Nghiên cứu điều trị bong võng mạc sau chấn thươn

Nghiên cứu điều trị bong võng mạc sau chấn thươn

Bong võng mạc (BVM) là một trong những bệnh nặng trong nhãn khoa và là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực trầm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa. Dựa trên phương pháp điều trị, BVM thường được chia làm hai loại chính: BVM nội khoa và BVM ngoại khoa là hình thái BVM mà việc can thiệp phẫu thuật là tuyệt đối cần thiết để điều trị bệnh. Bong võng mạc ngoại khoa lại thường được chia làm BVM nguyên phát (hay còn gọi là BVM có rách), BVM do co kéo và BVM phối hợp giữa co kéo và có rách, trong đó co kéo là yếu tố có trước và rách võng mạc thường xuất hiện thứ phát sau yếu tố co kéo. BVM sau chấn thương là BVM ngoại khoa. Cả ba hình thái của BVM ngoại khoa đều có thể gặp ở BVM sau chấn thương.

Theo nhiều tác giả, BVM sau chấn thương chiếm từ 10-30% các trường

hợp BVM nói chung [26], [65], [86], [100], [122] Ở Việt Nam, theo điều

tra của Bệnh viện Mắt Trung Ương (1991) thì BVM sau chấn thương chiếm 5,5% BVM nói chung. Bên cạnh các đặc điểm lâm sàng của BVM nói chung, BVM sau chấn thương còn có những đặc điểm lâm sàng riêng do những ton thương nhãn cầu đi kèm (như rách màng bọc nhãn cầu, lệch thủy tinh thể, dị vật nội nhãn, viêm mủ nội nhãn…) làm cho bệnh cảnh lâm sàng thêm đa dạng và phức tạp. Mặt khác, các tổn thương nhãn cầu đi kèm thường làm che lấp những triệu chứng cơ năng cũng như thực thể của BVM nên việc chan đoán và điều trị đôi khi còn gặp nhiều khó khăn.

Từ trước năm 1970, việc điều trị BVM theo các phương pháp kinh điển (ấn độn bên ngoài củng mạc) chỉ giải quyết được một số hình thái BVM nhẹ có kèm theo các biến đổi nhẹ của dịch kính. Các hình thái BVM nặng, đặc biệt các hình thái BVM có kèm theo các rối loạn nặng của dịch kính võng mạc (hay gặp sau chấn thương mắt) thường không được điều trị hoặc không đem lại hiệu quả mong muốn. Cùng với sự ra đời của phẫu thuật cắt dịch kính (CDK) kín và tiếp theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các vật liệu ấn độn nội nhãn (khí nở, dầu silicon nội nhãn, dịch nặng…), nhiều hình thái của BVM, đặc biệt là một số hình thái của BVM sau chấn thương mà không thể điều trị khỏi bằng kỹ thuật mo đai/độn củng mạc đơn thuần đã được chữa khỏi (ví dụ BVM có rách khổng lồ, BVM do tăng sinh dịch kính võng mạc trầm trọng.). Nhờ đó, tỷ lệ thành công về mặt giải phẫu của phẫu thuật điều trị BVM sau chấn thương ngày càng được cải thiện.

Ớ Việt Nam, đã có một số báo cáo về những biến đổi của dịch kính, võng mạc sau chấn thương và về một số đặc điểm lâm sàng và chan đoán của BVM sau chấn thương [1], [3], [4], [5], [6], [7], [9], [10], [11], [12]… . Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề như mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng với việc điều trị bệnh hay kết quả điều trị bệnh.. .Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu điều trị bong võng mạc sau chấn thương’” nhằm mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của BVM sau chấn thương.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị BVM sau chấn thương và các yếu tố liên quan. 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BONG VÕNG MẠC SAU CHẤN THƯƠNG. 3

1.1.1. Vai trò của chấn thương nhãn cầu kín trong việc hình thành bong

võng mạc sau chấn thương 3

1.1.2. Vai trò của chấn thương nhãn cầu hở trong việc hình thành bong

võng mạc sau chấn thương 8

1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BONG VÕNG MẠC SAU CHẤN THƯƠNG 14

1.2.1. Bong võng mạc sau chấn thương đụng dập nhãn cầu 14

1.2.2. Bong võng mạc sau vết thương xuyên nhãn cầu 17

1.3. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC SAU CHẤN

THƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 18

1.3.1. Đại cương về điều trị bong võng mạc sau chấn thương 18

1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về phẫu thuật điều trị BVM sau chấn thương

và các yếu tố liên quan 22

1.3.3. Những vấn đề còn tồn tại và tranh luận hiện nay 30

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 33

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: Là bệnh nhân bị BVM 33

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 34

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 34

2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 34 

2.2.5. Các bước tiến hành 35

2.2.6. Các tiêu chí đánh giá 40

2.2.7. Xử lý số liệu 46

2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 46

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM NGHIÊN CỨU 47

3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới 47

3.1.2. Hình thái chấn thương 48

3.1.3. Chức năng của bệnh nhân trước phẫu thuật 48

3.1.4. Hoàn cảnh xảy ra chấn thương 49

3.1.5. Thời gian từ khi xảy ra chấn thương đến khi bị bong bõng mạc… 50

3.1.6. Tổn thương dịch kính – võng mạc 51

3.1.7. Các tổn thương phối hợp 58

3.1.8. Các phẫu thuật can thiệp trước khi bị BVM 60

3.1.9. Các phương pháp phẫu thuật 62

3.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 66

3.2.1. Kết quả giải phẫu 66

3.2.2. Kết quả chức năng 73

3.3. CÁC BIẾN CHỨNG TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT 79

3.3.1. Các biến chứng trong phẫu thuật 79

3.3.2. Các biến chứng sớm sau phẫu thuật (biến chứng xuất hiện trong

thời kỳ 1 tháng sau phẫu thuật 80

3.3.3. Các biến chứng trong 6 tháng theo dõi 82

3.3.4. Các biến chứng ngoài 6 tháng theo dõi 84

Chương 4: BÀN LUẬN 85

4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 85

4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 85

4.1.2. Hình thái chấn thương 86

4.1.3. Hoàn cảnh xảy ra chấn thương 86

4.1.4. Thời gian từ khi xảy ra chấn thương đến khi bị bong võng mạc… 87

4.1.5. Các tổn thương phối hợp 88

4.1.6. Các tổn thương dịch kính-võng mạc 89

4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN93

4.2.1. Các phương pháp điều trị và kết quả của các phương pháp 93

4.2.2. Kết quả giải phẫu và các yếu tố liên quan 102

4.2.3. Kết quả chức năng và các yếu tố liên quan 110

4.2.4. Bàn luận về các biến chứng trong và sau phẫu thuật 116

KẾT LUẬN 123

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 125

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment