Nghiên cứu đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008
Luận văn Nghiên cứu đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008.Dọa đẻ non và đẻ non luôn là một vấn đề lớn của sản khoa. Sơ sinh đẻ non có nguy cơ bị bệnh tật và tử vong cao hơn nhiều so với sơ sinh đủ tháng. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, trong số bệnh tật và tử vong sơ sinh thì có đến 75% số trường hợp có liên quan đến đẻ non. Sù gia tăng tỷ lệ đẻ non về nhiều mặt liên quan đến việc làm giảm sự phát triển và tăng tỷ lệ tử vong chu sinh [42].
Tỷ lệ đẻ non ở Việt Nam hiện nay vào khoảng từ 6,5% – 16% [9][19]. Tỷ lệ tử vong sơ sinh non tháng chiếm từ 75,3% – 87,5% tử vong sơ sinh [14][19].
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học chóng ta đã có thể nuôi sống những trẻ có trọng lượng và tuổi thai khá nhỏ song để thực hiện được điều đó đã tốn rất nhiều công sức, nhân lực, tài chính, đồng thời tỷ lệ mắc bệnh của những trẻ đó khi lớn lên còn khá cao. Do vậy, hạn chế tỷ lệ đẻ non luôn là mục đích của y học nhằm cho ra đời những trẻ có thể chất khỏe mạnh, thông minh. Và có thể cho rằng đẻ non hiện nay vẫn là một thách thức, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước trên thế giới, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng dân số.
Trên thế giới và trong nước đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các phương pháp điều trị để hạn chế tỷ lệ đẻ non [8][9][14][30] … Chính vì vậy trong những năm gần đây tỷ lệ đẻ non và tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong sơ sinh theo tuổi thai đã giảm nhiều [9][39].
Nhìn một cách tổng thể, để hạn chế tỷ lệ đẻ non, tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong sơ sinh người ta đã thực hiện cả ba bước của một quá trình bao gồm:
– Dự phòng đẻ non cho những đối tượng có nguy cơ cao: những phụ nữ có tiền sử đẻ non, hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, u xơ tử cung, tử cung dị dạng, đa thai,…
– Điều trị cho những phụ nữ có dấu hiệu dọa đẻ non, các bệnh có nguy đẻ non cao nh tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, rau tiền đạo, rau bong non,…
– Chăm sóc và nuôi dưỡng sơ sinh non tháng.
Ngày nay, sù thay đổi về các điều kiện kinh tế – văn hóa – xã hội, môi trường sống đã làm thay đổi mô hình dân số, mô hình bệnh tật và tử vong trong đó dọa đẻ non và đẻ non cũng không là một ngoại lệ.
Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là bệnh viện đầu ngành về Sản khoa nói chung và về việc điều trị và chăm sóc người bệnh doạ đẻ non và đẻ non nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu tại viện sẽ cho chúng tôi những kết quả cụ thể và chính xác nhất về tình hình đẻ non tại thời điểm hiện tại.
Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008” nhằm mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố có liên quan tới đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008.
2. Nghiên cứu câc phương pháp xử trí đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1. Tổng quan 3
1.1. Đẻ non 3
1.1.1. Định nghĩa đẻ non 3
1.1.2. Tỷ lệ đẻ non 4
1.1.3. Đặc điểm sơ sinh non tháng 4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của đẻ non 5
1.1.5. Biến chứng của đẻ non 8
1.1.6. Chẩn đoán 10
1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đẻ non 12
1.2.1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ về phía mẹ 13
1.2.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đẻ non về phía thai 14
1.2.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ do phần phụ của thai 14
1.2.4. Không rõ nguyên nhân 15
1.3. Thái độ xử trí 15
1.3.1. Một số phương pháp điều trị đẻ non 15
1.3.2. Xử trí khi ức chế chuyển dạ không thành công 22
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.2. Địa điểm nghiên cứu 23
2.3. Thời gian nghiên cứu 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu 23
2.5. Cỡ mẫu- kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu 23
2.6. Nội dung nghiên cứu, biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 25
2.7. Hạn chế sai số trong nghiên cứu 26
2.8. Xử lý số liệu 26
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 27
3.1. Tỷ lệ đẻ non và một số yếu tố liên quan đến đẻ non 27
3.1.1. Tỷ lệ đẻ non 27
3.1.2. Một số yếu tố liên quan đến đẻ non 29
3.2. các phương pháp xử trí đẻ non 34
Chương 4. Bàn luận 44
3.1. Tỷ lệ đẻ non và một số yếu tố liên quan đến đẻ non 44
3.1.1. Tỷ lệ đẻ non 44
3.1.2. Một số yếu tố liên quan đến đẻ non 46
3.2. các phương pháp xử trí đẻ non 51
3.2.1. Tỷ lệ sử dụng từng loại thuốc trong điều trị đẻ non 51
3.2.2. Sử dụng thuốc giảm co trong điều trị đẻ non 52
3.2.3. Sử dụng Corticoid trong điều trị đẻ non 54
3.2.4. Kết quả điều trị đẻ non 55
Kết luận 60
Kiến nghị 62
Tài liệu tham khảo
Phụ lục