NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, SỨC KHỎE, CƠ CẤU BỆNH TẬT, MỘT SỐ BỆNH CÓ TÍNH CHẤT NGHỀ NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CHO THUYỀN VIÊN VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, SỨC KHỎE, CƠ CẤU BỆNH TẬT, MỘT SỐ BỆNH CÓ TÍNH CHẤT NGHỀ NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CHO THUYỀN VIÊN VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG.Thế kỷ thứ XXI được Liên hợp quốc dự báo là kỷ nguyên của biển và đại dương. Nhận rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta cũng đã khẳng định quyết tâm tập trung phát triển toàn diện lĩnh vực kinh tế biển. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã xác định “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020”, trong đó xác định kinh tế biển phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với tỷ trọng ngày càng tăng. Với tiềm năng về kinh tế biển vô cùng phong phú, nên các ngành kinh tế biển đã và đang thu hút ngày càng đông đảo lực lượng lao động trong đó có ngành vận tải biển.
Ngành vận tải biển (ngành hàng hải) được xác định là một ngành kinh tế có tầm quan trọng và có tiềm năng phát triển to lớn. Tuy nhiên, những người lao động đang làm việc trong ngành này lại phải thường xuyên sống và làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt và mang tính đặc thù rất cao: chế độ sinh hoạt, luyện tập, sinh hoạt văn hóa tinh thần rất khó khăn và thiếu thốn, chế độ dinh dưỡng mất cân đối [8], [19], [20], [54], [73] … Tất cả các yếu tố bất lợi của môi trường sống và lao động trên tàu đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động và sự phát sinh bệnh tật có tính chất đặc thù của người đi biển.
Theo nghiên cứu của Bùi Thị Hà [13], [16] trên đối tượng thuyền viên vận tải xăng dầu cho thấy tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid là 82,05%, đái tháo đường là 5,98%, THA là 31,62%. Tỷ lệ THA ở thuyền viên theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngân và Nguyễn Trường Sơn năm 2004 là 34,14% [27]. Đỗ Thị Hải khi nghiên cứu về một số đặc điểm thần – tâm lý của thuyền viên vận tải xăng dầu cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở thuyền viên là 10,33% và tăng lên 19,25% sau 1 năm hành trình trên biển [19].
Những năm qua, công nghệ đóng tàu đã có rất nhiều tiến bộ, điều kiện lao động trên các tàu đã có nhiều cải thiện, vậy thực chất điều kiện lao động trên các tàu viễn dương hiện nay ra sao và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ và sự phát sinh những bệnh tật có tính chất nghề nghiệp đặc thù như thế nào, thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho đoàn thuyền viên có những thuận lợi và khó khăn gì? Để trả lời những câu hỏi này, cần thiết phải nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định thực trạng điều kiện lao động của thuyền viên làm việc trên các tàu vận tải viễn dương Việt Nam năm 2015 – 2018.
2. Xác định thực trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật, một số bệnh lý có tính chất nghề nghiệp và các yếu tố liên quan của đối tượng thuyền viên vận
tải viễn dương Việt Nam.
3. Đánh giá kết quả giải pháp can thiệp bằng đào tạo kiến thức, kỹ năng thực hành về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đối tượng thuyền viên vận tải viễn dương
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ/ hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Điều kiện lao động trên các tàu vận tải viên dương 3
1.1.1. Khái niệm về các loại hình vận tải biển và vận tải biển viễn dương 3
1.1.2 Về thuyền viên và đội tàu vận tải viễn dương 4
1.1.3. Điều kiện môi trường lao động trên tàu viễn dương 5
1.1.4. Điều kiện xã hội, tổ chức lao động và chế độ dinh dưỡng trên
tàu viễn dương
12
1.1.5. Công tác chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên trên các tàu viễn
dương
17
1.2. Thực trạng sức khỏe và tình hình nghiên cứu một số bệnh lý có
tính chất nghề nghiệp của thuyền viên làm việc trên các tàu vận tải
viễn dương
24
1.2.1. Đặc điểm sức khoẻ của thuyền viên vận tải viễn dương 24
1.2.2. Các nghiên cứu về bệnh lý có tính chất nghề nghiệp của thuyền
viên vận tải viễn dương
29
1.3. Các biện pháp can thiệp đã thực hiện nhằm cải thiện sức khỏe
và dự phòng các bệnh có tính chất nghề nghiệp cho người đi biển
35
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 39
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu 39
2.2.2. Nội dung và một số biến số nghiên cứu 45
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu 48
2.3. Phương pháp xử lý số liệu và hạn chế sai số 54
2.3.1. Xử lý số liệu nghiên cứu 54
2.3.2. Phương pháp hạn chế sai số 54
2.4. Phạm vi nghiên cứu 55
2.5. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 55
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1. Đặc điểm điều kiện lao động trên tàu vận tải viên dương Vi ệt Nam 56
3.1.1. Kết quả khảo sát điều kiện lao động trên tàu 56
3.1.2. Đặc điểm điều kiện sinh hoạt của thuyển viên 59
3.2. Thực trạng sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên vận
tải viễn dương Việt Nam
63
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 63
3.2.2. Đặc điểm một số chỉ tiêu về thể lực của đối tượng nghiên cứu 65
3.2.3. Một số chỉ tiêu sinh lý của thuyền viên vận tải viễn dương 67
3.2.4. Cơ cấu bệnh tật và đặc điểm một số bệnh lý có tính chất nghề
nghiệp của thuyền viên vận tải viễn dương
72
3.3. Ảnh hưởng của hành trình trên biển đến sự biến đổi sức khoẻ
và bệnh tật của thuyền viên vận tải viễn dương
89
3.3.1. Ảnh hưởng của hành trình trên biển đến tình trạng sức khỏe của
thuy ền viên vận tải viễn dương
89
3.3.2. Ảnh hưởng của hành trình trên biển đến sự thay đổi tỷ lệ một số
bệnh lý của thuyền viên
93
3.4. Giải pháp can thiệp bằng đào tạo kiến thức, kỹ năng thực hành
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho thuyền viên
97
3.4.1. Nội dung can thiệp 97
3.4.2. Phương pháp can thiệp 98
3.4.3. Đánh giá kết quả của biện pháp can thiệp 98
Chương 4 BÀN LUẬN 104
4.1. Đặc điểm điều kiện lao động trên tàu vận tải vi ễn dương Việt Nam 104
4.1.1. Đặc điểm môi trường lao động trên các tàu vận tải viễn dương 104
4.1.2. Đặc điểm điều kiện sinh hoạt của thuyền viên 108
4.1.3. Về điều kiện dinh dưỡng trên tàu 111
4.2. Thực trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật và đặc điểm một số bệnh
có tính chất nghề nghiệp của thuyền viên vận tải viễn dương Việt
Nam
113
4.2.1. Thể lực và các chỉ số sinh học ở thuyền viên 113
4.2.2. Về cơ cấu bệnh tật và đặc điểm một số bệnh lý có tính chất nghề
nghiệp của thuyền viên vận tải viễn dương Việt Nam
121
4.3. Những biến đổi tình trạng sức khỏe và bệnh tật của thuyền
viên sau một chuyến hành trình trên biển
134
4.3.1. Ảnh hưởng của hành trình đến tình trạng sức khỏe của thuyền
viên vận tải viễn dương
135
4.3.2. Biến đổi tỷ lệ một số bệnh có tính chất đặc thù nghề nghiệp ở
thuyền viên vận tải viễn dương Việt Nam sau một chuyến hành trình
136
4.4. Về kết quả của giải pháp can thiệp bằng đào tạo kiến thức và kỹ
năng thực hành về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thuyền viên
144
KẾT LUẬN 149
KHUYẾN NGHỊ 151
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC