Nghiên cứu điện sinh lý tim và điều trị họi chứng Wolff-Parkinson-White bằng năng lượng sóng có tần số radio

Nghiên cứu điện sinh lý tim và điều trị họi chứng Wolff-Parkinson-White bằng năng lượng sóng có tần số radio

Rối loạn nhịp tim (RLNT) rất thường gặp và là một trong những vấn đề phức tạp và quan trọng nhất trong bênh lý tim mạch, nhất là trong cấp cứu tim mạch [6],[103],[119],[152]. Rối loạn nhịp tim là một trong những lý do khiến bênh nhân phải nhập viên và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bênh lý tim mạch [1],[2]. Trong vài thập kỷ qua đã có những tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán và điều trị các RLNT, góp phần đáng kể làm giảm tỷ lê tử vong do bênh lý tim mạch nói chung cũng như do RLNT nói riêng. Cùng với sự bùng nổ của hàng loạt các thuốc chống rối loạn nhịp tim [4],[5],[29],[139], việc ứng dụng điên sinh lý học tim để chẩn đoán và đặc biệt là sử dụng năng lượng sóng có tần số radio trong điều trị các RLNT qua dây thông điên cực [7],[9],[10],[12],[13],[20],[22],[33],[35],[39],[40],[43],[60],[62],[65],[82][87], [92],[140] đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực này và giúp cho các thầy thuốc tim mạch có nhiều lựa chọn thích hợp cho từng bênh nhân.

Hội chứng W.P.W là một thể thường gặp nhất của hội chứng tiền kích thích. Điều được quan tâm và quan trọng nhất là các rối loạn nhịp tim nhất là các cơn nhịp tim nhanh kịch phát hay xảy ra ở các bênh nhân có hội chứng W.P.W. Vào khoảng 2/3 các bênh nhân có hội chứng W.P.W có các rối loạn nhịp tim [21],[28],[43],[85],[107],[164]. Những bênh nhân bị hội chứng này thường rất hay có các cơn nhịp tim nhanh do vòng vào lại nhĩ thất với tần số tim thường rất nhanh, có thể dẫn đến suy tim nếu cơn nhịp tim nhanh kéo dài và nhiều khi điều trị bằng phương pháp nội khoa không kết quả. Hội chứng WPW càng nguy hiểm hơn nếu xuất hiên rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ trên nền tảng của WPW điển hình vì các xung động của rung nhĩ được dẫn truyền dễ dàng xuống thất qua đường dẫn truyền bất thường với tần số rất cao sẽ dễ dẫn đến rối loạn huyết động như trụy mạch và nhất là có thể chuyển thành rung thất gây tử vong [56],[61],[85],[88],[94],[160]. Chính vì vậy, viêc nghiên cứu điện sinh lý, cơ chế của rối loạn nhịp tim sẽ giúp cho việc tìm kiếm các phương thức điều trị hợp lý, hữu hiệu cho những bệnh nhân này là vấn đề luôn được quan tâm. Ngày nay, triệt bỏ ĐDTBT bằng năng lượng sóng có tần số radio đã trở thành mọt phương pháp được lựa chọn hàng đầu nhằm điều trị triệt để các rối loạn nhịp tim ở các bệnh nhân có hôi chứng WPW [28],[90], [91],[149]. Hơn nữa, làm thế nào xác định nhanh chóng và chính xác vị trí ĐDTBT để làm tăng tỷ lệ thành công, giảm tối đa thời gian làm thủ thuật, đặc biệt là thời gian chiếu tia Xquang cũng như số lần tiến hành triệt đốt để tránh nguy cơ làm tổn thương rộng cơ tim, giảm tác đọng bất lợi của tia Xquang đến người bệnh và thầy thuốc, cũng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khá sâu về điện sinh lý và ứng dụng năng lượng sóng có tần số radio để điều trị triệt bỏ ĐDTBT ở các bệnh nhân có họi chứng WPW [27],[35],[37],[47],[62],[64],[78],[79],[81],[95], [97],[105],[106],[110],[121],[133],[161] cũng như mọt số nghiên cứu về các thông số của vị trí triệt đốt [25],[34],[46],[48],[67],[70],[71],[134],[137].

Tại Việt nam, từ năm 1998, Viện tim mạch Việt nam [11] và sau đó, bệnh viện Thống nhất [7] đã sử dụng năng lượng sóng có tần số radio để điều trị các rối loạn nhịp tim, tuy nhiên cho tới nay chúng tôi chưa thấy có mọt nghiên cứu đầy đủ và chi tiết nào về họi chứng WPW, đặc biệt là đặc điểm các thông số điện đổ vị trí triệt đốt đường dẫn truyền bất thường. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu điện sinh lý tim và điều trị họi chứng Wolff-Parkinson-White bằng năng lượng sóng có tần số radio” với mục tiêu:

1. Nghiên cứu một số thông số điện sinh lý học tim của các bệnh nhân có hội chứng Wolff-Parkinson-White.

2. Nghiên cứu kết quả của phương pháp điều trị hội chứng Wolff- Parkinson-White bằng năng lượng sóng có tần số Radio.

3. Nghiên cứu giá trị của một số thông số các điện đổ vị trí đích khi triệt đốt các đường dẫn truyền bất thường.

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Bảng các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục các biểu đổ

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Tình hình nghiên cứu hội chứng Wolff-Parkinson-White

trên thế’ giới và tại Việt nam 3

1.1.1. Trên thế giới 3

1.1.2. Tại Việt nam 5

1.2. Cấu tạo cơ tim và hệ thống dẫn truyền tim 5

1.2.1. Cấu tạo cơ tim 5

1.2.2. Hệ thống dẫn truyền của tim 5

1.3. Điện sinh lý học cơ tim và hệ thống dẫn truyền 7

1.3.1. Điện thế’’ hoạt đông 7

1.3.2. Tính chịu kích thích 9

1.3.3. Tính tự đông 9

1.3.4. Tính dẫn truyền 11

1.3.5. Tính trơ và các thời kỳ trơ 11 

1.4. Các khoảng dẫn truyền trong tim 13

1.4.1. Điên đổ bó His 13

1.4.2. Đo các khoảng dẫn truyền trên điên đổ bó His 13

1.5. Các phương pháp kích thích tim có chương trình 14

1.5.1. Kích thích nhĩ 15

1.5.2. Kích thích thất 16

1.6. Hội chứng Wolff-Parkinson-White 17

1.6.1. Những dấu hiêu điên tâm đổ của hôi chứng WPW 17

1.6.2. Đặc điểm điên sinh lý của ĐDTBT nhĩ thất 19

1.6.3. Những rối loạn nhịp tim thường gặp ở bênh nhân có

hôi chứng WPW 21

1.7. Điều trị hội chứng Wolff-Parkinson-White 27

1.7.1. Điều trị các rối loạn nhịp tim ở bênh nhân WPW 27

1.7.2. Triêt bỏ ĐDTBT bằng năng lượng sóng có tần số radio 29

Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 32

2.1. Đối tượng nghiên cứu 32

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bênh nhân 32

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bênh nhân 34

2.2. Phương pháp nghiên cứu 34

2.2.1. Khám lâm sàng và xét nghiêm 34

2.2.2. Thăm dò điên sinh lý học tim 35

2.2.3. Phương pháp lập bản đổ nôi mạc và triêt đốt ĐDTBT 47

2.2.4. Ghi và phân tích các điên đổ 51

2.3. Xử lý số liệu nghiên cứu 56

Chương 3: KET QUẢ NGHIÊN cứu 57

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 57

3.1.1. Tuổi và giới 57

3.1.2. Huyết áp và tần số tim 59

3.1.3. Kết quả các xét nghiêm cơ bản về máu 60

3.1.4 Kết quả siêu âm tim 61

3.1.5. Các bênh tim và bênh khác kèm theo 61

3.2. Kết quả thăm dò điện sinh lý tim 62

3.2.1. Kết quả thăm dò chức năng nút xoang 62

3.2.2. Các khoảng dẫn truyền trong tim 65

3.2.3. Thời gian trơ có hiệu quả của cơ nhĩ và cơ thất 66

3.2.4. Đặc điểm dẫn truyền của hệ thống dẫn truyền nhĩ thất 67

3.2.5. Đặc điểm điện sinh lý của đường dẫn truyền bất thường 68

3.2.6. Đặc điểm cơn nhịp nhanh vào lại nhĩ thất 69

3.2.7. Các rối loạn nhịp tim do kích thích tim có chương trình gây ra 71

3.3. Kết quả điều trị hội chứng Wolff-Parkinson-White

bằng năng lượng sóng có tần số radio 72

3.3.1. Đặc điểm phân bố các đường dẫn truyền bất thường 72

3.3.2. Tình trạng nhịp tim khi triệt đốt ĐDTBT 74

3.3.3. Thời gian làm thủ thuật 74

3.3.4. Thời gian chiếu tia Xquang 75

3.3.5. Thời gian triệt đốt đường dẫn truyền bất thường 75

3.3.6. Số lần triệt đốt 76

3.3.7. Tiêu thụ điện năng, nhiệt đô và điện trở tại các vị trí

triệt đốt thành công 77

3.3.8. Kết quả triệt đốt đường dẫn truyền bất thường 78

3.4. Các thông số điện đổ vị trí triệt đốt 80

3.4.1. Triệt đốt ĐDTBT trong lúc nhịp xoang 80

3.4.2. Triệt đốt ĐDTBT trong cơn NNVLNT theo chiều xuôi 83

3.11.3. Triệt đốt ĐDTBT trong khi tạo nhịp thất phải 86

Chương 4: BÀN LUẬN 88

4.1. Thăm dò điện sinh lý tim 88

4.1.1. Thăm dò chức năng nút xoang 88

4.1.2. Hệ thống dẫn truyền nhĩ-thất 89

4.1.3. Thời gian phức bô QRS 91

4.1.4. Thời gian trơ có hiệu quả của cơ nhĩ và cơ thất 92

4.1.5. Đặc điểm dẫn truyền của hệ thống dẫn truyền nhĩ-thất 92

4.1.6. Đặc điểm điện sinh lý đường dẫn truyền bất thường 95

4.1.7. Đặc điểm cơn nhịp nhanh vào lại nhĩ-thất 96

4.1 8. Các rối loạn nhịp tim do kích thích tim có chương trình gây ra 99

4.2. Kết quả điều trị hội chứng Wolff-Parkinson-White

bằng năng lượng sóng có tần số radio 101

4.2.1. Đặc điểm về vị trí đường dẫn truyền bất thường 101

4.2.2. Thời gian làm thủ thuật và thời gian chiếu tia Xquang 103

4.2.3. Thời gian triệt đốt và số lần triệt đốt 104

4.2.4. Tiêu thụ điện năng, nhiệt đô, điện trở tại vị trí thành công 106

4.2.5- Kết quả triệt đốt đường dẫn truyền bất thường 107

4.3. Phương pháp lập bản đồ nội mạc và triệt đốt 112

4.3.1. Triêt đốt các đường dẫn truyền bất thường bên phải 112

4.3.2. Triêt đốt các đường dẫn truyền bất thường bên trái 114

4.4. Các thông số điện đồ vị trí triệt đốt 115

4.4.1. Các thông số điên đổ vị trí triêt đốt trong lúc nhịp xoang 115

4.4.3. Các thông số điên đổ vị trí triêt đốt trong khi tạo nhịp thất phải 122

4.4.2. Các thông số điên đổ vị trí triêt đốt trong cơn nhịp nhanh

vào lại nhĩ thất chiều xuôi 127

KẾT LUẬN 134

Kiến nghị 136

Các công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến luận án 137

Tài liệu tham khảo Phụ lục 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment