Nghiên cứu điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước.Lao cột sống (LCS)là bệnh viêm đốt sống, đĩa đệm do vi khuẩn lao (Mycobacteria tuberculosis – MTB) gây ra. Bệnh được Percival Pott mô tả lần đầu tiên năm 1779 với 2 triệu chứng kinh điển là gù lưng và liệt 2 chi dưới. Theo báo cáo của WHO (2015), hằng năm trên thế giới có hơn 9 triệu ca mắc lao mới, trong đó lao xương khớpchiếm0,5% – 2%. Tuy LCS không phổ biến như lao phổi nhưng lại là bệnh nguy hiểm nhất của lao xương khớp [1].

Biểu hiện lâm sàng lao cột sống cổ nghèo nàn,bệnh tiến triển âm thầm gần như không triệu chứng ở giai đoạn tiềm ẩn, do vậy thường được chẩn đoán muộn. Bệnh chỉ thường được phát hiện ở giai đoạn hoạt động khi cột sống cổ có biến dạng hoặc có những biến chứng tổn thương thần kinh do chèn ép. Trong thực hành lâm sàng hiện nay chẩn đoán vẫn được xác định chủ yếu qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và triệu chứng trước khi có bằng chứng về vi khuẩn lao và mô bệnh học.
Trước khi phát minh ra kháng sinh, việc điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước được thực hiện và báo cáo nhưng tỉ lệ biến chứng cao và tử vong cao. Đến khi Hodgson (1960), người đầu tiêu báo cáo[2], cách phẫu thuật là giải ép, dẫn lưu áp xe, lấy bỏ thân đốt sống hoại tử và ghép xương tự thân đồng thời điều trị thuốc chống lao. Đây được coi là tiêu chuẩn vàng cho điều trị lao cột sống, ngày nay vẫn đang được ứng dụng phổi biến nhưng có cải tiến là kết xươngđể giảm di lệch và nhanh liền xương vì kết quả bệnh nhân phục hồi liệt nhanh, liền xương tốt 94%. Tuy nhiên, một số vấn đề của phương pháp là chỉnh gù và phòng gù cột sống tiến triển sau mổ, biến chứng dễ di lệch mảnh xương ghép, bệnh nhân phải nằm bất động lâu sau mổ.Dụng cụ kết hợp xương ngày càng được phát triển và ứng dụng nhiều trong nước cũng như trên thế giới như lồng titan không kéo giãn, lồng kéo giãn ETC, nẹp khóa cổ trước.Trên thế giới có nhiều báo cáo về ứng dụng nẹp vít, lồng không kéo giãn trong phẫu thuật điều trị lao cột sống cổ. Tuy nhiên, các tác giảứng dụng điều trị phẫu thuật chưa được thống nhất chỉ ghép xương, nẹp cổ trước hay chỉ ứng dụng lồng titanium. Nhưng cả 2 quan điểm này đều thừa nhận vấn đề biến chứng nặng nề về thần kinh do do lồng titanium không kéo giãn và gù tiến triển sau mổ[3],[4],[5].
Tại Việt Nam, theo sự hiểu biết của chúng tôi, chưa có báo cáo nào đánh giá về biến dạng cột sống cổ do lao cũng nhưvề phẫu thuật điều trị lao cột sống cổ với số lượng bệnh nhân đủ lớn, mô tả đầy đủ chỉ định phẫu thuật, lựa chọn phương pháp phẫu thuật cho phù hợp như chỉ phẫu thuật lối cổ trước kết xương hoặc đặt lồng titanium không kéo giãn hay phẫu thuật cả lối cổ trước ghép xương và lối cổ sau cố định nẹp vít qua cuống hoặc khối bên?
Ứng dụng lồng kéo giãn (expandable titalium cage – ETC) được thực hiệntừ năm 2003 trên thế giới cho các bệnh lý cột sống thoái hóa, ung thư và bước đầu có báo cáo thực hiện ở bệnh lao cột sống được công bốnhư giảm biến chứng di lệch, rất ít trôi dụng cụ đồng thời chỉnh được gù cột sống tốt hơn, và liền xương  tốt hơn [6], [7], [8], [9], [10].
Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước” với mục tiêu:
1.    Đánh giá đặc điểm biến dạng và tổn thương giải phẫu của bệnh nhân lao cột sống cổ được phẫu thuật bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.
2.    Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước.

MỤC LỤC Nghiên cứu điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1.TỔNG QUAN    3
1.1.    Thực trạng bệnh lao hiện nay trên Thế giới và Việt Nam    3
1.2.    Đặc điểm chính của bệnh lao cột sống cổ    4
1.2.1.    Đặc điểm về lâm sàng    4
1.2.2.    Giá trị một số xét nghiệm trong chẩn đoán lao cột sống    6
1.3.    Phân loại lao cột sống    8
1.3.1.    Phân loại theo Hodgson và cộng sự 1967    8
1.3.2.    Phân loại của Kumar và cộng sự 1985    9
1.3.3.    Phân loại của Mehta và cộng sự 2001    10
1.3.4.    Phân loại GATA do Oguz và cộng sự 2008    12
1.4.    Tổn thương giải phẫu bệnh của lao cột sống    14
1.4.1.    Tổn thương đại thể    14
1.4.2.    Tổn thương vi thể lao cột sống    15
1.5.    Đặc điểm tổn thương giải phẫu của lao cột sống cổ qua một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh    16
1.5.1.    Tổn thương lao cột sống cổ trên phim XQ quy ước    17
1.5.2.    Tổn thương lao cột sống cổ trên phim CLVT    19
1.5.3.    Tổn thương lao cột sống cổ trên phim CHT    20
1.5.4.    Siêu âm và lao cột sống cổ    24
1.5.5.    Xạ hình xương với chẩn đoán lao cột sống    24
1.5.6.    Cơ sinh học cột sống cổ    24
1.5.7.    Các cách đo biến dạng cột sống cổ    25
1.5.8.    Phân loại biến dạng cột sống cổ    26
1.5.9.    Biến dạng cột sống cổ do lao    29
1.6.    Chẩn đoán lao cột sống cổ    29
1.7.    Điều trị lao cột sống    30
1.7.1.    Điều trị nội khoa    30
1.7.2.    Điều trị phẫu thuật    31
1.7.3.    Phẫu thuật điều trị lao cột sống cổ cao    32
1.7.4.    Phẫu thuật điều trị lao cột sống cổ thấp    32
1.7.5.    Bệnh lao các phần xương nền cổ    33
1.7.6.    Phẫu thuật vào lối cổ sau điều trị lao cột sống    33
1.7.7.    Phẫu thuật vào lối cổ trước điều trị lao cột sống    34
1.8.    Thực trạng điều trị lao cột sống cổ ở Việt Nam    38
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    42
2.1. Đối tượng nghiên cứu    42
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    42
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    43
2.2. Địa điểm nghiên cứu    43
2.3. Thời gian nghiên cứu    43
2.4. Phương pháp nghiên cứu    43
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu    43
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    43
2.4.3. Biến số nghiên cứu    44
2.4.4. Công cụ thu thập thông tin    49
2.4.5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu    50
2.4.6. Xử lý số liệu    58
2.4.7. Đạo đức nghiên cứu    59
Chương 3.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    60
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu    60
3.2. Một số đặc điểm lâm sàng lao cột sống cổ    62
3.3. Đặc điểm biến dạng cột sống cổ và tổn thương giải phẫu của bệnh nhân lao cột sống cổ qua một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh    65
3.3.1.  Đặc điểm biến dạng của lao cột sống cổ    65
3.3.2. Đặc điểm tổn thương giải phẫu của lao cột sống cổ qua một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh    67
3.4. Đánh giá kết quả phẫu thuật qua đường mổ cổ trước    72
3.4.1. Phương pháp phẫu thuật    72
3.4.2. Kết quả cải thiện lâm sàng sau mổ    75
3.4.3. Một số tai biến và biến chứng    83
3.4.4. Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) qua thang điểm NDI    84
Chương 4. BÀN LUẬN    88
4.1. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu    88
4.1.1. Về tuổi mắc lao cột sống cổ    88
4.1.2. Về giới mắc bệnh:    88
4.1.3. Tiền sử bệnh    89
4.1.4. Đau và hạn chế vận động cột sống cổ    89
4.1.5. Giật cơ, co cơ cạnh sống    91
4.1.6. Liệt thần kinh trong lao cột sống    91
4.1.7.  Rối loạn cơ tròn bàng quang    92
4.1.8. Trẹo cổ    93
4.2. Đặc điểm biến dạng lao cột sống cổ trên một số phương pháp hình ảnh    94
4.3. Đặc điểm tổn thương giải phẫu lao cột sống cổ trên hình ảnh    96
4.3.1. Tổn thương giải phẫu lao cột sống cổ trên phim XQ    96
4.3.2. Tổn thương giải phẫu lao cột sống cổ trên phim CLVT    98
4.3.3. Tổn thương giải phẫu lao cột sống cổ trên phim CHT    98
4.4. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước    100
4.4.1. Một số đặc điểm về phẫu thuật qua lối cổ trước    100
4.4.2. Thời gian phẫu thuật    103
4.4.3. Đường vào bên cổ trái và cổ phải    103
4.4.4. Vấn đề cắt thân đốt sống và đặt ADDplus    104
4.4.5. Ghép xương tự thân, xương đồng loại  ở lao cột sống đang hoạt động    106
4.4.6. Lồng kéo giãn (ETC) và lao cột sống đang hoạt động    107
4.4.7. Thời gian bất động sau mổ    109
4.4.8. Thời gian nằm viện    110
4.5. Đánh giá cải thiện lâm sàng qua các thang điểm VAS, JOA, NDI    110
4.5.1. Cải thiện lâm sàng VAS, JOA, NDI sau mổ    110
4.5.2. Chỉnh gù sau mổ    114
4.5.3. Liền xương sau mổ    116
4.6. Tai biến, biến chứng trong và sau mổ    118
4.6.1. Biến chứng do khối xương ghép và vị trí lấy xương mào chậu    119
4.6.2. Biến chứng liên quan ADDplus    120
4.7. Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu    122
KẾT LUẬN    123
KIẾN NGHỊ    125
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN 
ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1:     Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi    60
Bảng 3.2:     Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu    62
Bảng 3.3:     Đau cột sống cổ theo VAS    63
Bảng 3.4:     Biểu hiện lao các vị trí khác kèm theo    64
Bảng 3.5:     Kết quả xét nghiệm vi khuẩn và mô bệnh    64
Bảng 3.6:     Góc gù vùng trước mổ của bệnh nhân nghiên cứu    65
Bảng 3.7:     Góc cột sống cổ trước mổ của bệnh nhân nghiên cứu    66
Bảng 3.8:     Góc gù vùng và góc cột sống cổ trung bình    67
Bảng 3.9:     Số đốt sống tổn thương phát hiện trên XQ cột sống cổ    67
Bảng 3.10:     Mờ trước cột sống cổ vùng tổn thương trên phim XQ    68
Bảng 3.11:    Số đốt sống tổn thương phát hiện trên CLVT cột sống cổ    69
Bảng 3.12:     Đặc điểm tổn thương đốt sống cổ trên phim CLVT    70
Bảng 3.13:     Số đốt sống tổn thương trên phim CHT    70
Bảng 3.14:    Vị trí áp xe phát hiện trên CHT    71
Bảng 3.15:     Chèn ép tủy sống phát hiện trên phim CHT    71
Bảng 3.16:     Thời gian phẫu thuật    72
Bảng 3.17:     Phẫu thuật vào bên cổ    72
Bảng 3.18:     Số thân đốt sống cổ được cắt lúc phẫu thuật    73
Bảng 3.19:     Thời gian bất động sau mổ    73
Bảng 3.20:     Chiều dài khối xương ghép    74
Bảng 3.21:     Kích thước ADDplus    74
Bảng 3.22:     Thời gian nằm viện    74
Bảng 3.23:     Thời gian theo dõi sau mổ    75
Bảng 3.24:     So sánh cặp mức độ đau VAS trước mổ với các thời điểm sau mổ    75
Bảng 3.25:     So sánh VAS trung bình giữa 2 nhóm 12 tháng sau mổ    76
Bảng 3.26:     JOA của 31 bệnh nhân trước mổ và sau mổ 1 tuần    76
Bảng 3.27:     So sánh hội chứng tủy cổ JOA trước mổ với các thời điểm sau mổ    77
Bảng 3.28:     Kết quả JOA trung bình ở các thời điểm sau mổ    77
Bảng 3.29:     So sánh JOA giữa 2 nhóm bệnh nhân ở các thời điểm sau mổ    78
Bảng 3.30:     Mức độ gù vùng ở các thời điểm theo dõi sau mổ    79
Bảng 3.31:     So sánh góc gù vùng trước mổ giữa 2 nhóm bệnh nhân    79
Bảng 3.32:    Góc gù vùng sau mổ 1 tuần so sánh giữa 2 nhóm    80
Bảng 3.33:     Góc gù vùng khám lần cuối cùng sau mổ so sánh giữa 2 nhóm    80
Bảng 3.34:      Góc gù vùng và góc cột sống cổ trước mổ và các thời điểm sau mổ    81
Bảng 3.35:     Góc cột sống cổ trung bình trước mổ và các thời điểm sau mổ    81
Bảng 3.36:     Góc cột sống cổ trước mổ giữa 2 nhóm bệnh nhân    81
Bảng 3.37:     Góc cột sống cổ 1 tuần sau mổ giữa 2 nhóm bệnh nhân    82
Bảng 3.38:     Góc cột sống cổ giữa 2 nhóm ở lần khám cuối cùng    82
Bảng 3.39:     Mức độ liền xương sau mổ 3 tháng ở nhóm ghép xương    82
Bảng 3.40:     Mức độ liền xương sau mổ 6 tháng ở nhóm ghép xương    83
Bảng 3.41:     Các tai biến và biến chứng    83
Bảng 3.42:     So sánh trung bình  NDI (CLCS)  trước mổ với sau mổ 3 tháng    84
Bảng 3.43:     So sánh cải thiện CLCS giữa 3 tháng và 6 tháng sau mổ    85
Bảng 3.44:     Phân loại mức độ CLCS theo NDI    85
Bảng 3.45:    Phân loại CLCS (NDI) sau mổ 3 tháng    86
Bảng 3.46:     Phân loại CLCS (NDI) ở lần khám cuối cùng    86
Bảng 3.47:     So sánh kết quả NDI giữa 2 nhóm ở các thời điểm sau mổ    87
Bảng 4.1:     Tuổi trung bình ở nghiên cứu của các tác giả    88


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới    60
Biểu đồ 3.2: Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu    61
Biểu đồ 3.3: Phân bố tiền sử bệnh tật của bệnh nhân nghiên cứu    61
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm đau cột sống cổ của bệnh nhân nghiên cứu    63
Biểu đồ 3.5: Tổn thương đĩa đệm trên phim XQ thường    68
Biều đồ 3.6: Mức độ xẹp đốt sống trên phim CLVT    69
Biểu đồ 3.7: Mức độ cải thiện JOA theo He và cs    78


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.      Sơ đồ phân loại lao cột sống của Kumar    9
Hình 1.2.     Phân loại lao cột sống theo Mehta và cs    10
Hình 1.3.     Phân loại lao cột sống theo Mehta và cs    11
Hình 1.4.     Phân loại lao cột sống theo Mehta và cs    11
Hình 1.5.     Phân loại lao cột sống theo Mehta và cs     12
Hình 1.6.     Tổn thương IA, IB theo phân loại của Oguz và cs    13
Hình 1.7.     Tổn thương loại II, III theo phân loại của Oguz và cs    13
Hình 1.8.     Hình ảnh chất hoại tử gây chèn ép tủy sống    14
Hình 1.9.     Hình ảnh đốt sống cổ C7 bị trôi xuống mặt trước đốt sống ngực cao ở đoạn cột sống cổ ngực    15
Hình 1.10.     Nang lao điển hình      16
Hình 1.11.     XQ cột sống cổ chuẩn    17
Hình 1.12.     Khoảng mờ bình thường trước sống trên XQ CSC nghiêng    18
Hình 1.13.     CHT có thể phát hiện sớm tổn thương lao    22
Hình 1.14.     CHT có thể phân biệt giữa áp xe và viêm hạt    23
Hình 1.15.     Hình ảnh XQ của 3 loại TT thân đốt sống    23
Hình 1.16.     Hình minh họa cột sống cổ chuyển động theo 6 phương 
khác nhau.    24
Hình 1.17.     Trên XQ cột sống cổ nghiêng chỉ ra 4 cách đo góc phổ biến    25
Hình 1.18.     Cách đo biến dạng C2-C7 SVA trên XQ    27
Hình 1.19.     Hình ảnh 1 bệnh nhân biến dạng gù cột sống cổ dựa trên cách 
đo CBVA.    28
Hình 1.20.     Cách đo trục đứng dọc C2-C7 SVA    28
Hình 1.21.     Liền xương 6 tháng sau mổ trên phim XQ cổ nghiêng    35
Hình 1.22.    Loại lồng không kéo giãn (A) và lồng kéo giãn (ETC) (B)  theo Kandziora và cs    37
Hình 1.23.     XQ (A), CHT (B) trước mổ và CLVT(C) sau mổ đặt lồng kéo giãn    38
Hình 1.24.     Hình ảnh XQ 1 BN lao cột sống cổ trước và sau mổ  có liền xương C4/5     40
Hình 2.1.     Hình ảnh XQ cột sống cổ nghiêng. X0 là góc C2-C7    45
Hình 2.2.     Hình ảnh lồng kéo giãn ADDplus     51
Hình 2.3.     Tư thế BN và đường rạch da cột sống cổ thấp    52
Hình 2.4.     Hình ảnh sau khi giải ép hoàn toàn màng cứng    52
Hình 2.5.     Hình ảnh sau khi đặt lồng ADDplus nắn chỉnh    53
Hình 2.6.     Lối vào trước cho đoạn cột sống C2-3    55
Hình 2.7:      Chụp XQ và CLVT sau khi đặt lồng kéo giãn ADDplus    56
Hình 2.8:     Hình ảnh BN sau khi đóng vết mổ    56
Hình 2.9.     Hình ảnh lấy đoạn xương chậu    58

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.    Nguyễn Xuân Diễn, Nguyễn Công Tô, Khương Văn Duy (2018),“Đặc điểm biến dạng và tổn thương giải phẫu cột sống cổ ở bệnh nhân lao cột sống trên chẩn đoán hình ảnh”,Tạp chí Y học Việt Nam, số 473, trang 75 – 80, số 1 và 2 tháng 12/2018.
2.    Nguyễn Xuân Diễn, Nguyễn Công Tô, Khương Văn Duy (2018),“Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước đặt lồng kéo giãn (ETC) và ghép xương tự thân”,Tạp chí Y học Việt Nam, số 473, trang 112 – 117, số 1 và 2 tháng 12/2018.

 

Leave a Comment