Nghiên cứu điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật có kết hợp hoá chất ELF và miễn dịch trị liệu Aslem
Luận án Nghiên cứu điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật có kết hợp hoá chất ELF và miễn dịch trị liệu Aslem.Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong các loại ung thư rất phổ biến trên Thế giới và đứng hàng đầu trong số các ung thư đường tiêu hoá. Năm 2000 có 876.0 trường hợp UTDD mới mắc (chiếm 8,7% trường hợp ung thư mới )và647.0 trường hợp tử vong do UTDD (chiếm 10,4% các trường hợp chết do ung thư nói chung) [127].
Trong 4 thập kỷ trở lại đây, các thống kê ghi nhận ung thư hàng năm trên thế giới cho thấy có sự sụt giảm tỷ lê mới mắc của UTDD hàng năm tại các nước phát triển phương Tây và Bắc Mỹ. Tại Pháp số bênh nhân (BN) UTDD mới mắc hàng năm chỉ còn 9000 ca, tỷ lê mới mắc hàng năm của UTDD đã giảm xuống chỉ còn 20-22 ca/100.000 dân đối với nam và 10-15 ca/100.000 dân đối với nữ. Nói chung cứ mỗi khoảng thời gian 5 năm kể từ 1973-1988 thì tỉ lê mới mắc của UTDD tại các nước thuộc khu vực châu Âu và châu Mỹ lại giảm đi khoảng 10-30% [74].
Ngược lại với xu hướng đang giảm tại các nước phát triển, UTDD lại có xu hướng tăng lên tại các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Mỹ la tinh như Columbia, Costarica [111].
Tại Việt Nam theo thống kê ghi nhận ung thư hàng năm thì từ 1993¬1995, tỷ lệ mắc bệnh UTDD của Hà Nội là 25, 7/100.000 dân đối với nam và 12,5/100.000 dân đối với nữ [39]. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ UTDD năm 1997 ở nam là 18,8/100.000 dân và ở nữ là 7,3/100.000 dân.
Đến nay, điều trị UTDD chủ yếu vẫn là phẫu thuật (PT) triệt căn. Nhưng đa số bệnh nhân bị UTDD khi được phát hiện, chẩn đoán đã ở giai đoạn tiến triển (muộn), cho nên dù phẫu thuật triệt căn đến đâu thì tỷ lệ tái phát cũng sẽ rất cao. Khoảng 60% số bệnh nhân đã phẫu thuật sẽ bị tái phát ung thư trong vòng 2-3 năm sau mổ. Vì vậy, để cải thiện tiên lượng của các UTDD tiến triển, cần bổ sung thêm sau mổ các biện pháp điều trị bằng hoá chất và miễn dịch nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn xa mà mắt thường không nhận biết được (micrometastatic) hoặc các tế’ bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Đây là vấn đề hiện đang còn nhiều tranh cãi, đặc biệt là cách phối hợp các phương thức điều trị bổ trợ. Theo Jin-Pok Kim [93] từ năm 1971 đến năm 2004, tại trung tâm nghiên cứu UTDD thuộc trường Đại học Quốc gia Inje Hàn quốc ứng dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp với hoá – miễn dịch trị liệu (immunochemotherapy) điều trị cho 14.033 trường hợp UTDD, cho kết quả rất khả quan: Tỷ lệ sống thêm 5 năm của nhóm phẫu thuật + hoá – miễn dịch trị liệu là 45,3%, của nhóm phẫu thuật + hoá trị liệu là 29,8% và của nhóm phẫu thuật đơn thuần là 24,4%, sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ tế’ bào lympho T sau mổ tăng lên trong nhóm phẫu thuật + hoá – miễn dịch trị liệu nhưng lại giảm ở các nhóm còn lại. Mới đây một nhóm tác giả khác thuộc Trường Đại học Y Jagiellonian, Cracow Ba Lan [112] cũng đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng so sánh giữa 3 phương pháp: Phẫu thuật + hoá – miễn dich trị liệu, phẫu thuật + miễn dịch trị liệu và phẫu thuật đơn thuần. Kết quả cho thấy nhóm phẫu thuật + hoá – miễn dịch trị liệu có thời gian sống 5 năm cao hơn 2 nhóm kia một cách rõ rệt.
Hiện nay tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào mang tính thử nghiệm lâm sàng tiến cứu để đánh giá vai trò của sự kết hợp giữa 3 biện pháp .phẫu thuật + hoá trị liệu + miễn dịch trị liệu đối với UTDD. Trên cơ sở đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày tiến triển bằng phương pháp phẫu thuật có kết hợp sử dụng hoá chất ELF và miễn dịch Aslem sau mổ.
2. Xác định các yếu tố tiên lượng đối với kết quả điều trị ung thư dạ dày
MỤC LụC
Trang phụ bìa.
Lời cảm ơn và cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục các bảng của luân án.
Danh mục các biểu đồ của luân án.
Danh mục các hình của luân án.
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Dich tễ học ung thư dạ dày 3
1.2. Giải phẫu bệnh và giai đoạn ung thư dạ dày 4
1.2.1. Vị trí ung thư 4
1.2.2. Phân loại đại thể 4
1.2.3. Phân loại vi thể 7
1.2.4. Xếp loại giai đoạn ung thư dạ dày 8
1.3. Chẩn đoán và điều tri ung thư dạ dày 10
1.3.1. Chẩn đoán ung thư dạ dày 10
1.3.2. Các phương pháp điểu trị ung thư dạ dày 13
1.4. Kết quả điều tri ung thư dạ dày 30
1.4.1. Kết quả gần 30
1.2.2. Kết quả xa 32
1.5. Tình hình nghiên cứu các yếu tố tiên lượng điều tri UTDD 33
1.5.1. Giai đoạn bênh 33
1.5.2. Đặc tính sinh học của mô ung thư 36
1.5.3. Những yếu tố khác 37
1.6. Tình hình nghiên cứu ung thư dạ dày ở Việt Nam 38
CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân vào nhóm nghiên cứu 40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nhóm nghiên cứu 40
2.1.3. Bênh viên thực hiên nghiên cứu: 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Thiết kế’ nghiên cứu 41
2.2.2. Nôi dung nghiên cứu 46
2.2.3. Phương pháp thống kê 55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 58
3.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân 58
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 60
3.2.1. Lâm sàng 60
3.2.2. Cận lâm sàng 61
3.2.3. Giải phẫu bênh sau mổ 65
3.2.4. Nghiên cứu mối liên quan giải phẫu bênh của ung thư dạ dày 67
3.3. Kết quả điều trị 68
3.3.1. Kết quả gần 68
3.3.2. Điểu trị hoá chất 71
3.3.3. Kết quả xa 74
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 87
4.1. Đặc điểm bệnh học 87
4.1.1. Lâm sàng và cận lâm sàng 87
4.1.2. Đặc điểm giải phẫu bênh sau mổ 93
4.1.3. Nghiên cứu mối liên quan giải phẫu bênh của ung thư dạ dày 97
4.2. Kết quả điều trị 98
4.2.1. Kết quả gần 99
4.2.2. Điểu trị hoá chất và miễn dịch 101
4.2.3. Kết quả xa 107
KẾT LUẬN 11ổ
1. Kết quả điều tri 11ổ
1.1. Kết quả gần 11ổ
1.2. Kết quả xa 11ổ
2. Một số yếu tố tiên lượng đối với kết quả điều tri ung thư dạ dày 117
Khuyến nghi 118
Các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luân án
Tài liệu tham khảo Phụ lục