đặc thù của dân số nghiên cứu. Nghiên cứu HAPO tiến hành năm 2008 ở 9 quốc gia, chẩn đoán ĐTĐTK ằng nghiệm pháp dung nạp Glucose75 gram, thì tỷ lệ ĐTĐTK là 17,8%
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về ĐTĐTK, những nghiên cứu này xác định tỷ lệ ĐTĐTK theo các chiến lược tầm soát và tiêu chí chẩn đoán khác nhau. Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Kim Phụng với cỡ mẫu 808 ca, tại thành phố Hồ Chí Minh, tầm soát ĐTĐTK ằng nghiệm pháp thử máu mao mạch sau khi uống 50 gram Glucose và chẩn đoán ằng nghiệm pháp dung nạp Glucose uống 75 gram theo tiêu chí của WHO. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK là 3,9% [12]. Năm 2000, theo Nguyễn Thị Kim Chi tỷ lệ bệnh là 3,6% [13]. Năm 2004, Tạ Văn Bình và cộng sự nghiên cứu thấy tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ tăng lên 5,7% [14]. Năm 2007, Tô Thị Minh Nguyệt nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường tại ệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh thấy tỷ lệ ệnh là 10,69% [15]. Năm 2012, Nguyễn Lê Hương và Đỗ Quan Hà công bố tỷ lệ ĐTĐTK là 11,4% qua nghiên cứu trên 429 thai phụ được sàng lọc ệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương [16].
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về thực trạng đái tháo đường ở thai phụ tại thành phố Hải Phòng và đây là lỗ hổng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sàng lọc đái tháo đường thai kỳ ằng nghiệm pháp dung nạp Glucose 75gr cho phụ nữ đến khám thai tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng trong năm 2015 nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ trong số các thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2012.
2. Mô tả một số yếu tố nguy cơ ở những thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng năm 2015
Nguồn: https://luanvanyhoc.com