Nghiên cứu dịch tễ huyết thanh học bệnh quai bị và đáp ứng tạo kháng thể, phản ứng không mong muốn của vắc-xin quai bị chủng Leningrad -3

Nghiên cứu dịch tễ huyết thanh học bệnh quai bị và đáp ứng tạo kháng thể, phản ứng không mong muốn của vắc-xin quai bị chủng Leningrad -3

Bệnh quai bị (còn được gọi là viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp thông qua việc tiếp xúc với nước bọt của người bị nhiễm bệnh. Bệnh thường gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên đặc biệt những người sống trong các tập thể như trường mẫu giáo, trường học, trại tập trung, trại lính, tàu thuyền, trại trẻ mồ côi… Mặc dù bệnh thường có biểu hiện từ nhẹ đến trung bình nhưng có tới 10 đến 15% các trường hợp quai bị có thể biến chứng thành viêm màng não nước trong và một tỷ lệ nhỏ (khoảng 0,02¬

0, 03%) các trường hợp chuyển thành viêm não, điếc, tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng gây vô sinh cũng là những biến chứng thường gặp [73], [162].

Trước những năm 1960, khi chưa có vắc-xin phòng bệnh, quai bị là một bệnh lây nhiễm phổ biến và xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Tỷ lệ mắc mới hàng năm dao động trong khoảng từ 100-1.000 trường hợp trên 100.000 dân [163]. Ở những vùng khí hậu ôn đới, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Ngược lại, ở những nơi có khí hậu theo mùa, bệnh thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Kinh nghiệm dịch tễ từ nhiều quốc gia cho thấy khi chưa có vắc-xin quai bị bao phủ, dịch quai bị thường xảy ra

theo chu kỳ từ 2-5 năm một lần. Mặc dù tỷ lệ mắc quai bị được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 5-9 tuổi nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở cả thanh thiếu niên và người lớn [163]. Các kết quả nghiên cứu tại một số quốc gia trên thế giới cho thấy trước khi áp dụng chương trình tiêm chủng vắc-xin quai bị trên diện rộng, tỷ lệ các trường hợp có kháng thể kháng virus quai bị trong huyết thanh (do lây nhiễm trước đó) ở lứa tuổi 14-15 chiếm khoảng 90% [163].

Việc bảo vệ khỏi bệnh quai bị có liên quan đến sự có mặt của kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh. Trong huyết thanh (máu), kháng thể IgG kháng virus quai bị được tạo ra do nhiễm tự nhiên với virus quai bị có thể tồn tại lâu dài, thậm chí cả đời [168]. Kháng thể IgG kháng virus quai bị do vậy được xem là chỉ điểm để xác định đối tượng đã bị phơi nhiễm với virus quai bị hay chưa.

Vắc-xin quai bị sống giảm độc lực chính thức được cấp phép sử dụng tại Mỹ vào năm 1967 và sau đó tại nhiều các quốc gia khác trên thế giới [168]. Tại những quốc gia đã triển khai tiêm phòng vắc-xin, tỷ lệ mắc quai bị đã giảm đi nhanh chóng, điển hình như tại Mỹ, tỷ lệ này giảm từ 90/100.000 dân năm 1967 xuống còn 0,7/100.000 dân năm 1993 [73]; ở Châu Âu, tại 44 trong số 53 quốc gia (chiếm 84%) đã đưa vắc-xin quai bị vào chương trình tiêm chủng mở rộng, vì vậy tỷ lệ mắc đã giảm xuống dưới 1/100.000 dân năm 1993 so với 100/100.000 dân năm 1967… Hơn nữa, tại hầu hết các quốc gia này, biến chứng viêm não và điếc vĩnh viễn do quai bị gần như đã bị loại trừ [73]. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, tính đến tháng 8/2007, đã có 112 quốc gia (chiếm 58%) đã triển khai tiêm phòng vắc-xin quai bị trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Mặc dù vậy, vắc-xin quai bị vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở 81 quốc gia khác trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 1991-1996, số người mắc quai bị trung bình hàng năm là 9.579 trường hợp. Đặc biệt, giai đoạn 1996-2000, dịch quai bị có xu hướng gia tăng đáng kể với số mắc trung bình hàng năm là 21.086 trường hợp. Đến giai đoạn 2001-2005, số mắc trung bình hàng năm tăng lên đến 26.275 trường hợp. Hiện nay, số các trường hợp mắc bệnh quai bị được xếp hàng thứ 7 trong số 24 bệnh truyền nhiễm gây dịch được quản lý tại Việt

Nam, chỉ sau các bệnh lý viêm đường hô hấp cấp, các bệnh lý đường ruột và sốt xuất huyết Dengue [8]. Cho tới nay ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về dịch tễ học bệnh quai bị được tiến hành. Các kết quả thu được chủ yếu là giám sát thụ động về số các trường hợp nhập viện được báo cáo tại các bệnh viện, trạm y tế xã, huyện. Các nghiên cứu đánh giá dịch tễ huyết thanh học bệnh quai bị là rất cần thiết để có thể đánh giá đúng thực trạng về tình hình nhiễm virus quai bị trong cộng đồng cũng như các yếu tố về dịch tễ liên quan đến bệnh quai bị. Nghiên cứu dịch tễ huyết thanh học của bệnh quai bị cũng đặc biệt có giá trị khi mà việc giám sát bệnh dịch quai bị tại Việt Nam còn chưa có hệ thống và đang trong quá trình xây dựng.

Cùng với công tác dự phòng bệnh quai bị, ngoài hệ thống giám sát bệnh dịch còn có vai trò quan trọng của vắc-xin quai bị. Các loại vắc-xin quai bị có mặt tại Việt Nam hiện nay bao gồm vắc-xin quai bị đơn giá và đa giá đều chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia để tiêm chủng đại trà cho trẻ em như rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Việc tiêm chủng chủ yếu là do người dân tự nguyện và tự trả tiền. Giá của một liều vắc- xin đa giá trung bình cao hơn khoảng 5-7 lần so với giá của một liều vắc-xin quai bị đơn giá. Do vậy, vắc-xin quai bị đơn giá với ưu thế về giá cả vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ biến rộng trong cộng đồng đặc biệt ở những khu vực xa thành phố.

Vắc-xin quai bị đơn giá chủng Leningrad-3 được cấp phép lưu hành lần đầu tiên tại Nga năm 1970. Kể từ đó đến nay, vắc-xin này đã được sử dụng rộng rãi trên toàn nước Nga và nhiều nước khác trên thế giới. Tại Việt Nam, vắc-xin quai bị chủng Leningrad-3 được cấp phép lưu hành năm 2003. Hàng trăm ngàn liều vắc-xin này đã được sử dụng và phòng bệnh quai bị cho người dân Việt Nam trong suốt thời gian qua. Tuy vậy, cũng như tất cả các loại vắc- xin quai bị đơn giá hay đa giá khác đang sử dụng tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để đánh giá về khả năng gây đáp ứng tạo kháng thể cũng như các phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng vắc- xin quai bị nói chung cũng như vắc-xin quai bị chủng Leningrad-3 nói riêng. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để các nhà sản xuất vắc-xin trong nước cũng như chương trình tiêm chủng quốc gia lựa chọn và phát triển loại vắc-xin quai bị phù hợp sử dụng trong chương trình tiêm chủng đại trà cho trẻ em Việt Nam.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:

Nghiên cứu dịch tễ huyết thanh học bệnh quai bị và đáp ứng tạo kháng thể, phản ứng không mong muốn của vắc-xin quai bị chủng Leningrad -3”.

Nhằm mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm dịch tễ huyết thanh học của bệnh quai bị tại hai tỉnh phía Bắc Việt Nam.

2. Xác định khả năng đáp ứng tạo kháng thể của vắc-xin phòng quai bị chủng Leningrad-3.

3. Phát hiện các phản ứng không mong muốn của vắc-xin phòng quai bị chủng Leningrad-3 sau tiêm chủng.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 5

1.1. VIRUS QUAI BỊ 5

1.1.1. Lịch sử phát hiện virus quai bị 5

1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của virus quai bị 6

1.1.3. Các protein chính của virus quai bị 7

1.2. CÁC CHỦNG VIRUS QUAI BỊ 9

1.3. CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ

ĐỐI VỚI VIRUS QUAI BỊ 12

1.3.1. Cơ chế bệnh sinh 12

1.3.2. Miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể đối với virus quai bị 14

1.3.3. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể đối với virus quai bị …14

1.4. BỆNH QUAI BỊ 19

1.4.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh quai bị 19

1.4.2. Chẩn đoán bệnh quai bị 21

1.5. DỊCH TỄ HỌC BỆNH QUAI BỊ 24

1.5.1. Tình hình bệnh quai bị trên thế giới 24

1.5.2. Tình hình bệnh quai bị tại Việt Nam 28

1.6. VẮC-XIN PHÒNG BỆNH QUAI BỊ 30

1.6.1. Các loại vắc-xin quai bị 30

1.6.2. Hiệu quả phòng bệnh của các loại vắc-xin quai bị sống giảm độc

lực 32

1.6.3. Tính an toàn của vắc-xin quai bị sống giảm độc lực 35

1.7. TÌNH HÌNH TIÊM PHÒNG VẮC-XIN QUAI BỊ 37

1.8. DỰ PHÒNG BệNH QUAI Bị 39

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 40

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 40

2.1.1. Mô tả dịch tễ huyết thanh học bệnh quai bị 40

2.1.2. Xác định đáp ứng tạo kháng thể và các phản ứng không mong

muốn của vắc-xin quai bị chủng Leningrad-3 42

2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 43

2.2.1. Vắc-xin nghiên cứu 43

2.2.2. Vật liệu nghiên cứu tại thực địa 44

2.2.3. Vật liệu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 45

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45

2.3.1. Mô tả đặc điểm dịch tễ huyết thanh học bệnh quai bị 45

2.3.2. Xác định đáp ứng tạo kháng thể và phản ứng không mong muốn

sau tiêm vắc-xin quai bị chủng Leningrad-3 50

2.3.3. Đánh giá kết quả 55

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 57

2.5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 57

2.6. ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 57

2.7. VẤN ĐỀ Y ĐỨC KHI TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 57

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59

3.1. DỊCH TỄ HUYẾT THANH HỌC CỦA BỆNH QUAI BỊ 59

3.2. HIỆU QUẢ TẠO ĐÁP ỨNG KHÁNG THỂ VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA VẮC-XIN QUAI BỊ CHỦNG

LENINGRAD-3 64

3.2.1. Hiệu quả tạo đáp ứng kháng thể của vắc-xin quai bị chủng

Leningrad-3 64

3.2.2. Phản ứng không mong muốn của vắc-xin quai bị chủng

Leningrad-3 75

Chương 4: BÀN LUẬN 80

4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HUYẾT THANH HỌC CỦA BỆNH QUAI BỊ..80

4.2. XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ VÀ

PHẢN ỨNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA VẮC-XIN QUAI BỊ CHỦNG LENINGRAD-3 90

4.2.1. Xác định khả năng đáp ứng tạo kháng thể và hiệu quả của vắc-

xin quai bị chủng Leningrad-3 91

4.2.2. Phát hiện các phản ứng không mong muốn của vắc-xin quai bị

chủng Leningrad-3 97

KẾT LUẬN 108

KIẾN NGHỊ 109

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment