Nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn II, IIIa bằng phối hợp phẫu thuật triệt căn và hóa – xạ trị bổ trợ
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn II, IIIa bằng phối hợp phẫu thuật triệt căn và hóa – xạ trị bổ trợ.Ung thư phổi là loại ung thư hàng đầu trên thế giới, đồng thời là nguyên nhân chính gây tử vong do các bệnh ung thư, đặc biệt ở nam giới. Dựa trên đặc điểm mô bệnh học, ung thư phổi được chia làm 2 nhóm chính: ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ, trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm 80- 85% [1], [2], [3]. Fan H. và cs. (2015) [4] thấy giai đoạn 2011- 2013 ở Thượng Hải có 15.020 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, tần suất ung thư phổi điều chỉnh theo tuổi là 39,05/100.000 người (nam giới: 41,43/100.000 người; nữ giới: 37,13/100.000 người).
Biểu hiện lâm sàng ung thư phổi rất phong phú, nhưng giai đoạn đầu ung thư phổi thường diễn biến âm thầm, biểu hiện kín đáo. Khi có biểu hiện lâm sàng thì đa số bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, nên phần lớn bệnh nhân đến viện ở vào giai đoạn không thể phẫu thuật được ảnh hưởng không ít tới tiên lượng bệnh và kết quả điều trị [5], [6], [7], [8]. Theo Zappa C. và cs. (2016)
[9] , hơn một nửa bệnh nhân ung thư phổi tử vong trong năm đầu sau khi được chẩn đoán và tỷ lệ sống toàn bộ 5 năm là <18%. Moumtzi D. và cs. (2016)
[10] thấy khoảng 60% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển.
Các phương pháp chính để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bao gồm phẫu thuật, hóa chất và xạ trị. Trong đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với giai đoạn bệnh còn khu trú ở lồng ngực (II, IIIA), hóa chất có vai trò điều trị bổ trợ, còn khi bệnh tiến triển tại vùng hay đã lan tràn không còn khả năng phẫu thuật thì hóa chất và xạ trị lại là lựa chọn hàng đầu nhằm làm giảm giai đoạn, xoa dịu triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh.
Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ là đa mô thức: kết hợp phẫu thuật, tia xạ và hóa chất. Ở những bệnh nhân không có chống chỉ định phẫu thuật (toàn trạng, bệnh tim mạch, suy gan, thận…), giai đoạn II, IIIA thì phẫu thuật là phương pháp chủ yếu. Tia xạ, hóa chất có thể điều trị bổ trợ trước hoặc sau phẫu thuật [5], [6], [11], [12][13], [14], [15].
Kết hợp hóa xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật triệt căn ung thư phổi đã được áp dụng ở bệnh viện K cũng như các trung tâm ung thư trên thế giới, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu tổng kết về hiệu quả điều trị của phương thức này, vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn II và IIIA bằng phẫu thuật triệt căn có hóa xạ trị bổ trợ.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. GIẢI PHẪU VÀ CÁC NHÓM HẠCH BẠCH HUYẾT CỦA PHỔI… 3
1.1.1. Sơ lược giải phẫu phổi 3
1.1.2. Các nhóm hạch bạch huyết của phổi 3
1.2. DỊCH TỄ HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN
UNG THƯ PHỔI 7
1.2.1. Dịch tễ học ung thư phổi trên thế giới và Việt Nam 7
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư phổi 9
1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG UNG THƯ PHỔI 12
1.3.1. Giai đoạn tiền lâm sàng 12
1.3.2. Giai đoạn lâm sàng 12
1.4. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG UNG THƯ PHỔI 14
1.4.1. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh 15
1.4.2. Xét nghiệm các chỉ số sinh học 20
1.4.3. Chẩn đoán tế bào và mô bệnh học 21
1.4.4. Chẩn đoán giai đoạn theo TNM 23
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI 23
1.5.1. Các phương thức điều trị ung thư phổi theo giai đoạn bệnh 23
1.5.2. Phẫu thuật điều trị ung thư phổi 24
1.5.3. Kết hợp đa mô thức trong điều trị ung thư phổi 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu: 40
2.2.2. Quy trình nghiên cứu 40
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 47
2.2.4. Xử lý số liệu 49
2.2.5. Đạo đức nghiên cứu 52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 53
3.1.1. Tuổi và giới 53
3.1.2. Tiền sử có liên quan đến ung thư phổi 54
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SẦNG VÀ CẬN LÂM SÀNG UNG THƯ PHỔI
KHÔNG TẾ BÀO NHỎ 56
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ 56
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ 58
3.2.3. Hình ảnh tổn thương qua nội soi phế quản 61
3.2.4. Đặc điểm mô bệnh học 62
3.2.5. Giai đoạn bệnh 66
3.3.2. Phương pháp hóa xạ trị 68
3.4. KẾT QUẢ SỐNG THÊM 70
3.4.1. Kết quả điều trị 70
3.4.2. Thời gian sống thêm toàn bộ và sống không bệnh 71
Chương 4: BÀN LUẬN 95
4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 95
4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới 95
4.1.2. Tiền sử hút thuốc lá 96
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG UNG THƯ PHỔI
KHÔNG TẾ BÀO NHỎ 98
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 98
4.2.2. Đặc điểm các chỉ dấu khối u 99
4.2.3. Vị trí tổn thương 100
4.2.4. Kích thước khối u 102
4.2.5. Hình ảnh tổn thương khi nội soi phế quản 102
4.2.6. Đặc điểm mô bệnh học 104
4.3. PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT 106
4.3.1. Phẫu thuật cắt thùy phổi và cắt phổi 107
4.3.2. Phương pháp nạo vét hạch 108
4.3.3. Chỉ số thể trạng của bệnh nhân sau hóa xạ trị 109
4.3.4. Tác dụng phụ của phác đồ PE 110
4.4. TÁI PHÁT VÀ THỜI GIAN SỐNG THÊM 111
4.4.1. Tỷ lệ tái phát 111
4.4.2. Thời gian sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh 112
4.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN SỐNG THÊM 113
4.5.1. Thời gian sống thêm theo giai đoạn bệnh 114
4.5.2. Thời gian sống thêm theo mô bệnh học 117
4.5.3. Thời gian sống thêm theo các chặng hạch di căn 118
4.5.4. Thời gian sống thêm theo kích thước khối u 120
4.5.5. Thời gian sống thêm theo tuổi 121
4.5.6. Thời gian sống thêm theo chỉ số Karnofski 123
KẾT LUẬN 125
KIẾN NGHỊ 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
•
Bảng 3.1. Phân loại bệnh nhân theo tuổi 53
Bảng 3.2. Loại thuốc và thời gian hút thuốc 54
Bảng 3.3. Số lượng thuốc lá hút 55
Bảng 3.4. Tiền sử khác có liên quan đến ung thư phổi 55
Bảng 3.5. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp 56
Bảng 3.6. Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện 57
Bảng 3.7. Tình trạng bệnh nhân theo chỉ số Karnofski 57
Bảng 3.8. Các xét nghiệm chỉ điểm u 58
Bảng 3.9. Kết quả chụp X-Quang phổi 59
Bảng 3.10. Vị trí u trên CLVT 59
Bảng 3.11. Hình ảnh tổn thương chụp CLVT 60
Bảng 3.12. Kích thước u trên CLVT 60
Bảng 3.13. Hình ảnh tổn thương qua nội soi phế quản 61
Bảng 3.14. Vị trí tổn thương ghi nhận qua nội soi phế quản 61
Bảng 3.15. Kết quả mô bệnh học 62
Bảng 3.16. Đối chiếu mô bệnh học và vị trí tổn thương 65
Bảng 3.17. Phân giai đoạn bệnh của bệnh nhân UTPKTBN 66
Bảng 3.18. Phẫu thuật cắt phổi ở bệnh nhân UTPKTBN 66
Bảng 3.19. Nạo vét hạch theo bản đồ 67
Bảng 3.20. Di căn hạch 68
Bảng 3.21. Hóa xạ trị ở bệnh nhân UTPKTBN 68
Bảng 3.22. Chỉ số toàn trạng trước và sau điều trị 69
Bảng 3.23. Một số tác dụng phụ của phác đồ PE 69
Bảng 3.24. Tỷ lệ tái phát, di căn ở các bệnh nhân 70
Bảng 3.25. Kết quả điều trị hiện tại 71
Bảng 3.26. Thời gian sống thêm toàn bộ 71
Bảng 3.27. Thời gian sống thêm không bệnh 73
Bảng 3.28. Thời gian sống thêm toàn bộ theo giai đoạn bệnh 74
Bảng 3.29. Thời gian sống không bệnh theo giai đoạn bệnh 75
Bảng 3.30. Thời gian sống thêm toàn bộ theo mô bệnh học 77
Bảng 3.31. Thời gian sống thêm không bệnh theo mô bệnh học 79
Bảng 3.32. Thời gian sống thêm toàn bộ theo các chặng hạch di căn 81
Bảng 3.33. Thời gian sống thêm không bệnh theo các chặng hạch 83
Bảng 3.34. Thời gian sống thêm toàn bộ theo kích thước khối u 84
Bảng 3.35. Thời gian sống thêm không bệnh theo kích thước khối u 86
Bảng 3.36. Thời gian sống thêm toàn bộ theo tuổi 87
Bảng 3.37. Thời gian sống thêm không bệnh theo tuổi 89
Bảng 3.38. Thời gian sống thêm toàn bộ theo chỉ số Karnofski 90
Bảng 3.39. Thời gian sống thêm không bệnh theo chỉ số Karnofski 92
Bảng 3.40. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm toàn bộ 93
Bảng 3.41. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm không bệnh 94
Bảng 4.1. Lứa tuổi mắc ung thư phổi trong một số nghiên cứu 95
Bảng 4.2. Tỷ lệ nam/nữ mắc ung thư phổi ở một số nghiên cứu 96
Bảng 4.3. Tỷ lệ hút thuốc lá ở BN ung thư phổi trong một số nghiên cứu. 97
Bảng 4.4. Tần suất triệu chứng ung thư phổi trong một số nghiên cứu 98
Bảng 4.5. Vị trí khối u trong một số nghiên cứu 101
Bảng 4.6. Phân loại mô học ung thư phổi ở một số nghiên cứu 105
Bảng 4.7. Phương pháp phẫu thuật UTP trong một số nghiên cứu 107
Bảng 4.8. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ của BN UTP KTBN giai đoạn I- IIIA
sau phẫu thuật trong một số nghiên cứu 113
Bảng 4.9. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 3 năm theo mô bệnh học trong một số
nghiên cứu 118
Bảng 4.10. Liên quan chỉ số toàn trạng với tỷ lệ và thời gian sống thêm … 124
DANH MỤC BIỂU ĐÒ
Biểu đồ 3.1. Phân loại bệnh nhân theo giới 54
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm mô bệnh học 62
Biểu đồ 3.3. Thời gian sống thêm toàn bộ 72
Biểu đồ 3.4. Thời gian sống không bệnh 73
Biểu đồ 3.5. Thời gian sống thêm toàn bộ theo giai đoạn bệnh 75
Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm không bệnh theo giai đoạn bệnh 76
Biểu đồ 3.7. Thời gian sống thêm toàn bộ theo mô bệnh học 78
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm không bệnh theo mô bệnh học 80
Biểu đồ 3.9. Thời gian sống thêm toàn bộ theo các chặng hạch 82
Biểu đồ 3.10. Thời gian sống thêm không bệnh theo các chặng hạch 84
Biểu đồ 3.11. Thời gian sống thêm toàn bộ theo kích thuớc khối u 85
Biểu đồ 3.12. Thời gian sống thêm không bệnh theo kích thuớc khối u 86
Biểu đồ 3.13. Thời gian sống thêm toàn bộ theo tuổi 88
Biểu đồ 3.14. Thời gian sống thêm không bệnh theo tuổi 89
Biểu đồ 3.15. Thời gian sống thêm toàn bộ theo chỉ số Karnofski 91
Biểu đồ 3.16. Thời gian sống thêm không bệnh theo chỉ số Karnofski 92
DANH MỤC HÌNH, ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ hạch vùng rốn phổi và trung thất 5
Hình 1.2. Hình ảnh cắt lớp vi tính của ung thư phổi không tế bào nhỏ 16
Ảnh 2.1. Tư thế bệnh nhân phẫu thuật UTPKTBN 43
Ảnh 3.1. Ung thư biểu mô tế bào lớn 63
Ảnh 3.2. Ung thư biểu mô tuyến 63
Ảnh 3.3. Ung thư biểu mô tế bào vảy 64
Ảnh 3.4. Ung thư biểu mô tuyến vảy 64
Nguồn: https://luanvanyhoc.com