Nghiên cứu điều trị nội nha ở răng vĩnh viễn chưa đóng cuống bằng Mineral Trioxide Aggregate
Luận án Nghiên cứu điều trị nội nha ở răng vĩnh viễn chưa đóng cuống bằng Mineral Trioxide Aggregate (MTA).Trong lĩnh vực điều trị nội nha, các trường hợp răng vĩnh viễn chưa đóng cuống chiếm tỷ lệ khoảng 5% đến 10% và thường do các nguyên nhân chấn thương, bất thường cấu trúc răng (núm phụ), sâu răng [1],[2],[3]. Các răng vĩnh viễn này không chỉ giữ vai trò đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai mà còn rất quan trọng trong việc tạo lập khớp cắn, kích thích sự phát triển của xương hàm, do đó việc điều trị bảo tồn chúng rất quan trọng hay ít nhất là bảo tồn để giữ được thể tích xương đợi đến khi có giải pháp thay thế thích hợp.
Quy tắc vàng trong thực hành nội nha là làm sạch hoàn toàn khoang ống tủy và trám bít ống tủy kín khít theo ba chiều không gian trong một khoảng thời gian và số lần hẹn hợp lý cho bệnh nhân. Tuy nhiên, với các răng vĩnh viễn chưa đóng cuống tủy hoại tử hoặc viêm tủy không hồi phục việc điều trị luôn gặp nhiều thách thức do khó có thể làm sạch hoàn toàn khoảng ống tủy nhiễm khuẩn với quy trình điều trị truyền thống, khó hàn ống tủy vì cuống chưa đóng nên không có rào chặn đảm bảo vật liệu không tràn ra quanh cuống và các răng này cũng thường có chân mỏng, có nguy cơ gãy sau điều trị [1].
Trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu và phương pháp khác nhau để giải quyết những khó khăn trong điều trị bằng việc
sử dụng một quy trình vô khuẩn mà không cần các dụng cụ điều trị tủy, kích thích hình thành hàng rào tổ chức cứng (HRTCC) quanh cuống răng giúp cho việc hàn ống tủy dễ dàng hơn và đạt kết quả tối ưu sau này, đồng thời giúp củng cố chân răng hạn chế gãy vỡ răng trong và sau khi điều trị [1],[2],[4]. Calcium hydroxide (Ca(OH)2) là vật liệu được sử dụng trong điều trị nội nha từ những năm 1920 [5], được áp dụng rộng rãi trong điều trị các răng chưa đóng kín cuống nhằm kích thích tạo HRTCC giúp đóng cuống chân răng. Phương pháp này đạt được sự thành công khá cao, theo El Meligy và Avery DR là 87% [4], theo Pradahan D.P là 90% [6]. Mặc dù vậy, Ca(OH)22không phải là vật liệu lý tưởng cho đóng cuống răng, thời gian để hình thành được HRTCC là từ 6 – 21 tháng, trung bình là 7 – 8 tháng, như vậy bệnh nhân phải cần đến 6 – 8 lần hẹn mới hoàn tất điều trị. Quá trình điều trị kéo dài làm mất nhiều thời gian nên bệnh nhân dễ bỏ cuộc, nguy cơ gãy vỡ răng rất cao cũng như làm tăng chi phí cho các điều trị sau này. Đó là lý do cho việc tìm kiếm một loại vật liệu mới tốt hơn.Torabinejad M năm 1995 [7] phát triển vật liệu mineral trioxide aggregate (MTA) và nhận được nhiều sự quan tâm của các nha sỹ. MTA có tính tương hợp sinh học cao, cho phép tạo ra được hàng rào chặn cuống tức thì, sau đó có thể hàn ống tủy ngay, đồng thời kích thích quá trình lànhthương tốt và tạo HRTCC quanh cuống. Do đó, MTA có thể giải quyết được các vấn đề mà việc sử dụng Ca(OH)gặp phải.
Ở Việt Nam gần đây đã sử dụng MTA trong điều trị nội nha, tuy nhiênmới có rất ít nghiên cứu áp dụng MTA trong điều trị răng chưa đóng cuống và các nghiên cứu này cũng chưa đủ dài. Với mong muốn góp phần giúp cho các bác sỹ Răng Hàm Mặt tiếp cận phương pháp điều trị, vật liệu tiên tiến để bệnh nhân có được kết quả tốt nhất, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu điều trị nội nha ở răng vĩnh viễn chưa đóng cuống bằng Mineral Trioxide Aggregate (MTA)” với ba mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị nội nha bằng MTA trên động vật thực nghiệm.
2. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và X – quang ở những răng vĩnh viễn chưa đóng cuống trước điều trị nội nha.
3. Đánh giá hiệu quả điều trị nội nha nhóm răng trên b ằng MTA
MỤC LỤC
Nghiên cứu điều trị nội nha ở răng vĩnh viễn chưa đóng cuống bằng Mineral Trioxide Aggregate (MTA)
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………….. …………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………. ………… 3
1.1 Mô phôi, giải phẫu răng liên quan chẩn đoán, điều trị nội nha răng vĩnh
viễn chưa đóng cuống ………………………………………………………………. 3
1.1.1 Phôi thai học răng và vùng quanh răng …………………………………. 3
1.1.2 Giải phẫu răng và vùng quanh răng trưởng thành …………………… 5
1.1.3 Phân chia các giai đoạn hình thành răng vĩnh viễn và sự chuyển từ
răng sữa sang răng vĩnh viễn ………………………………………………. 7
1.1.4 Một số lưu ý trong chẩn đoán và điều trị đóng cuống ……………… 8
1.2 Nguyên nhân, đặc điểm bệnh lý răng vĩnh viễn chưa đóng cuống tổn
thương tủy ……………………………………………………………………………… 9
1.2.1 Nguyên nhân, cơ chế tổn thương tủy răng …………………………….. 9
1.2.2 Đặc điểm bệnh lý …………………………………………………………….. 12
1.3 Thuốc, vật liệu và các phương pháp điều trị đóng cuống ……………… 16
1.3.1 Phương pháp kích thích đóng cuống (Apexification) …………….. 16
1.3.2 Phương pháp tạo nút chặn cuống (Apical barier) ………………….. 20
1.3.3 Phương pháp tái sinh mạch máu tủy răng (Revasculalizations) … 27
1.4 Hiệu quả đóng cuống sử dụng MTA trên thế giới và Việt Nam …….. 31
1.4.1 Trên thế giới …………………………………………………………………… 31
1.4.2 Việt Nam ………………………………………………………. ……………….. 36
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………… 37
2.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm ………………………………………………….. 37
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………. 37
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………. 37
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………….. 37
2.1.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu ………………………………………….. 38
2.1.5. Đánh giá kết quả ………………………….. …………………………………. 46
2.1.6. Biến số nghiên cứu ………………………………………………………….. 47
2.2. Nghiên cứu trên lâm sàng ……………………………………………………….. 48
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………. 48
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………. 49
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………….. 49
2.2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu ………………………………………….. 50
2.2.5. Đánh giá hiệu quả điều trị …………………………………………………. 59
2.2.6. Biến số nghiên cứu ………………………………………………………….. 61
2.2.7. Theo dõi, quản lý bệnh nhân và thu thập số liệu nghiên cứu …… 62
2.3. Biện pháp khắc phục sai số ……………………………………………………… 62
2.4. Xử lý số liệu …………………………………………………………………………. 63
2.5. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………. ………. 63
Chương 3. KẾT QUẢ …………………………………………………………………….. 65
3.1. Đánh giá hiệu quả điều trị nội nha bằng MTA trên động vật thực
nghiệm ………………………………………………………………………………… 65
3.1.1. Về mặt đại thể ………………………………………………………………… 65
3.1.2. Về mặt vi thể ………………………………………………………………….. 67
3.2. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và X – quang ở các răng vĩnh viễn chưa
đóng cuống trước điều trị ………………………………………………………… 71
3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị nội nha nhóm răng trên bằng MTA ……… 78
3.3.1 Triệu chứng lâm sàng và chức năng ăn nhai sau điều trị ………… 78
3.3.2 Sự thay đổi kích thước tổn thương sau điều trị ……………………… 79
3.3.3 Sự hình thành hàng rào tổ chức cứng sau điều trị và hình thái … 82
3.3.4 Kết quả điều trị chung ……………………………………………………… 86
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………….. 98
4.1 Hiệu quả điều trị nội nha bằng MTA trên động vật thực nghiệm …… 98
4.1.1. Về đại thể ………………………….. ………………………………………….. 98
4.1.2. Về vi thể ……………………………………………………………………….. 101
4.2 Đặc điểm lâm sàng và X – quang ở những răng vĩnh viễn chưa đóng
cuống trước điều trị nội nha ………………………….. ………………………. 106
4.3 Đánh giá hiệu quả điều trị nội nha nhóm răng trên bằng MTA ……. 115
4.3.1 Triệu chứng lâm sàng và chức năng ăn nhai sau điều trị ………. 115
4.3.2 Sự thay đổi kích thước tổn thương sau điều trị ……………………. 116
4.3.3 Sự hình thành hàng rào tổ chức cứng sau điều trị và hình thái . 118
4.3.4 Kết quả điều trị chung …………………………………………………….. 126
4.4 Điểm mới, tính giá trị và khả năng áp dụng điều trị đóng cuống bằng
MTA của luận án …………………………………………………………………. 132
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………. 134
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………… 136
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
1. Đào Thị Hằng Nga, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Ngọc Thành và cộng sự (2014). Nghiên cứu mô tả quá trình lành thương quanh cuống ở răng chưa đóng cuống bằng kỹ thuật nút chặn chóp sử dụng MTA và Ca(OH)2trên thỏ. Tạp chí Y Học Thực Hành, 5(917), 52-56.
2. Đào Thị Hằng Nga, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Ngọc Thành (2014). Nhận xét đặc điểm lâm sàng và X-quang răng vĩnh viễn chưa đóng cuống có chỉ định điều trị đóng cuống. Tạp chí Y Học Thực Hành, 11 (941), 23-26.
3. Đào Thị Hằng Nga, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Ngọc Thành (2015). Đánh giá hiệu quả hình thành hàng rào tổ chức cứng sau điều trị đóng cuống các răng vĩnh viễn cuống mở bằng MTA. Tạp chí Y Học Việt Nam, 427 (1), 83 – 87
Nguồn: https://luanvanyhoc.com