Nghiên cứu dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở trẻ em

Nghiên cứu dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở trẻ em

Bệnh lý viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) đã được mô tả lần đầu tiên năm 1646 bởi Riveriere. VNTMNK có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn ở trẻ lớn và người lớn.

Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh VNTMNK ước tính khoảng 3-10 ca/100.000 dân mỗi năm [1],[23],[50]. Bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh chiếm khoảng 77%-89% tổng số trẻ em mắc VNTMNK nói chung[36],[44]. Theo K.Niwa nghiên cứu năm 2004 ở Nhật [50] , tần suất mắc VNTMNK là0, 42% tổng số bệnh nhân tim bẩm sinh nhập viện.

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh đã thay đổi rất nhiều trong 50 năm qua. Trước những năm 70, 30%-50% số trẻ mắc VNTMNK trên bệnh nhân viêm van tim do thấp[10]. Ngày nay, nhờ vào những tiến bộ về kỹ thuật (phẫu thuật tim, lọc máu…) làm gia tăng tỷ lệ sống sót cho các bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh hay mắc phải, mô hình bệnh tim mạch cũng thay đổi rất lớn với sự giảm đi đáng kể của các bệnh van tim do thấp, đồng thời với sự tăng lên về tỷ lệ của các bệnh tim bẩm sinh đã được phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Phần khác là do những tiến bộ mới về vi sinh, miễn dịch, và về điều trị đã làm thay đổi diễn biến cuả bệnh và cách điều trị bệnh. Đó là sự gia tăng các loại vi khuẩn ít gặp, sự gia tăng các nhiễm trùng tim phải có liên quan đến việc sử dụng thuốc đường tĩnh mạch, các kỹ thuật có liên quan đến đường vào là mạch máu như đặt catheter đường tĩnh mạch, các phẫu thuật tim mạch ngày càng phát triển cũng như sự tiến bộ về lĩnh vực miễn dịch làm tỷ lệ phát hiện bệnh tăng lên đáng kể [12]. Tuy nhiên cho đến nay, tỷ lệ mắc bệnh theo nhiều nghiên cứu không những không giảm mà còn tăng lên. Tỷ lệ biến chứng và tử vong của bệnh vẫn còn ở mức cao [10][20][26][72]. Theo 

Tugcu và cộng sự[72], tỷ lệ có ít nhất một biến chứng là 67,7% tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu. Tỷ lệ tử vong theo Wang [77] là 20%. Theo Tak và cộng sự nghiên cứu VNTMNK do tụ cầu, tỷ lệ tử vong là 20% –> 40% [67].

Ở Việt nam đã có một số nghiên cứu về VNTMNK ở người lớn và trẻ em nói chung. Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự năm 1993-1994, tỷ lệ mắc VNTMNK là 1,5% lượt bệnh nhân vào viện. Năm 1985, nghiên cứu về VNTMNK cấp của Nguyễn Văn Kính năm 1985[7] chỉ ra tỷ lệ bỏ sót chẩn đoán và chẩn đoán sai trước khi tử vong là 33,3%. Theo Nguyễn Thị Như năm 2000 [8], tỷ lệ mắc VNTMNK ở trẻ em là 3% bệnh nhân tim vào điều trị nội trú tại Viện Nhi và tỷ lệ tử vong trong bệnh viện của bệnh là 17,2%.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về bệnh lý VNTMNK trên đối tượng là trẻ em. Tuy nhiên ở Việt Nam trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều sự thay đổi trong lĩnh vực điều trị tim bẩm sinh đặc biệt là lĩnh vực phẫu thuật tim mạch, chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự thay đổi về lâm sang và vi khuẩn học của bệnh VNTMNK ở trẻ em nói chung và trẻ mắc tim bẩm sinh nói riêng cũng như nhận xét về tần suất xuất hiện bệnh VNTMNK ở một số bệnh tim bẩm sinh thường gặp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:

1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, vi khuẩn của bệnh VNTMNK ở trẻ em giai đoạn 2000-09/2010.

2. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh VNTMNK ở trẻ em.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1. 1 Khái niệm 3

1.2 Phân loại 3

1.2.1 Phân theo tiến triển bệnh 3

1.2.2 Dựa vào cơ địa người bệnh 3

1.2.3. Dựa vào tác nhân gây bệnh đặc hiệu 4

1.3 Dịch tễ học 4

1.4 Đường vào của vi khuẩn 5

1.5 Sinh lý bệnh-Giải phẫu bệnh 5

1.5.1. Sự bất thường về huyết động 6

1.5.2. Vãng khuẩn huyết 6

1.6 Lâm sàng 7

1.6.1. Giai đoạn khởi phát 7

1.6.2 Giai đoạn toàn phát 8

1.7 Xét nghiệm 10

1.7.1 Cấy máu 10

1.7.2. Vi khuẩn học 11

1.7.3. Siêu âm tim 13

1.7.4. Sự thay đổi một số xét nghiệm không đặc hiệu khác 15

1.8 Chẩn đoán 16

1.9 Điều trị VNTMNK 19

1.9.1. Điều trị nội khoa 20

1.9.2. Điều trị ngoại khoa 21

1.9.3. Điều trị khác 21

1.9.4. Điều trị dự phòng 22

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 24

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 24

2.2.3 Phương pháp chọn mẫu 24

2.2.4. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị 28

2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 30

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

3. 1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ VI KHUẨN CỦA BỆNH VNTMNK Ở TRẺ EM 31

3.1.1 Đặc điểm dịch tễ học 31

3.1.2 Đặc điểm vi khuẩn 38

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH VNTMNK

Ở TRẺ EM 42

3.2.1 Đặc điểm lâm sàng 42

3.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng 45

3.2.3. Đáp ứng lâm sàng bệnh VNTMNK ở trẻ em 49

3.2.4. Tỷ lệ mắc VNTMNK ở trẻ em 50

Chương 4: BÀN LUẬN 52

4.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH VNTMNK Ở TRẺ EM 52

4.1.1. Tuổi và giới tính 52

4.1.2 Cơ địa bệnh nhân 53

4.1.3 Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 54

4.1.4 Đường vào của vi khuẩn 54

4.1.5 Sự phân bố bệnh nền ở bệnh nhân VNTMNK 56

4.1.6 Tỷ lệ mắc VNTMNK ở trẻ em 59

4.1.7 Chẩn đoán VNTMNK 60

4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH VNTMNK Ở TRẺ EM 59

4.2.1 Triệu chứng cơ năng 59

4.2.2 Triệu chứng thực thể 59

4.3 ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG BỆNH VNTMNK Ở TRẺ EM 65

4.3.1 Vi khuẩn gây bệnh 65

4.3.2 Tổn thương VNTMNK trên siêu âm tim 68

4.3.3 Một số biến đổi xét nghiệm khác 69

4.4 Đáp ứng kháng sinh của vi khuẩn 72

4.4.1 Đánh giá sự nhạy cảm kháng sinh của liên cầu theo kháng sinh đồ…. 72

4.4.2 Đánh giá sự nhạy cảm kháng sinh của tụ cầu theo kháng sinh đồ .73

4.4.3 Đáp ứng lâm sàng của vi khuẩn với kháng sinh 73

4.4.4 Kết quả điều trị 74

KẾT LUẬN 74

KIẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment