NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Luận văn NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG.Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên với biểu hiện lâm sàng từ thể nhẹ sốt Dengue đến sốt xuất huyết Dengue không sốc và sốt xuất huyết Dengue có sốc có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Virus Dengue có 4 týp huyết thanh: D1, D2, D3, D4. Ở Việt Nam cũng gặp cả 4 týp, nhưng chủ yếu týp 1 và 2 [4], [6], [10]. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là
côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu[19], [22].
Bệnh xẩy ra quanh năm nhưng dịch thường xẩy ra vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm vào mùa mưa (ở miền Bắc) những tháng khác bệnh ít gặp vì thời tiết lạnh không thích hợp cho sự sinh sản và phát triển của muỗi Aedes aegypti. Bệnh gặp nhiều ở những vùng đông dân cư, vệ sinh môi trường kém hoặc dọc theo ở vùng dân cư các trục giao thông lớn, ít gặp vùng đồi núi [5], [6], [19].
Tại Việt Nam trường hợp mắc SD/SXHD lần đầu tiên được phát hiện ở miền Bắc vào năm 1958 (ở miền Nam vào năm 1960) là vụ dịch rất lớn ở 29 tỉnh miền Bắc với 182.173 bệnh nhân, chỉ số mắc cao 900/100.000 dân (Bùi Đại và Nguyên Châu, YHVN – 2/1961) từ đó bệnh SD/SXHD xuất hiện đều đặn, có thể bùng nổ thành nhiều trận dịch theo chu kỳ với khoảng cách trung bình từ 3 đến 5 năm. Hơn nữa nền kinh tế của đất nước ngày càng tăng trưởng, giao lưu, thông thường giữa các vùng từ nông thôn, thành thị, miền núi, cũng như phát triển ngành hàng không, làm tăng khả năng lan truyền virus Dengue cùng với khách du lịch bị bệnh đang trong thời kỳ ủ bệnh từ vùng này sang vùng khác, nơi mà có muỗi Aedes aegyti và nhiều người dân cảm thụ.
Tại Hà Nội năm 2006 đã xảy ra vụ dịch với quy mô nhỏ hầu hết các quận, huyện và cao nhất tại quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàng Kiếm. Số bệnh nhân phải nhập viện lên tới 2485 trường hợp số mắc cao nhất vào tháng 7 và đạt đỉnh vào tháng 10 và tháng 11 [15].
Bệnh cảnh lâm sàng của SD/SXHD rất đa dạng tuỳ theo tuổi, tình trạng bệnh lý có sẵn, theo chủng virus. Diễn biến lâm sàng phức tạp SD/SXHD và sốc SXHD ngày một gia tăng trong khi đó người ta vẫn chưa tìm được các biện pháp phòng bệnh có hiệu quả như Vacxin Dengue vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu, việc phòng chống muỗi Aedes truyền virus Dengue chưa có hiệu quả lâu dài. Hơn nữa các xét nghiệm để chẩn đoán như: phân lập virus, huyết thanh chẩn đoán tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, và nhiều cơ sở Y tế vẫn chưa thực hiện được. Điều trị SD/SXHD đã có cơ sở khoa học vững chắc, nhưng trong điều kiện ở Việt Nam, các cơ sở y tế không phải tuyến trung ương và tỉnh, vấn đề chỉ định loại dịch truyền, lượng dịch, tốc độ truyền, truyền máu, khối tiểu cầu còn hạn chế. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng phức tạp.
Từ đầu năm 2009 đến nay, tại Hà Nội và các tỉnh lân cận số bệnh nhi mắc bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue đặc biệt tăng cao so với những năm trở về trước và có nhiều bệnh nhi xuất hiện các biến chứng nặng, đã có trường hợp dẫn đến tử vong. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài
này với mục tiêu nghiên cứu sau:
– Tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ học SD/SXHD
-Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng của SD/SXHD
Tại bệnh viện Nhi Trung Ương.
Để giúp các bác sỹ nâng cao công tác chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để có biện pháp theo dõi và giám sát bệnh nhân chặt chẽ hơn góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong.
Muc luc
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương: 3
1.1.1: Dịch tễ: 3
1.1.2: Đặc điểm dịch tễ sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue tại Việt
Nam: 4
1.1.3: Virus gây bệnh: 5
1.1.4: Trung gian truyền bệnh: 6
1.2. Đặc điểm sinh bệnh học và sinh lý bệnh: 8
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh của Sốt dengue/Sốt xuất huyết Dengue: 8
1.2.2. Sinh lý bệnh của sốt Denge và sốt xuất huyết Dengue: 10
1.2.3. Giải phẫu bệnh lý: 14
1.3. Lâm sàng sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue: 16
1.3.1. Sốt Dengue 16
1.3.2. Dengue xuất huyết 17
1.3.2.1. Dengue xuất huyết không sốc: 18
1.3.2.2. Dengue xuất huyết có sốc: 20
1.3.3. Phân độ nặng, nhẹ của bệnh nhân SXH Dengue: 20
1.3.4. Xét nghiệm: 21
1.3.4.1. Các xét nghiệm cơ bản: 21
1.3.4.2. Một số xét nghiệm khác 21
1.3.4.3. Các xét nghiệm chẩn đoán xác định: 22
1.3.4.4. Những bệnh nhân có nguy cơ cao: 25
1.4. Điều trị: 26
1.4.1. Sốt Dengue 26
1.4.2. Sốt xuất huyết Dengue 27
1.4.3 Sốt xuất huyết Dengue có sốc độ III: 29
1.4.4. Sốt xuất huyết Dengue có sốc độ IV: 32
1.4.5. Điều trị những biểu hiện ít gặp: 34
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 35
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 37
2.4. Xử lý số liệu: 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Một số đặc điểm chung về mặt dịch tễ học: 38
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng SD/SHXD: 42
3.2.1. Các triệu chứng lâm sàng SD/SXHD: 45
3.2.3. Các thay đổi xét nghiệm SD/SXHD: 47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Bàn luận về đặc điểm dịch tễ học 52
4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng 55
4.3. Bàn luận về xét nghiệm 59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 63
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo:
Tiếng Viêt:
1. Bệnh viện Nhi Trung ương (2006), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh ở trẻ em”.
2. BộY Tế(2004), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trịSD/SXHD”, tài liệu tập huấn 6-2004.
3. BộY Tế(2009), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trịsốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue”.
4. Bùi Đại (2005), “Bệnh học truyền nhiễm”, nhà xuất bản Y học.
5. Bùi Đại (2010), “Dengue xuất huyết”, nhà xuất bản Y học.
6. Đại học Y – Dược thành phốHồChí Minh (2008) , “Bệnh học truyền nhiễm”, nhà xuất bản Y học.
7. Đại học Y Hà Nội (2001), “Vi sinh Y học”, tràng 334.
8. Đặng Kim Hạnh, VũSinh Nam, Nguyễn ThịKim Tiến (2009), “Một số đặc điểm dịch tễhọc sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội năm 2009”, trung tâm Y tếdựphòng Hà Nội.
9. ĐỗQuang Hà (2000), “Giám sát virus dịch SXHD tại các tỉnh phía nam từ1987-1999”, Hội thảo chẩn đoán và xửtrí SXHD của WHO, 12-2000.
10. Học viện quân Y (2008), “Bệnh học truyền nhiễm và nhiệt đới”, nhà xuất bản Y học.
11. Lê Đăng Hà (2000), “Lâm sàng và điều trịsốt Dengue/SXH Dengue”, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới.
12. Lê Nguyễn Thanh Nhàn (2004), “Các yếu tốliên quan đến suy hô hấp trong sốc sốt huyết Dengue tại bệnh viện Nhi Đồng I”, Luận văn thạc sỹ.
13. Lê Nhi Ngân (2007), “Nghiên cứu chẩn đoán sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue bằng kỹthuật PCR và huyết thanh học tại bệnh viện Bạch Mai năm 2007”. Luận văn thạc sỹ.
14. Nguyễn Công Khanh (1997), “sốt xuất huyết Dengue, câm nang điều trịNhi khoa bệnh viện Nhi Trung Ương”, nhà xuất bản Y học.
15. Nguyễn Nhật Cảm & VũSinh Nam (2007), “Một số đặc điểm dịch tễhọc SD và SXHD tại Hà Nội năm 2006”, Tạp trí Y học thực hành năm 2007, số9 trang 108-111.
16. Nguyễn Thanh Hùng (2004), “Đặc điểm lâm sàng, điều trịvà miễn dịch sốt xuất huyết Dengue ởtrẻnhũnhi tại bệnh viên Nhi Đồng I”, Luận văn tiến sỹ.
17. Nguyễn Thanh Thiện (2008), “Khảo sát tình hình nhiễm siêu vi trùng Dengue ởtrẻnhũnhi tại phòng khám bệnh bệnh viện Nhi Đồng I”, Luận văn thạc sỹ.
18. Nguyễn Trọng Lân (2000), “ Hội thảo chẩn đoán và xửlý SXHD của WHO-12-2000”.
19. Nguyễn Trọng Lân (2004), “Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue”, Nhà xuất bản Y học.
20. Nguyễn văn Dũng & Trịnh ThịNgọc (2009), “Nhận xét một số đặc điểm dịch tễhọc bệnh SD/SXH Dengue tại khoa truyền nhiễm BV Bạch Mai”, Tạp trí Y tếdựphòng năm 2009 số3 tập 19 trang 57-60.
21. Phan Hữu Nguyệt Diễm (2004), “Suy gan trong sốt xuất huyết Dengue ởtrẻem”, Luận văn tiến sỹ.
22. Phạm Nhật An (2010), “Chẩn đoán và điều trịSD/SXHD”, tập huấn cập nhật kiến thức chẩn đoán và điều trịtại bệnh viện Nhi Trung ương.
23. Phan Quý Nam (2004), “Chuyên đềSXH”.
24. TạVăn Trần (2004), “Các yếu tốliên quan đến sốc sốt huyết Dengue kéo dài ởtrẻem”, Luận văn tiến sỹ.
25. Tổchức Y tếthếgiới khu vực Đông Nam Á, Niu Deli (1999), Hướng dẫn điều trịSD/SXHD ởcác bệnh viện nhỏ.
26. Trần Khắc Điền (2007), “Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, điều trịSD/SXHD người lớn tại viện các bệnh nhiệt đới quốc gia và Bạch Mai 2004-2007”-Luận văn tốt nghiệp bác sỹchuyên khoa 2.
27. VũSinh Nam (1995), “Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống Vectơtruyền bệnh sốt xuất huyết Dengue ởmột số địa phương Miền Bắc Việt Nam”. Luât văn phó tiến sỹ.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất