Nghiên cứu điểu trị phẫu thuật bỏng sâu vùng cổ tay trước do điện cao thế

Nghiên cứu điểu trị phẫu thuật bỏng sâu vùng cổ tay trước do điện cao thế

Bỏng do điên nói chung và điên cao thế nói riêng có cơ chế và đặc điểm tổn thương khác biệt so với bỏng do các tác nhân khác. Bỏng sâu, có điểm vào và điểm ra trên cơ thể [8], [54]. Bỏng ở da không thể hiện hết những tổn thương sâu dưới da dọc theo đường đi của dòng điện trên cơ thể. Chi trên là điểm vào thường gặp và tổn thương nặng nề ở bàn và cổ tay [41], [120]. Tỷ lệ cắt cụt chi trong bỏng điện cao thế từ 18,5-44% [8], [42].

Bỏng sâu ở vùng cổ tay do điện cao thế thường gây tổn thương, lô gân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh… cần được che phủ sớm. Che phủ bằng các vạt tổ chức, không thể che phủ bằng ghép mảnh da rời được.

Che phủ khuyết hổng vùng cổ tay do bỏng điện cao thế bằng các vạt tổ chức có cuống nuôi tạm thời (vạt da kiểu Ý, trụ Filatov, vạt da bẹn.) đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến từ nhiều thế kỷ trước tới nay vẫn còn được sử dụng. Tuy nhiên, những phương pháp này có nhiều hạn chế như phải cố định chi thể lâu, phẫu thuật nhiều thì, thời gian điều trị kéo dài [1], [11], [64]

Năm 1978, vạt da cẳng tay quay (vạt Trung Quốc) với cuống nuôi ngược dòng, đã chứng minh khả năng ứng dụng vạt da-cân có cuống mạch liền để che phủ đầu xa của chi trên [136]. Sau đó, vạt trụ, vạt liên cốt sau ngược dòng cũng được nghiên cứu và ứng dụng che phủ vùng cổ tay, bàn tay. Nhưng các vạt này phải hy sinh môt đông mạch chính cấp máu cho cổ tay và bàn tay. Phương pháp này khá mạo hiểm khi vạt lấy cuống ở vùng cổ tay, nơi thường bị tổn thương nặng nề do điện cao thế, các mạch quay và trụ cũng dễ tổn thương.

Với những khó khăn trên, vào những năm 90 thế kỷ XX, môt hướng nghiên cứu mới tìm kiếm các vạt tổ chức ở cẳng tay dựa trên các nhánh xuyên đầu xa của các đông mạch chính ở cẳng tay để che phủ cho vùng cổ tay, bàn tay mà không phải hy sinh các mạch này. Weinzweig N.(1994) và

Cs đã nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng vạt cân mỡ cẳng tay trước dựa trên các nhánh xuyên đầu xa của đông mạch quay để che phủ đầu xa của chi trên. Sau đó đã có nhiều tác giả nghiên cứu và ứng dụng theo hướng này [131], [59].

Ở Việt Nam, đã có những công trình công bố về đặc điểm bỏng điên cao thế nói chung và ứng dụng môt số phương pháp che phủ tổn thương bỏng điện cao thế. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tổn thương do bỏng điện cao thế ở cẳng – bàn tay, cũng như nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng vạt cân mỡ dựa trên các nhánh xuyên đầu xa của đông mạch quay che phủ cho những khuyết hổng vùng cổ tay trước. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:

1. Tìm hiểu đặc điểm tổn thương bỏng điện cao thế ở cẳng bàn tay.

2. Nghiên cứu giải phẫu các nhánh xuyên của động mạch quay.

3. ứng dụng lâm sàng vạt cân mỡ cẳng tay trước quặt ngược dựa trên các nhánh xuyên đầu xa của động mạch quay để che phủ tổn thương vùng cổ tay trước do bỏng điện cao thế.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Trang

Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đổ

Danh mục các ảnh

Danh mục các hình

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIÊU 3

1.1. Đặc điểm bệnh bỏng điện cao thế vùng cẳng bàn tay (CBT) 3

1.1.1. Cơ chế và các yếu tố tổn thương do dòng điện 3

1.1.2. Đặc điểm toàn thân bỏng do dòng điện 9

1.1.3. Triệu chứng lâm sàng tại chỗ bỏng do dòng điện cao thế 10

1.1.4. Các phương pháp ngoại khoa điều trị bỏng điện vùng CBT 13

1.2. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý vùng cổ tay liên quan tới bỏng 19

1.2.1. Giải phẫu vùng cổ tay 19

1.2.2. Sinh lý chức năng vùng cổ tay 21

1.2.3. úng dụng trên lâm sàng 22

1.3. Sử dụng các vạt tổ chức che phủ tổn thương 23

1.3.1. Đặc điểm cấp máu cho da 23

1.3.2. Phân loại các vạt da 28

1.4. Sơ lược về lịch một số vạt tổ chức dùng cho che phủ vùng cổ tay .. 31

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU … 362.1. Thiết kế nghiên cứu 36

2.2. Đối tượng nghiên cứu 37

2.1.1. Nghiên cứu lâm sàng 37

2.1.2. Nghiên cứu giải phẫu 37

2.3. Phương pháp nghiên cứu 38

2.3.1. Nghiên cứu lâm sàng: 38

2.3.2. Nghiên cứu giải phẫu các nhánh xuyên của ĐM quay 47

2.3.3. Nghiên cứu ứng dụng chuyển vạt cân mỡ cẳng tay trước dựa trên

nhánh xuyên đầu xa của ĐM quay quặt ngược che phủ vùng cổ tay trước do bỏng điên cao thế 50

2.3.4. Xử lý kết quả 54

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55

3.1. Đặc bỏng điện cao thế’ CBT 55

3.1.1. Đặc điểm BN nghiên cứu 55

3.1.2. Đặc điểm tại chỗ tổn thương bỏng CBT 59

3.1.3. Các kĩ thuật ngoại khoa đã áp dụng 66

3.2. Nghiên cứu giải phẫu vạt cân mỡ cẳng tay trước 70

3.2.1. Tần suất xuất hiên các nhánh xuyên cân da cua ĐM quay 71

3.2.2. Vị trí các nhánh xuyên theo mốc giải phẫu 73

3.2.3. Kích thước ngoài các nhánh xuyên 76

3.2.4. Nhánh xuyên lớn nhất đi trực tiếp và gián tiếp lên cân da 77

3.2.5. Hình ảnh mạng mạch trên x quang 77

3.3. ứng dụng lâm sàng VCM cẳng tay trước dựa trên nhánh xuyên

đầu xa của ĐM quay 79

3.3.1. Thời điểm phẫu tuật và đặc điểm tổn thương vùng cổ tay 79

3.3.2. Kích thước tổn thương và kích thước vạt 81

3.3.3. Theo dõi sớm sau phẫu thuật 81

3.3.4. Kết quả xa sau phẫu thuật 83

3.3.5. Một số ảnh minh họa 85

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN 90

4.1. Đặc điểm tổn thương bỏng do dòng điện cao thế’ ở CBT 90

4.1.1. Đặc điểm chung BN nghiên cứu 90

4.1.2. Đặc điểm tổn thương do dòng điện cao thế 91

4.1.3. Đặc điểm tổn thương bỏng do điện cao thế CBT 92

4.1.4. Cắt cụt chi thể 94

4.1.5. Phẫu thuật che phủ tổn thương CBT do điện cao thế 95

4.2. Nghiên cứu về giải phẫu và sự cấp máu của vạt 99

4.2.1. Nghiên cứu nhánh xuyên của ĐM quay và mạng mạch cân mỡ …. 99

4.2.2. Một số vấn đề đặt ra khi ứng dụng vạt cân mỡ cẳng tay trước

trên lâm sàng 103

4.2.3. Cách gọi tên của vạt 106

4.3. Nghiên cứu ứng dụng trên Lâm sàng 108

4.3.1. Đặc điểm tổn thương và cơ sở lựa chọn sử dụng vạt 108

4.3.2. Vị trí lấy vạt và kích thước của vạt 112

4.3.3. Thời điểm phẫu thuật và kĩ thuật phẫu thuật 114

4.3.4. Kết quả phẫu thuật- Chỉ định sử dụng vạt 119

KẾT LUẬN 123

KIẾN NGHỊ 125

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CÚU CỦA TÁC GIẢ có LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG Bố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC:

Danh sách BN nghiên cứu

Xác nhận của cơ sở nghiên cứu giải phẫu

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment