Nghiên cứu điều trị gãy kín vùng mấu chuyển xương đùi bằng nẹp DHS
Nghiên cứu điều trị gãy kín vùng mấu chuyển xương đùi bằng nẹp DHS.Gãy vùng mấu chuyển xương đùi là gãy ở phần chuyển tiếp giữa cổ và thân xương đùi, bao gồm cả mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé, là loại gãy xương ngoài bao khớp. Cấu trúc xương vùng mấu chuyển chủ yếu là xương xốp có vỏ cứng nhưng mỏng. Trên bệnh nhân già, bệnh nhân mắc bệnh loãng xương, thưa xương dễ bị gãy dù lực chấn thương nhẹ. Tuy nhiên, vùng mấu chuyển có nhiều mạch máu nuôi dưỡng và có nhiều cơ bao quanh nên khi gãy dễ liền xương, ít bị khớp giả.
Gãy vùng mấu chuyển xương đùi là một trong những gãy xương phổ biến nhất gặp phải trong chấn thương, chiếm gần 2/3 trường hợp gãy đầu trên xương đùi. Tại Hoa kỳ, có 250.000 ca gãy xương vùng mấu chuyển 1 năm, chi phí điều trị hết 5,4 tỷ USD, khoảng 20% bệnh nhân chết trong vòng 1 năm đầu, những bệnh nhân sống sót luôn bị ảnh hưởng về chức năng khớp háng sau gãy xương nếu không được điều trị. Hiện nay, số lượng bệnh nhân gãy vùng mấu chuyển ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, do tuổi thọ ngày càng cao…Do các phương pháp điều trị bảo tồn có nhiều biến chứng nên hiện nay gãy vùng mấu chuyển xương đùi chủ yếu được điều trị phẫu thuật nhằm mục đích phục hồi lại hình thể giải phẫu, cố định vững chắc ổ gãy để cho BN vận động sớm tránh các biến chứng do bất động lâu.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật kết hợp xương vùng mấu chuyển, có thể kết xương có mở hoặc không mở ổ gãy như kết xương bằng nẹp DHS, nẹp góc liền khối, đinh Smith – Petersen, đinh Ender, Clou – Plaque, đinh nội tuỷ có vít cổ chỏm, nẹp vít khóa, thay chỏm Bipolar. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng loại xương gãy. Trong đó, nẹp DHS là phương tiện kết xương được cho là có nhiều ưu điểm cho kết hợp xương ở vùng gãy này.
Tại Việt Nam, điều trị gãy vùng mấu chuyển xương đùi bằng kết hợp xương nẹp DHS được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở điều trị và đã mang lại kết quả tốt đẹp, tuy nhiên kết xương bằng nẹp DHS theo kỹ thuật kinh điển còn bộc lộ nhiều nhược điểm như với đường mổ dài, thời gian mổ lâu, mất máu nhiều, nguy cơ nhiễm khuẩn cao, phải cắt cơ rộng nên ảnh hưởng đến khả năng phục hồi chức năng sau mổ. Trên những bệnh nhân cao tuổi, thường có các bệnh mãn tính kèm theo như tiểu đường, tim mạch, các bệnh phổi mạn tính…thì phẫu thuật này là nặng nề, nguy cơ biến chứng sau mổ cao.
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu nhằm giảm thiểu các chấn thương do phẫu thuật, tôn trọng tối đa nguồn máu nuôi dưỡng tại ổ gãy, hạn chế mất máu, làm giảm đau sau mổ và khuyến khích đi lại sớm là xu hướng nghiên cứu hiện nay trên thế giới. Những năm gần đây, phương pháp mổ kết hợp xương bằng nẹp DHS với đường mổ xâm lấn tối thiểu có chiều dài vết mổ ngắn (3 – 6 cm) dưới sự trợ giúp của màn tăng sáng (C-arm) có thời gian mổ nhanh (30 – 45 phút), tổn thương phần mềm ít nên làm giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn, chảy máu, các tai biến vô cảm và đặc biệt là khả năng phục hồi chức năng sau mổ của bệnh nhân.
Để thực hiện được kỹ thuật mổ kết hợp xương với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, Phẫu thuật viên phải thực hiện một số thao tác rất khó khăn như luồn ống nẹp vào vít cổ chỏm và để bắt vít qua da cố định nẹp vào thân xương đùi. Trên thị trường hiện nay, các nhà sản xuất dụng cụ y tế chỉ cung cấp bộ dụng cụ mổ cho đường mổ kinh điển với đường mổ rộng. Xuất phát từ thực tiễn trên, từ ý tưởng chế tạo bộ trợ cụ giúp phẫu thuật nhanh và chính xác hơn nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài: “Nghiên cứu điều trị gãy kín vùng mấu chuyển xương đùi bằng nẹp DHS” với 2 mục tiêu nghiên cứu:
– Nghiên cứu thực nghiệm bộ trợ cụ dùng trong kết hợp xương vùng mấu chuyển xương đùi bằng nẹp DHS.
– Đánh giá kết quả phẫu thuật kết xương gãy vùng mấu chuyển xương đùi bằng nẹp DHS với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu có sử dụng bộ trợ cụ tự tạo.
MỤC LỤC Nghiên cứu điều trị gãy kín vùng mấu chuyển xương đùi bằng nẹp DHS
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN 3
1.1. Một số đặc điểm về giải phẫu, cấu trúc đầu trên xương đùi 3
1.1.1. Chỏm xương đùi 3
1.1.2. Hình thể cổ giải phẫu 3
1.1.3. Vùng mấu chuyển 4
1.1.4. Góc cổ giải phẫu 5
1.1.5. Phân bố mạch máu nuôi dưỡng vùng liên mấu chuyển và cổ xương đùi 6
1.1.6. Cấu trúc cổ và liên mấu chuyển xương đùi 8
1.2. Phân loại gãy liên mấu chuyển xương đùi 10
1.3. Các phương pháp điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi hiện nay 12
1.4. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu 18
1.4.1. Khái niệm 18
1.4.2. Những ưu điểm và hạn chế của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu 19
1.5. Giới thiệu nẹp DHS và bộ dụng cụ thông dụng 19
1.5.1. Nẹp DHS 19
1.5.2. Dụng cụ kết hợp xương 20
1.6. Các kỹ thuật mổ kết hợp xương bằng nẹp DHS 22
1.6.1. Đường mổ kết hợp xương bằng nẹp DHS kinh điển không có bàn…. ………..chỉnh hình và màn tăng sáng 22
1.6.2. Đường mổ mở kết hợp xương bằng nẹp DHS có bàn chỉnh hình và…. ………..màn tăng sáng 23
1.6.3. Đường mổ xâm lấn tối thiểu kết hợp xương bằng nẹp DHS có bàn…. ………..chỉnh hình và màn tăng sáng 24
1.7. Loãng xương 25
1.8. Tình hình nghiên cứu điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi với…. ……đường mổ xâm lấn tối thiểu có sử dụng bộ trợ cụ phẫu thuật 27
1.8.1. Trên thế giới 27
1.8.2. Tại Việt nam 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Nghiên cứu thực nghiệm bộ trợ cụ dùng trong kết xương vùng mấu .. ……….chuyển xương đùi bằng nẹp DHS 33
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu lâm sàng 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bộ trợ cụ phẫu thuật 34
2.2.2. Nghiên cứu lâm sàng 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. Nghiên cứu thực nghiệm bộ trợ cụ phẫu thuật 54
3.1.1. Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm kìm giữ nẹp 54
3.1.2. Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm bộ khung định vị khoan 57
3.1.3. Thực nghiệm trên synbone (Synthetic bones) 61
3.1.4. Ứng dụng lâm sàng sử dụng bộ trợ cụ trong phẫu thuật 63
3.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng 64
3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 64
3.2.2. Phương pháp điều trị 67
3.2.3. Kết quả điều trị 71
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 78
4.1. Bàn luận về kết quả chế tạo và ứng dụng bộ trợ cụ 78
4.1.1. Lý do lựa chọn phẫu thuật MIS 78
4.1.2. Vai trò của bộ trợ cụ 78
4.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng 82
4.2.1. Đặc điểm bệnh nhân 82
4.2.2. Kỹ thuật mổ 86
4.2.3. Điều trị hậu phẫu 91
4.2.4. Về kết quả xa 93
4.2.5. Về biến chứng 94
4.2.6. Chỉ định 99
4.2.7. Mức độ gãy xương ảnh hưởng đến quá trình liền xương 99
KẾT LUẬN 101
KIẾN NGHỊ 103
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Ngẫu, Trần Đình Chiến (2015), “Kết quả ứng dụng bộ trợ cụ cho phẫu thuật ít xâm lấn điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi bằng nẹp DHS” Tạp chí Y Dược học Quân Sự, 40 (11), tr. 58 – 62.
2. Nguyễn Văn Ngẫu, Phạm Đăng Ninh (2016), “Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng bộ trợ cụ cho phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi bằng nẹp DHS” Tạp chí Y học Việt Nam, 442, tr. 157 – 16.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Đình Chiến, Nguyễn Ngọc Thảo (2006), “Gãy cổ xương đùi”, Bệnh học chấn thương chỉnh hình, Học viện Quân Y, tr. 94-103.
2. Phí Mạnh Công (2009), Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người trên 70 tuổi bằng kết xương nẹp vít động tại Bệnh viện Xanh Pôn và Bệnh viện 198, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Năng Giỏi , Nguyễn Văn Lượng (2014), “Đánh giá kết quả phẫu thuật kết xương liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng nẹp khóa với can thiệp tối thiểu”, Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, (Số đặc biệt), tr.144-148.
4. Lưu Hồng Hải (2002), Nghiên cứu phản ứng tại chỗ của cơ thể trên thực nghiệm và lâm sàng khi sử dụng nẹp vít sản xuất từ thép không gỉ ngoại khoa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.
5. Trần Như Bửu Hoa (2009), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy kín liên mấu chuyển xương đùi bằng dụng cụ DHS người cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Học viện Quân y.
6. Đỗ Xuân Hợp (1976), Giải phẫu và thực dụng ngoại khoa chi trên – chi dưới, NXB Y học, tr. 315 – 319.
7. Hoàng Thế Hùng (2010), Đánh giá kết quả điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng thay khớp háng bán phần Bipolar, Luận văn Bác sĩ nội trú, Học viện Quân y.
8. Hồ Phạm Thục Lan, Phạm Ngọc Hoa, Lại Quốc Thái và cs (2011), “Chẩn đoán loãng xương: Ảnh hưởng của giá trị tham chiếu”, Tạp chí Thời sự Y học, 57 (tháng 1,2), tr. 3.
9. Nguyễn Đăng Long (2010), Đánh giá kết quả bước đầu điều trị gãy dưới mấu chuyển xương đùi bằng đinh Gamma tại Bệnh viện 103, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Học viện Quân y.
10. Phạm Phi Long (2003), Đánh giá kết quả điều trị gãy LMC xương đùi người già bằng đinh nội tuỷ Ender, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học Viện Quân Y.
11. Lê Phúc (2000), Thay khớp háng toàn phần, những vấn đề cơ bản, Trường Đại Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh.
12. Lê Phúc (2006), Chấn thương học vùng háng, NXB Y Học chi nhánh TP HCM, tr.120-190.
13. Nguyễn Văn Quang (2006), Đánh giá kết quả điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi người lớn bằng kết xương nẹp DHS tại Bệnh viện 103, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Học viện Quân Y.
14. Nguyễn Thái Sơn (2009), Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật kết xương bằng hệ thống kết xương có ép dưới màn tăng sáng với đường mổ ít xâm nhập, điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi, Khoa Xương, Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn, Sở Y tế Hà Nội.
15. Nguyễn Thái Sơn (2006), “DHS với đường mổ tối thiểu (MIS) áp dụng điều trị gãy vùng mấu chuyển xương đùi”, Tạp chí Y dược học lâm sàng 108, tr. 197 – 201.
16. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nghiên cứu điều trị gãy vùng mấu chuyển, dưới mấu chuyển xương đùi bằng kết hợp xương với nẹp góc liền khối AO, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
17. Nguyễn Lê Minh Thống (2012), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy liên mấu chuyển xương đùi trên người lớn tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Học viện Quân Y.
18. Mai Đức Thuận (2007), Đánh giá kết quả điều trị gãy kín LMC xương đùi người lớn bằng kết hợp xương nẹp DHS có màn tăng sáng ở Bv 103, Luận văn Thạc sĩ y học, Học Viện Quân Y.
19. Trần Quang Toản (2013), Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng kết xương nẹp DHS tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Học viện Quân y.
20. Lê Quang Trí (2014), Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi người già bằng khung cố định ngoài, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Thanh Trường (2006), Đánh giá kết quả điều trị gãy kín LMC xương đùi ở người cao tuổi bằng kết hợp xương nẹp DHS tại Bv 103, Luận văn Thạc sĩ y học, Học viện Quân Y.