Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp

Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp.Đại hội XI của Đảng khẳng định cần ưu tiên xây dựng một số lực lượng vũ trang tiến thẳng lên hiện đại, trong đó có lực lượng Hải quân. Để hiện đại hóa, Quân chủng Hải quân ưu tiên trang bị các phương tiện quân sự chiến lược thế hệ mới như tàu Gepard và tàu ngầm kilo. 
Quyết định số 03/2006/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại trong Quân đội quy định rõ “Sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu quân sự ở biển xa và khảo sát đo đạc trên biển” được xếp điều kiện lao động mức VI. Đây là mức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao nhất [3]. Thủy thủ trên các tàu Hải quân mặt nước phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của biển và điều kiện bất lợi trên tàu như tiếng ồn, rung lắc, không gian làm việc chật hẹp, thiếu vệ sinh, điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe có hạn, ảnh hưởng của sóng điện trường và hơi khí độc [2]. 
Ngoài những yếu tố kể trên, trong các tàu thế hệ mới còn có thể xuất hiện các yếu tố khác có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thủy thủ như hiện tượng tĩnh điện do sử dụng vật liệu phi kim loại, trường điện từ và thuỷ âm có dải tần mới… [56]. Tất cả những yếu tố bất lợi của môi trường lao động trên tàu có thể gây suy giảm sức khoẻ, tăng gánh nặng tâm lý, giảm khả năng lao động và tăng tỷ lệ thải loại của thủy thủ [33], [34]… Hàng năm có khoảng 5% thủy thủ phải rời tàu do điều kiện sức khỏe không cho phép. 
Trong các bệnh lý hay gặp ở thủy thủ, giảm thính lực là bệnh chiếm tỷ lệ lớn. Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thấy, tỷ lệ giảm thính lực của thủy thủ 30,0% – 76,0% [21], [93], [99]. Trong công tác dự phòng bệnh điếc nghề nghiệp, khám phát hiện sớm các trường hợp bị giảm thính lực do tiếng ồn để xử trí kịp thời là rất quan trọng. Hiện nay, khám thính lực bằng phương pháp đo thính lực 11 tần số là phương pháp thường được sử dụng. Tuy nhiên, tại quân y tuyến đơn vị, việc triển khai kỹ thuật khám thính lực này chưa thể thực hiện được do điều  kiện trang thiết bị, trình độ chuyên môn của nhân viên quân y chưa đảm bảo. Do vậy, việc nghiên cứu một phương pháp khám, chẩn đoán sớm giảm thính lực cho thủy thủ và phù hợp với quân y tuyến đơn vị là rất quan trọng. 

Tàu hộ tống lớp Gepard của Việt Nam hiện đang sở hữu là lớp tàu hiện đại, được Liên Bang Nga sản xuất. Việc khai thác, vận hành tàu theo điều kiện huấn luyện, chiến đấu, môi trường biển của Hải quân Việt Nam có những nét đặc thù riêng nên cần được nghiên cứu, đánh giá. Hiện chưa có dữ liệu về môi trường lao động, sức khỏe của thủy thủ trên lớp tàu này tại Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu điều kiện lao động, thực trạng sức khỏe của thủy thủ trên lớp tàu Gepard là rất cần thiết giúp cho công tác đảm bảo quân y của Hải quân.  Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp” được triển khai nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá điều kiện lao động, sinh hoạt của thủy thủ tàu Gepard trong hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
2. Đánh giá thực trạng sức khỏe của thủy thủ tàu Gepard.
3. Đánh giá hiệu quả của thiết bị bảo hộ cá nhân và ưu điểm của phương pháp đo thính lực 2 tần số trong dự phòng tác hại của tiếng ồn.
 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp

1.    Nguyễn Văn Chuyên, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Tùng Linh, Nguyễn Minh Phương (2016), “Nghiên cứu một số yếu tố môi trường lao động thủy thủ tàu HQ011, HQ012 tại đơn vị X, Hải quân”, Tạp chí Y học Việt Nam, 444(1), tr. 69-74.
2.    Nguyễn Văn Chuyên, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Tùng Linh, Nguyễn Minh Phương (2016), “Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số sức khỏe, bệnh lý của thủy thủ tàu HQ011, HQ012 tại đơn vị X, Hải quân”, Tạp chí Y học Việt Nam, 444(2), tr.47-55 65-69.
3.    Nguyễn Văn Chuyên, Nguyễn Tùng Linh, Trần Văn Tuấn, Lưu Trường Sinh (2016), “Giảm thính lực ở thủy thủ tàu HQ011, HQ012” Tạp chí Y dược học Quân sự, 41(8), tr. 47-54.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1.    Hồ Xuân An  (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng tiếng ồn do xe tăng – thiết giáp tới thính lực của bộ đội vận hành và đề xuất các biện pháp phòng hộ, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 96-97.
2.    Bộ môn Vệ sinh Quân Đội  (1982), Bài giảng Vệ sinh Hải Quân, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 6-49.
3.    Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2006), “ Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội” Quyết định số 03/2006/QĐ-BLĐTBXH, Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2006.
4.    Bộ Quốc Phòng (2007), Từ điển thuật ngữ quân sự, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 647 – 655.
5.    Bộ Quốc phòng (2009), “Quy định tiêu chuẩn, định lượng ăn của lực lượng tàu mặt nước và một số đối tượng thuộc Quân chủng Hải quân”, Thông tư 41/2009/TT-BQP, Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2009. 
6.    Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư số 26/2011/TT-BQP: Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, sơ tuyển, khám tuyển, kiểm tra, giám định sức khỏe cho lực lượng tàu ngầm thuộc Quân chủng Hải quân, Hà Nội, ngày 13/3/2011.
7.    Bộ Tổng tham mưu (2006), Đặc điểm khí hậu vùng Biển Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.166-194. 
8.    Bộ Y tế (2002), “21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”, Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT, Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2002. 
9.    Bộ Y tế (2000), Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, tr. 11-20.
10.    Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa, NXB y học, Hà Nội, tr. 247-254
11.    Bộ Y tế (2008), Dinh dưỡng và àn toàn thực phẩm, NXB giáo dục, Hà Nội, tr. 7-16.
12.    Bộ Y tế (2009), “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống”, Thông tư 04/2009/TT – BYT, Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2009.
13.    Bộ Y tế (2008), “Tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam”, Quyết định số 20/2008/QĐ-BYT, Hà nội, ngày 09 tháng 6 năm 2008.
14.    Bộ Y tế (2016), “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc với tiếng ồn tại nơi làm việc”, Thông tư 24/2016/TT-BYT, Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016. 
15.    Tăng Xuân Châu, Phạm Hoài Thương, Trần Anh Dương và cs. (2014), “Biến đổi một số chỉ số sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ trước và sau chuyến đi biển”, Tạp Chí Y học Việt Nam, 423(2), tr. 195-200.  
16.    Trần Thị Quỳnh Chi, Đỗ Thị Hải, Triệu Thị Thúy Hương (2014), “Nghiên cứu một số đặc điểm mạch, huyết áp, điện tâm đồ của thuyền viên vận tải Viễn dương trước và sau chuyến hành trình năm 2013-2014”, Tạp chí Y học Việt Nam, 423 (2), tr.145-153.
17.    Trần Quỳnh Chi, Nguyễn Trường Sơn (2003), “Nghiên cứu biểu hiện phản ứng của cơ thể với nghiệm pháp tích luỹ gia tốc liên tục Coriolis và ứng dụng nghiệp pháp trong tuyển chọn khả năng chịu sóng cho thuyền viên”, Tạp chí y học thực hành, 444, tr. 20-24.
18.    Trần Quỳnh Chi, Nguyễn Trường Sơn, Trần Thị Chính (2003), “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm tâm – sinh lý của thuyền viên Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành, 444, tr. 71-73.
19.    Trần Quỳnh Chi, Nguyễn Văn Tâm (2014), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới hút thuốc lá của thuyền viên vận tải Viễn dương năm 2014”, Tạp chí Y học Việt Nam, 423(2), tr. 227-232.
20.    Trần Thị Quỳnh Chi, Nguyễn Trường Sơn (2004), “Nghiên cứu tác động của sóng lên cơ thể và phương pháp thử nghiệm khả năng chịu sóng cho thuyền viên”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học: Đại hội lần thứ nhất thành lập Hội y học biển Việt Nam, NXB Y học, tr. 121-132. 
