Nghiên cứu đánh giá chất lượng chẩn đoán vi sinh của các phòng xét nghiệm tuyến Tỉnh

Nghiên cứu đánh giá chất lượng chẩn đoán vi sinh của các phòng xét nghiệm tuyến Tỉnh

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác dự phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, việc nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và kiểm soát chất lượng của các khoa, phòng xét nghiệm y học tại các cơ sở khám chữa bệnh, các bệnh viện của các tuyến y tế trong toàn quốc theo mô hình chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính thực tiễn và khoa học cao. Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo hai hệ thống kiểm tra chất lượng: nội kiểm (internal quality control) và ngoại kiểm (external quality assessment) có tầm quan trọng hàng đầu trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm vi sinh [11, 17, 18, 20, 29]. Ngoại kiểm có vai trò chính là đánh giá khách quan, hướng dẫn thống nhất phương pháp kỹ thuật xét nghiệm và kích thích nội kiểm. Vì tầm quan trọng đó WHO đã phát triển hệ thống ngoại kiểm với sự tham gia của trên 100 phòng xét nghiệm trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bộ môn Vi sinh Trường Đại học Y Hà Nội vừa là phòng xét nghiệm tham gia vào hệ thống ngoại kiểm của WHO và vừa là phòng xét nghiệm trung tâm của tổ chức ngoại kiểm tự nguyện trong nước [9, 27]. Rất tiếc, công việc đánh giá này chỉ duy trì được ở Việt Nam được 6 năm (1989¬1995). Từ năm 1995 đến nay ở Việt Nam không có chương trình nào được triển khai để đánh giá chất lượng chẩn đoán vi sinh tại các phòng xét nghiệm vi sinh lâm sàng và các phòng xét nghiệm vi sinh tại các trung tâm y tế dự phòng (nơi mà ở nhiều tỉnh còn tiến hành cả các xét nghiệm vi sinh vật cho bệnh viện tỉnh và chưa bao giờ được tham gia nghiên cứu đánh giá khách quan). Ngoài ra, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có những quy trình xét nghiệm chuẩn thống nhất trên cả nước.

Phòng xét nghiệm vi sinh của bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế dự phòng tỉnh hiện nay có nhiệm vụ thực hiện việc chẩn đoán vi sinh các bệnh

4

nhiễm trùng và xác định căn nguyên của các ổ dịch trong hệ thống phòng dịch [1]. Bộ Y tế cũng đã nghiên cứu và chuẩn bị ban hành giáo trình thực hành quản lý phòng xét nghiệm nhằm hướng dẫn các phòng xét nghiệm cách thức quản lý và đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao tại các phòng xét nghiệm của các cơ sở này.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, việc triển khai đánh giá chất lượng chẩn đoán vi sinh của các phòng xét nghiệm vi sinh lâm sàng tuyến tỉnh, nhằm giúp các phòng xét nghiệm vi sinh tại các bệnh viện đa khoa tỉnh và trung tâm y tế dự phòng tỉnh tăng cường năng lực chẩn đoán vi sinh là việc làm rất cần thiết hiện nay. Kết quả đánh giá sẽ giúp các phòng xét nghiệm tham gia nghiên cứu tự đánh giá được chất lượng chẩn đoán của cơ sở mình, kết quả đánh giá cũng giúp các nhà quản lý các cấp trong ngành y tế thấy được thực chất của các phòng xét nghiệm hiện nay, để có kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán vi sinh nói riêng và xây dựng chiến lược quốc gia về quản lý chất lượng xét nghiệm y học nói chung. Đề tài nghiên cứu này được tiến hành nhằm các mục tiêu sau:

Mục tiêu chung: Đánh giá chất lượng chẩn đoán vi sinh của các phòng xét nghiệm bệnh viện tỉnh và trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh.

Mục tiêu cụ thể:

1. Đánh giá chất lượng phân lập, định danh các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và làm kháng sinh đồ tại các phòng xét nghiệm vi sinh ở các bệnh viện tỉnh và trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh.

2. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm vi sinh, tại các điểm nghiên cứu.

3. Phân tích các nguyên nhân của những sai sót thường gặp trong chẩn đoán vi sinh và đề xuất các giải pháp can thiệp.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

1. TỔNG QUAN 6

1.1. Những khái niệm cơ bản về đảm bảo chất lượng xét nghiệm vi sinh.. 6

1.1.1. Các khái niệm về chất lượng xét nghiệm vi sinh 6

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm 7

1.1.3. Các phương pháp kiểm tra chất lượng 7

1.1.3.1. Nội kiểm (Internal quality control) 7

1.1.3.2. Ngoại kiểm (External quality assessment) 9

1.2. Tình hình quản lý chất lượng xét nghiệm y học 10

1.2.1. Tình hình quản lý chất lượng xét nghiệm y học trên thế giới 10

1.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng xét nghiệm y học ở Việt Nam…. 13

1.3. Quy trình phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ 16

1.3.1. Quy trình phân lập vi khuẩn 16

1.3.2. Quy trình làm kháng sinh đồ 17

2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1. Đối tượng nghiên cứu 20

2.2. Phương pháp nghiên cứu 20

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có can

thiệp thử nghiệm 20

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 20

2.2.2.1. Phương pháp đánh giá chất lượng phân lập định danh

vi khuẩn 20

2.2.2.2. Phương pháp đánh giá chất lượng kháng sinh đồ 22

2.2.2.3. Phương pháp lượng giá kiến thức vi sinh lâm sàng

của cán bộ các phòng xét nghiệm 23

2.3. Nội dung nghiên cứu 23

2.4. Thời gian và địa điểm 25

2.5. Xử lí số liệu 25

2.6. Đạo đức nghiên cứu 25

3. KẾT QUẢ 26

3.1. Kết quả định danh vi khuẩn của các phòng xét nghiệm 26

3.1.1. Kết quả định danh vi khuẩn của các phòng xét nghiệm tại

các bệnh viện 26

3.1.2. Kết quả định danh vi khuẩn tại các trung tâm y tế dự phòng

tỉnh 30

3.1.3. So sánh kết quả định danh vi khuẩn ở các nhóm phòng xét

nghiệm 34

3.2. Kết quả đánh giá chất lượng kháng sinh đồ tại các bệnh viện 38

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng xét nghiệm 42

3.3.1. Kết quả đánh giá kiến thức của nhân viên các phòng xét

nghiệm 42

3.3.1.1. Kết quả đánh giá kiến thức của nhân viên 6 phòng xét

nghiệm tại 6 bệnh viện 43

3.3.1.2. Kết quả đánh giá kiến thức của nhân viên 6 phòng xét

nghiệm tại 6 trung tâm y tế dự phòng 45

3.3.1.3. So sánh kết quả đánh giá kiến thức giữa các nhóm

nhân viên 48

3.3.1.4. So sánh kết quả đánh giá kiến thức và kỹ năng 49

3.3.2. Kết quả nghiên cứu tình hình hoạt động của các phòng xét

nghiệm 51

3.3.3. Kết quả can thiệp tại một phòng xét nghiệm vi sinh của bệnh

viện 54

4. BÀN LUẬN 58

4.1. Bàn luận về kết quả định danh vi khuẩn của các phòng xét nghiệm

tuyến tỉnh 58

4.1.1. Kết quả định danh vi khuẩn của các phòng xét nghiệm tại

các bệnh viện 58

4.1.2. Kết quả định danh vi khuẩn tại các trung tâm y tế dự phòng

tỉnh 59

4.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng định danh vi khuẩn 61

4.1.3.1. về kỹ năng của cán bộ phòng xét nghiệm 61

4.1.3.2. về kiến thức của cán bộ các phòng xét nghiệm 63

4.1.3.3. về tình hình trang thiết bị 64

4.1.3.4. về nguồn gốc tài liệu, quy trình 64

4.2. về thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ của các phòng xét nghiệm 65

4.2.1. Lựa chọn kháng sinh thử nghiệm 66

4.2.2. Đánh giá về kỹ năng 66

4.2.3. Đánh giá về kiến thức 67

4.2.4. Tài liệu 67

4.3. về kết quả can thiệp 68

KẾT LUẬN 71

KHUYẾN NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment