Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít qua cuống đốt sống

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít qua cuống đốt sống

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít qua cuống đốt sống.Trong mặt phẳng trán, cột sống người bình thường là thẳng, nếu tồn tại một đường cong sang bên của cột sống trong mặt phẳng này thì đó là vẹo cột sống (VCS). Theo Cobb thì VCS là những đường cong trong mặt phẳng trán từ 10o trở lên [1].Dựa vào nguyên nhân gây VCS, người ta có thể chia VCS thành nhiều loại khác nhau như: VCS do dị tật đốt sống bấm sinh, VCS trong bệnh lý thần kinh cơ, VCS trong một số hội chứng (Marfan, Arnold Chiari,…), khi tất cả các nguyên nhân không tìm thấy thì VCS là vô căn.

VCS vô căn là biến dạng cột sống có cấu trúc, phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, nó chiếm khoảng 80% tất cả các trường hợp VCS. Trong VCS vô căn có khoảng 80-90% trường hợp tiến triển trong thời kỳ thanh thiếu niên,nhưng chỉ khoảng 10-20% tiến triển trong độ tuổi 3-10 tuổi và chỉ 1% ảnh hưởng tới những BN nhỏ tuổi hơn [2],[3]. Tỷ lệ mắc chung của VCS vô căn thanh thiếu niên chiếm khoảng 2 – 3% trong tổng số trẻ nằm trong độ tuổi này [4],[5], tỷ lệ mắc này giảm xuống còn 0,1-0,3% cho những đường cong lớn hơn 30o[4],[6].
Những biến dạng của cột sống và lồng ngực trong VCS vô căn ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và xảy ra chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt ở giới nữ nên nó là nguyên nhân gây mặc cảm, ảnh hưởng đến đời sống tâm sinh lý và xã hội của BN. Các trường hợp VCS nặng có thể đưa đến tình trạng biến dạng lồng ngực, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và tim mạch[7],[8].
Vẹo cột sống vô căn từ lâu đã được điều trị bằng các phương pháp khác nhau như điều trị bảo tồn bằng kéo nắn và bó bột, áo chỉnh hình và phẫu thuật. Một vài nghiên cứu đã cho thấy rằng dưới 10% BN với đường cong trên 10o đòi hỏi cần được điều trị bảo tồn [6],[9] và tỷ lệ VCS phải mổ còn nhỏ hơn nữa, tỷ lệ này là dưới 0,1% [10],[11]. Các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam thường chỉ định phẫu thuật VCS khi góc vẹo này từ 40o trở lên.
Trên thế giới, trong phẫu thuật VCS vô căn có nhiều kỹ thuật và dụng cụ khác nhau để nắn chỉnh và giữ cố định cột sống như: nẹp vít, móc, chỉ thép, thanh giằng. Đường mổ tiếp cận cột sống để thực hiện kỹ thuật này có thể theo đường trước hoặc đường sau. Đường sau thường được sử dụng nhiều hơn do dễ tiếp cận, ít tai biến. Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít qua cuống đốt sống, Trước đây đe tạo lực nắn chỉnh trục cột sống thường dùng hệ thống móc vào mảnh sống, cách làm này có nhược điem lực kéo không mạnh và không vững.Ngày nay nhờ có những tiến bộ khoa học trong chế tạo nẹp vít và các phương tiện chấn đoán hình ảnh mới, chính xác ngay trong lúc mổ (X quang trong mổ, định vị máy tính, người máy) người ta thường thay thế móc bằng vít trực tiếp vào cuống đốt sống, những vít này sẽ tạo được lực nắn chỉnh tốt hơn do vít tác động vào cả ba cột trụ của cột sống. Việc sử dụng cấu trúc toàn vít qua cuống trong điều trị vẹo cột sống đã mang lại hiệu quả cao trong việc nắn chỉnh cột sống và duy trì sự nắn chỉnh này trong thời gian dài, giúp việc liền xương tốt hơn.
Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít qua cuống đốt sống.Trong lĩnh vực chấn đoán VCS vô căn, có một vài tác giả đã hồi cứu lại những bệnh án đã được chấn đoán là VCS vô căn trước đó, tuy nhiên khi đánh giá lại những BN này phát hiện ra các nguyên nhân gây VCS, đặc biệt ở nhóm không có mô hình VCS vô căn đặc trưng.Hiện nay, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàngcủa bệnh lý vẹo cột sống vô căn ở người Việt Nam mà đặc biệt là trong nhóm cần phẫu thuật, cũng như phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống bằng vít qua cuống cũng chỉ mới được nghiên cứu và sử dụng tại một số trung tâm lớn như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong mấy năm gần đây[12],[13],[14],[15]. Trên cơ sở thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít qua cuống đốt sống” với những mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh bệnh nhân vẹo cột sống vô căn được phẫu thuật bằng phương pháp toàn vít qua cuống.
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng phương pháp vít qua cuống.
MỤC LỤC

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………. ………………………………. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………. 3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ VẸO CỘT SỐNGVÔ CĂN …… 3
1.1.1. Nghiên cứu vẹo cột sống thời k ỳ sơ khai …………………………………………………. 3
1.1.2. Điều trị bảo tồn vẹo cột sống………………………….. ………………………….. …………….. 3
1.1.3. Sự phát triển của phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống …………………………………….. 3
1.1.4. Kết qu ả phẫu thuật chỉnh vẹo cột s ống vô căn với cấu trúc toàn vít
qua cuống đốt sống ………………………….. …………………………………………………………. 8
1.2. SINH BỆNH HỌC, GIẢI PHẪU HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
CỘT SỐNG TRONG VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN ……………………………10
1.2.1. Sinh bệnh học………………………….. ………………………….. ………………………….. ………… 10
1.2.2. Giải ph ẫu cột sống liên quan tới vẹo cột sống vô căn ………………………….. 11
1.2.3. Sự phát triển của cột sống ………………………………………………………………………… 14
1.3. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN…15
1.3.1. Lâm sàng …………………………………………………………………………………………………….. 15
1.3.2. Cận lâm sàng ………………………………………………………………………………………………. 17
1.4. ĐÁNH GIÁ BIẾN DẠNG VÀ MỨC ĐỘ TRƯỞNG THÀNH
XƯƠNG CỘT SỐNG …………………………………………………………………..20
1.4.1. Phương pháp đo góc Cobb ……………………………………………………………………….. 20
1.4.2. Đo độ xoay của thân đốt sống ………………………………………………………………….. 24
1.4.3. Dấu hiệu Risser ………………………………………………………………………………………….. 25
1.5. PHÂN LOẠI VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN …………………………………………26
1.5.1. Phân loại theo tuổi khởi phát ………………………….. ………………………….. …………… 26
1.5.2 Theo vị trí …………………………………………………………………………………………………….. 26
1.5.3 . Theo mức độ vẹo ………………………….. ………………………………………………………….. 27
1.5.4 . Phân loại theo X quang ………………………….. ……………………………………………….. 27
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN ……………29
1.6.1. Điều trị bảo tồn ………………………………………………………. ………………………….. ……… 29
1.6.2. Phẫu thuật ch ỉnh vẹo cột sống vô căn …………………………………………………….. 30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………..37
2.1 . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………………37
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ……………………………………………………………………… 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại tr ừ …………………………………………………………………………………….. 37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………………37
2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………….. ……………………………………………………….. 37
2.2.2. Nội dung nghiên cứu ………………………….. …………………………………………………….. 38
2.2.3. Quy trình phẫu thuật ch ỉnh vẹo cột sống toàn vít qua cuống……………… 44
2.2.4. Xử lý số liệu: ………………………………………………………………………………………………. 57
Chương 3. KẾT QUẢ ………………………………………………………. ……………………58
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN ……………………………………….58
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới ………………………………………………………….. 58
3.1.2. Chiều cao, cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI) của bệnh nhân
trước mổ …………………………………………………………………………………………………….. 60
3.1.3. Phân bố theo tuổi có kinh nguy ệt lần đầu tiên ………………………………………. 61
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG………………………….. …..62
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng………………………….. ……………………………………………………….. 62
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng…………………………………………………………………………….. 64
3.2.3. Mối liên quan của các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ………………… 73
3.3. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ……………………………………………………………..75
3.3.1. Đường phẫu thuật và kỹ thuật bắt vít …………………………………………………….. 75
3.3.2 Thời gian phẫu thuật………………………….. …………………………………………………….. 76
3.3.3. Thời gian n ằm viện ………………………………………………………. ………………………….. 77
3.3.4. Lượng máu mất và truy ền máu ……………………………………………………………….. 78
3.3.5. Chiều cao tăng lên ngay sau mổ ……………………………………………………………… 78
3.3.6. Kết quả nắn chỉnh sau mổ của các đường cong trong mặt ph ẳng
trán ………………………………………………………………………………………………………………. 79
3.3.7. Các đường cong cột sống trong mặt phẳng đứng dọc sau mổ và
khám lại ………………………….. ………………………….. ………………………….. ………………… 83
3.3.8. Chức năng hô hấp sau khám lại: …………………………………………………………….. 83
3.3.9. Kết quả chủ quan của người bệnh ………………………….. ………………………….. … 84
3.3.10 . Biến chứng ………………………….. ………………………….. ………………………….. ………… 86
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………….88
4.1. CHẨN ĐOÁN VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN ……………………………………..88
4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân: …………………………………………………………….. 88
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ………………………….. ………………………….. 91
4.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ……………………………………………………………..99
4.2.1. Thời gian ph ẫu thuật ………………………………………………………………………………….. 99
4.2.2. Lượng máu truyền …………………………………………………………………………………….. 99
4.2.3. Thời gian nằm viện sau mổ ………………………….. ………………………….. …………… 100
4.2.4. Kết quả nắn chỉnh sau mổ …………………………………………………………………….. 101
4.2.5. Thay đổi của chức năng hô hấp sau mổ ……………………………………………….. 103
4.2.6. Bệnh nhân tự đánh giá kết quả phẫu thuật tại thời điểm khám lại …… 104
4.2.7. Biến chứng ……………………………………………………………………………………………….. 105
4.2.8. Kết qu ả chung và một số yếu tố ảnh hưởng ………………………………………… 109
4.2.9. Bàn luận về chỉ định và quy trình phẫu thuật ……………………………………… 111
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………… 118
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………….. 120
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Hoàng Long (2010), Nhận xét qua 46 trường hợp nắn chỉnh  vẹo cột sống bằng phương pháp vít cuống cung sử dụng kỹ thuật hình  phễu, Tạp chí Y học Việt Nam năm 2010, (2), tr. 121 – 127.
2. Nguyễn Hoàng Long (2014). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận  lâm sàng trước mổ của các bệnh nhân vẹo cột sống vô căn đã được phẫu  thuật, Tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, (4), tr. 11 – 15

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment