Nghiên cứu điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống kết hợp ghép san hô
Luận văn Nghiên cứu điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống kết hợp ghép san hô.Hẹp ống sống cổ là một bệnh lý thoái hóa cột sống thường gặp. Bệnh thoái hóa đĩa đệm và các mặt khớp cột sống cổ thường xảy ra ở người lớn, đặt biệt từ trên 40 tuổi. Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng. Theo Kokubun (Nhật Bản), có 1,54 bệnh nhân trong 100 nghìn dân bị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ cần can thiệp phẫu thuật. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Hồng cho thấy hẹp ống sống cổ do thoái hóa ngày càng thường gặp chiếm 51% [2]. Bệnh hẹp ống sống cổ có thể biểu hiện nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy mức độ: từ đau cổ, đau vai hoặc đau theo rễ thần kinh cột sống cổ, có thể biểu hiện bằng các thương tổn thần kinh như giảm cảm giác hoặc dị cảm, yếu hoặc liệt vận động, teo cơ, rối loạn cơ vòng… Nó làm giảm một số chức năng thần kinh, từ đó làm giảm chất lượng sống. Việc điều trị hẹp ống sống cổ nhằm phục hồi các chức năng thần kinh cho bệnh nhân, làm giảm đau, bớt liệt, đưa bệnh nhân về với cuộc sống bình thường với chất lượng sống cao. Các phương pháp điều trị rất đa dạng từ điều trị bảo tồn đến điều trị phẫu thuật tùy theo mức độ hẹp ống sống cổ.
Trong điều trị phẫu thuật, đối với hẹp ống sống cổ một hoặc hai tầng, phương pháp mổ đường trước được ưa chuộng với lấy nhân đệm hoặc cắt thân sống và ghép xương như phương pháp Cloward, Robinson-Smith, Bailey-Badgley. Đối với hẹp ống sống cổ nhiều tầng (ba tầng trở lên), các phương pháp đường sau thường được chấp nhận. Giải áp đường sau bằng cắt bản sống cổ được biết có nhiều biến chứng hậu phẫu [14], [15], [16], [17]. Gần đây phương pháp tạo hình bản sống cổ đã được các tác giả Nhật Bản bước đầu sử dụng thay thế dần phương pháp cắt bản sống cổ.
Nước ta, trong quá trình hiện đại hóa các phương tiện chẩn đoán đồng thời với sự nâng cao mức sống và dân trí, bệnh lý hẹp ống sống cổ ngày càng được phát hiện nhiều hơn, đòi hỏi cần phải có các nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ sâu hơn. Tuy nhiên theo các tài liệu tham khảo ở trong nước cho đến nay, các nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết về chẩn đoán và điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ nhiều tầng bằng phương pháp tạo hình bản sống còn rất ít. Võ Văn Thành và cộng sự (2000) đã báo cáo 100 trường hợp hẹp ống sống cổ được điều trị bằng nhiều phương pháp phẫu thuật. Phan Quang Sơn (2003) báo cáo 32 trường hợp hẹp ống sống cổ nhiều tầng được phẫu thuật tạo hình bản sống theo Kurokawa. Hà Kim Trung (2008) báo cáo 20 trường hợp hẹp ống sống cổ do cốt hóa dây chằng dọc sau được điều trị phẫu thuật. Lê Minh Thông (2008) thực hiện đề tài về sản xuất san hô ứng dụng trong y học tại Việt Nam, đã được thông qua Hội đồng y đức cấp bộ và được nghiệm thu cấp quốc gia vào năm 2008. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống kết hợp ghép san hô” với các mục tiêu như sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của bệnh lý hẹp ống sống cổ.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình bản sống cổ có ghép san hô trong điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ qua các dữ liệu lâm sàng, hình ảnh học, ưu điểm, nhược điểm và biến chứng của phẫu thuật.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục đối chiếu thuật ngữ Việt – Anh
Danh mục bảng, biểu đồ, hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu tạo hình bản sống trong điều trị hẹp ống sống cổ 3
1.1.1. Ngoài nước 3
1.1.2. Trong nước 8
1.1.3. Giới thiệu vật liệu san hô sinh học cấy ghép vào xương 9
1.2. Sơ lược giải phẫu cột sống cổ 12
1.3. Bệnh sinh 27
1.4. Sinh lý bệnh 28
1.5. Lâm sàng 30
1.6. Cận lâm sàng 36
1.7. Chẩn đoán 39
1.8. Điều trị bệnh tủy do hẹp ống sống cổ 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.1. Đối tượng nghiên cứu 48
2.2. Phương pháp nghiên cứu 48
2.3. Lưu trữ và phân tích số liệu 60
2.4. Y đức trong nghiên cứu 60
Chương 3: KẾT QUẢ 61
3.1. Tuổi và giới 61
3.2. Đặc điểm lâm sàng 63
3.3. Chẩn đoán hình ảnh 70
3.4. Điều trị phẫu thuật 74
3.5. Kết quả phẫu thuật và biến chứng 77
3.6. Theo dõi sau mổ 82
Chương 4: BÀN LUẬN 84
4.1. Một số đặc điểm về dịch tễ học 84
4.2. Đặc điểm lâm sàng 88
4.3. Chẩn đoán hình ảnh học 94
4.4. Điều trị phẫu thuật 100
4.5. Biến chứng phẫu thuật và tử vong 111
4.6. Kết quả phẫu thuật 115
4.7. Theo dõi sau mổ 119
KẾT LUẬN 121
KIẾN NGHỊ 123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRONG NƯỚC
1. Lê Văn Cường (2013), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học TP.HCM,tập 2, tr. 124-175.
2. Nguyễn Thị Ánh Hồng (1999), “Hẹp ống sống cổ: giá trị MRI qua khảo sát 300 trường hợp”, Tạp chí Y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, tập 3 (1), tr. 56-58.
3. Lê Thị Hồng Liên, Võ Văn Thành (1999), “Đặc điểm lâm sàng và điều trị học của thoát vị đĩa đệm và hẹp ống sống cổ thoái hóa”, Tạp chí Y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, tập 3 (1), tr. 59-62.
4. Netter F.H, Nguyễn Quang Quyền và Phạm Đăng Diệu biên dịch (2013), Atlas of human anatomy, Nhà xuất bản Y học, tr. 149-174.
5. Vũ Anh Nhị (2013), Thần kinh học, Nhà xuất bản đại học quốc gia TP.HCM, tr. 50-71.
6. Võ Văn Nho, Võ Tấn Sơn (2013), Phẫu thuật thần kinh, Nhà xuất bản Y học TP.HCM, tr. 517-529.
7. Nguyễn Quang Quyền (2013), Bài giảng giải phâu người, Nhà xuất bản Y học TP.HCM, tập 2, tr. 301-311.
8. Phan Quang Sơn (2003), “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt bản sống trong điều trị hẹp ống sống cổ”, Tạp chí Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tập 7 (2), tr. 74-77.
9. Võ Xuân Sơn (2000), Thoát vị đĩa đệm co: triệu chứng lâm sàng, phân bố và kết quả phẫu thuật, Luận văn Thạc sỹ y khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Văn Thạch (2011), “Đánh giá kết quả điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ đa tầng bằng phương pháp tạo hình cung sau đường giữa”, Tạp chí Y học thực hành, Đà Nẵng, số 779+780, Bộ Y tế xuất bản, tr. 577-581.
11. Võ Văn Thành (1999), “Điều trị phẫu thuật hẹp ống sống cổ”, Tài liệu hội nghị Việt – Úc về ngoại thần kinh, TP Hồ Chí Minh.
12. Võ Văn Thành (2001), “Điều trị phẫu thuật hẹp ống sống cổ”, Tạp chí Y học, Đại học Y Dược TP.HCM, tập 261 (7), tr. 29-43.
13. Hà Kim Trung (2008), ”Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vôi hóa dây chằng dọc sau cột sống cổ tại bệnh viện Việt Đức”, Tạp chí Y học thực hành, Huế, số 635+636, tr. 238-249.
14. Lê Xuân Trung (2011), Bài giảng bệnh học ngoại thần kinh, nhà xuất bản Y học TP.HCM, tr.89-96.
15. Trương Văn Việt, Võ Văn Nho (1995), “Điều trị chấn thương cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cổ bằng phương pháp Cloward và Robinson”, Tài liệu hội nghị khoa học Việt – Úc về phẫu thuật thần kinh, Hà Nội.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com