21.     Khương Văn Chữ, Nguyễn Văn Chuyên, Hoàng Cao Sạ (2014), “Ảnh hưởng của tiếng ồn đến thính lực bộ đội Hải quân tại đơn vị X”, Tạp chí Sức khỏe cộng đồng, 13,  tr 4-8.
22.     Chumakov A.V.  (2013), “Bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa quân sự và đặc điểm phục hồi chức năng cho các thủy thủ tàu ngầm”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt – Nga: Y học lao động và vấn đề sức khỏe cho bộ đội tàu ngầm, Hà Nội, 12/2013, tr. 154-183. 
23.    Đại Học y Hà Nội (2014), Sức khỏe nghề nghiệp, NXB Y học, Hà Nội, tr. 64-74.
24.    Phạm Minh Đàm (2009), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và tác dụng của chế phẩm Life – Flagift trên bộ đội tác chiến điện tử, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 70-98.
25.    Bùi Thị Hà (2002), Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và các rối loạn bệnh lý có tính chất nghề nghiệp của thuyền viện vận tải xăng dầu đường biển, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 49-84..
26.    Nguyễn Thị Hải Hà, Nguyễn Trường Sơn, Trần Thị Quỳnh Chi và cs. (2013), “Cơ cấu bệnh của thuyền viên tàu vận tải Viễn dương”, Tạp chí Y học thực hành, 884(10), tr.86-90.
27.    Nguyễn Minh Hải (2009), Nghiên cứu một số chỉ số sức khỏe tâm thần trong hoạt động bay ở phi công quân sự, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 56-89.
28.    Nguyễn Thị Hải Hà (2014), Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khỏe và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty tải biển Việt Nam năm 2011-2012, Luận án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội, tr. 53-94.
29.    Nguyễn Thị Hải Hà, Lê Hoàng Lan, Lương Xuân Tuyến, Nguyễn Bảo Nam (2014), “Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động trên các tàu vận tải Viễn Dương”, Tạp chí Y học Việt Nam,  423(2), Tr.154-162. 
30.    Bùi Thị Thúy Hải, Bùi Thị Hà, Nguyễn Trường Sơn (2004), “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch của thuyền viên thuộc công ty vận tải xăn dầu đường thủy I Hải Phòng”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học: Đại hội lần thứ nhất thành lập Hội y học biển Việt Nam, NXB Y học, tr. 318-330.
31.    Nguyễn Hồng Hạnh, Bùi Đức Thành, Tăng Xuân Châu và cs (2014), “Thực trạng tai nạn thương tích của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí y học Việt Nam, 423(2), tr. 119-125. 
32.    Nguyễn Thị Hiên (2013), Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim mạch, tâm thần kinh của sinh viên Đại học y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 82-109.
33.    Học viện Quân y (2002), Y học lao động quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.75-216.
34.    Học viện Quân y (1997), Sinh lý lao động quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 15-162.
35.     Học viện Quân y (1996), Giáo trình thực hành vệ sinh học, NXB Quân Đội nhân dân, Hà Nội, tr.4-38.
36.    Học viện Quân y (2006), Vệ sinh học môi trường, lao động, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 137 – 269.
37.     Học viện Quân y (2005), Y học dưới nước, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr 26-34, 129-170. 
38.    Hội tim mạch học Việt Nam (2015), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2015, Hà Nội, tr. 3-10. 
39.    Hội Tim mạch học Việt Nam (2008), Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Hà Nội, tr. 235-245.
40.    Đặng Xuân Hùng (2010), Thính học lâm sàng chẩn đoán, NXB Y học, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 43-62.
41.    Triệu Thị Thúy Hương, Trần Quỳnh Chi (2007), “Nghiên cứu một số đặc điểm chức năng tim mạch của ngư dân đánh bắt cá xa bờ xã lập thể – Thủy Nguyên – Hải Phòng”, Tạp chí Y hực thực hành, 588, tr. 158-162.
42.    Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005),  Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội, tr. 35-112.
43.     Phạm Tùng Lâm (2013), Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe – bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đống tàu Hạ Long, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 92-128. 
44.     Nguyễn Mạnh Liên (2002), Y học môi trường và lao động, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 291-343.
45.    Ngô Ngọc Liễn (1982), “Đo thính lực sơ bộ 2 tần số trong công tác phát hiện điếc nghề nghiệp”, Nội san Tai – Mũi – Họng, 1, tr 62-78.
46.    Ngô Ngọc Liễn  (2001), Thính học ứng dụng, NXB y học, Hà Nội, tr.193-245.
47.     Nguyễn Lung (1995), “ Một số vấn đề sức khỏe bệnh tật và tai nạn của sĩ quan và thủy thủ Việt Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam, 199(12), tr. 2-7.
48.    Nguyễn Hoàng Luyến, Nguyễn Tùng Linh, Nguyễn Minh Phương và cs. (2015), “Giảm thính lực ở thủy thủ tàu ngầm”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2,  tr.57-61.
49.    Lê Hồng Minh (2011), Nghiên cứu điều kiện lao động và sức khỏe nghề nghiệp của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ ở một số tỉnh phí Nam Việt Nam, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 65-68.
50.    Nguyễn Bảo Nam, Nguyễn Thị Hải Hà, Nguyễn Trường Sơn (2014), “Thực trạng sức khỏe của thuyền viên làm việc trên các tàu vận tải viễn dương”, Tạp chí Y học Việt Nam, 423 (2), Tr.169-179.
51.    Nguyễn Bảo Nam, Nguyễn Trường Sơn (2014), “ Nghiên cứu đặc điểm rối loạn chuyển hóa Glucose, Lipid và mối liên quan với một số bệnh lý tim mạch của thuyền viên vân tải Viễn dương”,  Tạp chí Y học Việt Nam,  423 (2), Tr.78-89.
52.    Lê Văn Nghị (2004), Nghiên cứu khả năng thích nghi của các trắc thủ làm việc trong các phương tiện quân sự có buồng kín, đề xuất các giải pháp khắc phục, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Quốc phòng, tr. 54-124.
53.    Bùi tiến Nhâm, Nguyễn Hoàng Luyến (2004), Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lao động quân sự đến sức khỏe bộ đội tàu phòng lôi và tàu tuần tiễu Lữ đoàn M70 Hải quân, đề xuất biện pháp can thiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quân chủng Hải quân, tr. 35-58.
54.    Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc (2004), Trắc nghiệm tâm lý lâm sàng, NXB quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 16 -122.
55.    Phạm Xuân Ninh (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn lên một số chỉ số sinh học ở người trong môi trường lao động quân sự và đề xuất biện pháp khắc phục, Luận án tiến sỹ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.58-92. 
56.    Petreev I.V. (2013), “Quan điểm vệ sinh học về điều kiện môi trường sống và giám sát y tế về thành phần khí của không khí trên tàu ngầm”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt – Nga: Y học lao động và vấn đề sức khỏe cho bộ đội tàu ngầm, Hà Nội, tr. 61-77.
57.    Petreev I.V. (2013), “Kiểm soát y tế về tổ chức ăn uống và cung cấp nước trên tàu ngầm”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt – Nga: Y học lao động và vấn đề sức khỏe cho bộ đội tàu ngầm, Hà Nội, tr. 91-112. 
58.     Nguyễn Minh Phương (2012), Nghiên cứu ảnh  hưởng của môi và điều kiện lao động đến một số chỉ số sinh học ở bộ đội trinh sát kỹ thuật,Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 67-69.
59.    Nguyễn Minh Phương (2004), “Nghiên cứu tình trạng stress cảm xúc và đặc điểm điện não đồ ở bộ đội ra da”, Báo cáo khoa học toàn văn Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ I, NXB Y học, tr. 293-300.
60.    Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Văn Chuyên, Nguyễn Văn Ba và cs. (2013), “Study on the effect of noise on the hearing onf Su-30 aircraft maintenance soldiers”, Tạp chí Y dược học Quân sự, 7, tr. 45-49.
61.    Quân chủng Hải quân (2015), Hướng dẫn số 1393/HD-HC về việc tuyển chọn sức khoẻ bộ đội đi làm nhiệm vụ ở Trường Sa – DK1 và trên tàu hoạt động dài ngày trên biển, Hải Phòng, ngày 04 tháng 02 năm 2015.
62.    Phạm Xuân Quý (2002), Nghiên cứu tác động phối hợp nhiệt độ và độ ẩm cao với thiếu oxy lên một số chỉ số sinh học ở động vật thực nghiệm, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 129-130.
63.    Nguyễn Trường Sơn (2010), “Đặc điểm tâm – sinh lý của người lao động trên biển”, Bải giảng Y học biển – tập 1,  NXB Y học, tr. 66-72.
64.    Nguyễn Trường Sơn (2003), Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và ảnh hưởng của nó lên hệ thống tuần hoàn và hệ thần kinh của các thuyền viên công ty vận tải xăng dầu đường biển Hải phòng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hải Phòng, tr. 20-45. 
65.    Nguyễn Trường Sơn (2003), “Đặc điểm chức năng hệ tuần hoàn của người Việt Nam lao động trên biển”, Tạp chí Y học thực hành, 444, tr. 77-81 
66.    Nguyễn Trường Sơn (2003), “Kết quả nghiên cứu bước đầu một số chỉ tiêu hóa sinh dinh dưỡng của người đánh cá biển”, Tạp chí Y học thực hành, 444, tr. 33-34.
67.    Nguyễn Trường Sơn, Trần Quỳnh Chi (2003), “Đặc điểm môi trường lao động trên biển, ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên Việt Nam”, Báo cáo khoa học toàn văn Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ I, NXB Y học, tr. 550-559.
68.    Nguyễn Văn Tâm (2014), “Thực trạng một số yếu tố liên quan tới sử dụng rượu của thuyền viên vận tải Viễn dương năm 2014”, Tạp chí Y học Việt Nam, 423(2), tr. 139-144.
69.    Nguyễn Văn Tâm (2014), “Nghiên cứu một số đặc điểm thần kinh – tâm lý của thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu vận tải Viễn dương năm 2013”,  Tạp chí Y học Việt Nam, 423(2), tr. 72-77.
70.    Bùi Thanh Tâm, Nguyễn Thúy Quỳnh (2008), Sức khỏe nghề nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội tr.13-105.
71.    Lê Trung  (2000), Bệnh nghề nghiệp, NXB y học, Hà Nội, tr.47-78.
72.    Phùng Thị Thanh Tú, Viên Chinh Chiến, Trịnh Thị Bích Thủy và cs. (2008), “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý sức khỏe ngư dân khu vực miền Trung (2006-2008)”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học y học biển, NXB Y học, tr. 20-49. 
73.    Phùng Thị Thanh Tú, Viên Chinh Chiến, Lê Hồng Minh và cs. (2014), “Nghiên cứu nguyên nhân, xác định mô hình bệnh tật và các tai biến do lặn của ngư dân Khánh Hòa”, Tạp chí Y học Việt Nam, 423 (2), tr. 64-71. 
74.    Trần Văn Tuấn (1998), Một số đặc điểm môi trường lao động và tình hình sức khỏe của bộ đội thông tin vô tuyến viễn thông, đề xuất giải pháp bảo vệ, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr.50-87. 
75.    Cù Hồng Vấn (2008), Nghiên cứu tổ chức đảm bảo quân y cho lữ đoàn tàu chiến đấu mặt nước, Đề tài cấp Bộ Quốc phòng, tr. 86-94.
76.    Viện dinh dưỡng (2002), Dinh dưỡng lâm sàng, NXB y học, Hà Nội, tr. 45-66.
77.    Viện học lao động và Vệ sinh môi trường (2002), Tâm sinh lý lao động và Ecgônômy, NXB y học, Hà Nội, tr. 73-86.
78.    Viện Y học lao động  – Vệ sinh môi trường (2002), Thường quy kĩ thuật Y học lao động – vệ sinh môi trường – sức khỏe trường học, NXB Y học, Hà Nội, tr. 17-121.
79.    Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Bảo Nam, Nguyễn Trường Sơn (2007), “Nghiên cứu điều kiện lao động và cơ cấu bệnh tật của ngư dân đánh bắt các xa bờ thuộc xã Lập Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng năm 2006”, Tạp chí Y học thực hành, 588, tr. 88-96.
80.    Zverev D.P.  (2013), “Kiểm tra y tế trạng thái chức năng cơ thể và khả năng lao động nghề nghiệp quân sự của kíp đi biển”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt – Nga: Y học lao động và vấn đề sức khỏe cho bộ đội tàu ngầm, Hà Nội, tr. 78-90. 

 

Leave a Comment