Nghiên cứu điều trị ung thư vú giai đoạn di căn bằng hóa trị phối hợp anthracycline và taxane

Nghiên cứu điều trị ung thư vú giai đoạn di căn bằng hóa trị phối hợp anthracycline và taxane

Nghiên cứu điều trị ung thư vú giai đoạn di căn bằng hóa trị phối hợp anthracycline và taxane.Ung thư vú là bệnh lý ác tính phổ biến, là nguyên nhân gây tử vong do ung thư cao nhất ở phụ nữ trên toàn cầu trong đó có Việt Nam. Theo Globocan 2018 [38], tại Việt Nam, ung thư vú là bệnh lý ác tính phổ biến nhất với 15.229 trường hợp mới được chẩn đoán hằng năm, chiếm 20,6% các trường hợp ung thư ở phụ nữ và 6.103 trường hợp tử vong chiếm 5.3% các trường hợp tử vong do ung thư ở cả hai giới sau ung thư gan nguyên phát, ung thư phổi và ung thư dạ dày. Lúc mới chẩn đoán đã có 5% đến 10% ung thư vú ở giai đoạn di căn, 30% ung thư vú ở giai đoạn sớm sẽ diễn tiến đến giai đoạn di căn và 90% các trường hợp tử vong ung thư vú là do di căn với thời gian sống thêm trung bình từ 2 đến 3 năm [42], [56]. Các tiến bộ hiện nay trong điều trị ung thư vú chủ yếu ở giai đoạn sớm bao gồm phẫu thuật triệt căn, xạ trị hỗ trợ, hóa trị hỗ trợ, điều trị nội tiết cùng với các thuốc điều trị đích phân tử đã kéo dài có ý nghĩa thời gian sống thêm, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do ung thư vú [89]. Tuy nhiên, ung thư vú di căn là bệnh lý giai đoạn cuối, có tính chất lan rộng toàn thân nên điều trị chỉ thuyên giảm bệnh nhưng không thể điều trị khỏi bệnh [56]. Thời gian sống thêm 5 năm là rất thấp, trung bình 23% giai đoạn 1999-2004 và 25% giai đoạn 2005-2011 [56], [91].

Ung thư vú di căn có bệnh cảnh lâm sàng phức tạp, tiên lượng xấu, điều trị hiệu quả để thuyên giảm triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm, duy trì và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân luôn là thử thách lớn nhất trong thực tế lâm sàng hiện nay. Ung thư vú di căn còn là gánh nặng về mặt nhân văn và kinh tế lên bệnh nhân, gia đình và xã hội cùng với các thử thách trong việc tiếp cận chăm sóc chất lượng dựa trên chứng cứ khoa học có giá trị.
Phương pháp chính tiếp cận điều trị ung thư vú di căn là điều trị hệ thống trong đó hóa trị là phương pháp phổ biến nhất để thu nhỏ khối u và hạch, tăng khả năng kiểm soát tại chỗ và tại vùng đồng thời phân phối thuốc toàn thân giúp2 kiểm soát triệu chứng di căn các tạng cơ thể. Thành công trong điều trị ung thư vú di căn là kéo dài thời gian sống thêm nhưng chất lượng sống của bệnh nhân phải được duy trì hoặc nâng cao. Thực tế lâm sàng hiện nay, có nhiều yếu tố chi phối đã gây khó khăn trong trong việc ra quyết định điều trị ung thư vú di căn để vừa đảm bảo đạt được lợi ích sống thêm nhưng độc tính hóa trị phải dung nạp được. Phác đồ hóa trị phối hợp anthracycline và taxane đang được khuyến cáo rộng rãi cho bệnh nhân ung thư vú di căn, tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá vai trò của hóa trị phối hợp anthracycline và taxane trong điều trị ung thư vú di căn với các xem xét tổng thể về các mặt hiệu quả, độc tính và chất lượng sống của bệnh nhân vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ ở Việt Nam, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu điều trị ung thư vú giai đoạn di căn bằng hóa trị phối hợp anthracycline và taxane
Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá hiệu quả và độc tính của phác đồ hóa trị phối hợp anthracycline và taxane trên bệnh nhân ung thư vú di căn.
2. Đánh giá chất lượng sống và các yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú di căn trong thời gian hóa trị

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………….3
1.1. Đại cương về ung thư vú ………………………………………………………………………3
1.2. Ung thư vú di căn……………………………………………………………………………….12
1.3. Điều trị hệ thống ung thư vú di căn ………………………………………………………19
1.4. Chất lượng sống bệnh nhân ung thư vú di căn ……………………………………….30
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..40
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………40
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………….41
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………54
3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân………………………………………………………………54
3.2. Thời gian sống thêm toàn bộ và các yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư
vú di căn………………………………………………………………………………………………….63
3.3. Liên quan giữa phác đồ hóa trị và độc tính hóa trị sau 4 chu kỳ và sau 8 chu
kỳ hóa trị …………………………………………………………………………………………………76
3.4. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú di căn ..80
Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………….88
4.1. Đặc điểm chung …………………………………………………………………………………88
4.2. Hiệu quả của phác đồ anthracycline và taxane trong ung thư vú di căn: tỷ lệ
đáp ứng, thời gian sống thêm……………………………………………………………………..91
4.3. Một số yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm 5 năm của ung thư vú di căn… 98
4.4. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú di căn..104
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………115
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………..117
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN LUẬN ÁN
CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phân loại Luminal trong ung thư vú theo St. Gallen 2013 ……………………7
Bảng 1.2. Vị trí di căn và triệu chứng …………………………………………………………….13
Bảng 1.3. Tóm lược các phương pháp điều trị ung thư vú di căn ……………………….17
Bảng 2.1. Phác đồ hóa trị ………………………………………………………………………………42
Bảng 2.2. Thang ECOG đánh giá tình hình sức khỏe chung của bệnh nhân ………..45
Bảng 2.3. Phân giai đoạn TNM theo tiêu chuẩn AJCC 2010 …………………………….46
Bảng 2.4. Đánh giá đáp ứng theo tiêu chuẩn RECIST phiên bản 1.1 theo EORTC ….47
Bảng 2.5. Độc tính huyết học theo CTCAE 2010……………………………………………..48
Bảng 2.6. Độc tính ngoài hệ tạo huyết theo tiêu chuẩn CTCAE 2010 …………………48
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân……………………………………………………….54
Bảng 3.2. Chỉ số ECOG, MFI và tình trạng di căn lúc chẩn đoán……………………….55
Bảng 3.3. Số triệu chứng lâm sàng ung thư vú di căn ……………………………………….57
Bảng 3.4. Một số đặc điểm cận lâm sàng…………………………………………………………57
Bảng 3.5. Đặc điểm bệnh nhân hóa trị…………………………………………………………….58
Bảng 3.6. Phác đồ hóa trị và tỷ lệ đáp ứng ………………………………………………………58
Bảng 3.7. Liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phác đồ hóa trị…..59
Bảng 3.8. Liên quan giữa vị trí di căn và phác đồ hóa trị …………………………………..60
Bảng 3.9. Các yếu tố liên quan đến độc tính hóa trị độ 3 và 4 ……………………………61
Bảng 3.10. Liên quan giữa vị trí di căn và độc tính hóa trị độ 3 và 4 ………………….62
Bảng 3.11. Đặc điểm thời gian sống thêm toàn bộ 3 năm …………………………………63
Bảng 3.12. Đặc điểm thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm …………………………………64
Bảng 3.13. So sánh trung bình thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm theo nhóm tuổi…..65
Bảng 3.14. So sánh trung bình thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm theo chỉ số ECOG….65
Bảng 3.15. So sánh trung bình thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm theo tình trạng di
căn lúc chẩn đoán …………………………………………………………………………………………66
Bảng 3.16. So sánh trung bình thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm theo vị trí di căn …… 67Bảng 3.17. So sánh trung bình thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm theo hóa mô
miễn dịch…………………………………………………………………………………………………….69
Bảng 3.18. So sánh trung bình thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm theo MFI ………70
Bảng 3.19. So sánh trung bình thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm theo tình trạng
thụ thể nội tiết………………………………………………………………………………………………71
Bảng 3.20. So sánh trung bình thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm theo độ ác tính
mô bệnh học ………………………………………………………………………………………………..72
Bảng 3.21. So sánh trung bình thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm theo tình trạng
hóa trị trước đây …………………………………………………………………………………………..73
Bảng 3.22. So sánh trung bình thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm theo phác đồ hóa trị..74
Bảng 3.23. So sánh trung bình thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm theo đáp ứng hóa trị..75
Bảng 3.24. Mô hình hồi quy Cox phân tích các yếu tố liên quan đến thời gian sống
thêm toàn bộ 5 năm ………………………………………………………………………………………76
Bảng 3.25. Liên quan giữa phác đồ hóa trị và độc tính huyết học độ 3-4 sau 4 chu
kỳ hóa trị……………………………………………………………………………………………………..76
Bảng 3.26. Liên quan giữa phác đồ hóa trị và độc tính độ 3-4 ngoài hệ tạo huyết sau
4 chu kỳ hóa trị…………………………………………………………………………………………….77
Bảng 3.27. Liên quan giữa phác đồ hóa trị và độc tính huyết học độ 3-4 sau 8 chu
kỳ hóa trị……………………………………………………………………………………………………..78
Bảng 3.28. Liên quan giữa phác đồ hóa trị và độc tính độ 3-4 ngoài hệ tạo huyết sau
8 chu kỳ hóa trị…………………………………………………………………………………………….79
Bảng 3.29. So sánh trung bình chất lượng sống về mặt chức năng theo thang đo
EORTC QLQ-C30 sau 4 và 8 chu kỳ hóa trị ……………………………………………………80
Bảng 3.30. So sánh trung bình chất lượng sống về mặt triệu chứng và tài chính theo
thang đo EORTC QLQ-C30 sau 4 và 8 chu kỳ hóa trị ……………………………………..80
Bảng 3.31. So sánh trung bình chất lượng sống về mặt chức năng theo thang đo
EORTC QLQ-BR23 sau 4 và 8 chu kỳ hóa trị …………………………………………………81
Bảng 3.32. So sánh trung bình chất lượng sống về mặt triệu chứng theo thang đo
EORTC QLQ-BR23 sau 4 và 8 chu kỳ hóa trị ………………………………………………..82Bảng 3.33. So sánh trung bình chất lượng sống tổng quát theo đặc điểm chung sau 8
chu kỳ hóa trị……………………………………………………………………………………………….83
Bảng 3.34. So sánh trung bình chất lượng sống tổng quát theo đặc điểm lâm sàng
sau 8 chu kỳ hóa trị ………………………………………………………………………………………84
Bảng 3.35. So sánh trung bình chất lượng sống tổng quát theo đặc điểm cận lâm
sàng sau 8 chu kỳ hóa trị……………………………………………………………………………….85
Bảng 3.36. So sánh trung bình chất lượng sống tổng quát theo đặc điểm hóa trị sau
8 chu kỳ ………………………………………………………………………………………………………85
Bảng 3.37. Các yếu tố liên quan đến chất lượng sống tổng quát sau 8 chu kỳ hóa trị …….86
Bảng 4.1. Các nghiên cứu đánh giá tỷ lệ đáp ứng của các phác đồ hóa trị phối hợp
anthracycline và taxane trong điều trị bước một ung thư vú di căn……………………..94
Bảng 4.2. Chất lượng sống bệnh nhân qua các chu kỳ hóa trị…………………………..10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Vị trí di căn ………………………………………………………………………………56
Biểu đồ 3.2. Triệu chứng lâm sàng ung thư vú di căn ………………………………………56
Biểu đồ 3.3. Thời gian sống thêm toàn bộ 3 năm……………………………………………..63
Biểu đồ 3.4. Thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm……………………………………………..64
Biểu đồ 3.5. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình 5 năm theo nhóm tuổi……….65
Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình 5 năm theo chỉ số ECOG…..66
Biểu đồ 3.7. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình 5 năm theo tình trạng di căn
lúc chẩn đoán……………………………………………………………………………………………….67
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm trung bình ở bệnh nhân di căn
xương và di căn phổi…………………………………………………………………………………….68
Biểu đồ 3.9. Thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm trung bình ở bệnh nhân di căn gan
và di căn 2 vị trí……………………………………………………………………………………………68
Biểu đồ 3.10. Thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm trung bình theo hóa mô miễn dịch …..69
Biểu đồ 3.11. Thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm trung bình theo MFI ……………..70
Biểu đồ 3.12. Thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm theo tình trạng thụ thể nội tiết ..71
Biểu đồ 3.13. Thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm trung bình theo độ ác tính mô
bệnh học ……………………………………………………………………………………………………..72
Biểu đồ 3.14. Thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm trung bình theo tình trạng hóa trị
trước đây……………………………………………………………………………………………………..73
Biểu đồ 3.15. Thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm trung bình theo phác đồ hóa trị …..74
Biểu đồ 3.16. Thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm trung bình theo đáp ứng hóa trị…..7

Leave a Comment