Nghiên cứu độ nhạy, độ đặc hiệu trong chẩn đoán hen phế quản của dị nguyên bụi nhà sản xuất tại Việt Nam

Nghiên cứu độ nhạy, độ đặc hiệu trong chẩn đoán hen phế quản của dị nguyên bụi nhà sản xuất tại Việt Nam

Hen phế quản (HPQ) và các bệnh dị úng khác như viêm mũi dị ứng, mày đay, phù Quincke, dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm và hoá chất v.v… đã lôi cuốn nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu.
Theo tài liệu của Chapman MD và nhiều tác giả khác [27, 28, 30, 32, 41, 44] thì tỷ lệ bệnh dị ứng ở nhiều nước chiếm từ 10 – 15% dân số.
HPQ là bệnh phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo ước tính của WHO năm 1995, toàn thế giới có khoảng trên 160 triệu người bị hen, hiện nay con số này lên tới 300 triệu người [15]. Độ lưu hành hen ở mỗi lứa tuổi rất khác nhau, cao ở các nước công nghiệp và thấp ờ các nước đang phát triển.
ở các nước, các chủng tộc, lứa tuổi khác nhau, tỷ lệ hen cũng khác nhau, nhưng hen là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và ở tất cả các nước. Tỷ lệ hen dao động từ 3 – 7% tuỳ theo tùng nước, trung bình 5% ờ người trưởng thành và 10% ở trẻ em dưới 15 tuổi, ở Pháp độ lưu hành của hen dao động từ 2- 8%. Đặc biệt ờ Úc từ 8 – 19%, Uruguay 7,5%, Mỹ 3,8%, Anh 2 – 9,3% [16,19,34],
ở Việt Nam độ lưu hành hen là 7,0% chung cho cả người lớn và trẻ em, thay đổi tuỳ vùng và tình trạng ô nhiễm môi trường. Điều tra gần đây ở một số vùng dân cư Hà Nội, các tác giả thấy độ lưu hành hen trong dân chúng là 3,15% [9].
Nguyên nhân gây HPQ là do nhiều yếu tố từ môi trường sống và lao động, nhiều các loại bụi và hoá chất, các dị nguyên nguồn gốc động vật và thực vật.
Trong nhũng nguyên nhân kể trên thì bụi nhà là nguyên nhân chính gây HPQ dị ứng và được nghiên cún nhiều nhất [15, 62, 64, 67]. ở Mỹ, năm 1980 có khoảng 4% dân số mắc bệnh dị ứng có nguồn gốc phát sinh do bụi nhà [38,40,44], trong số này có từ 73,6 – 81,3% người hen phế quản.
Thành phần bụi nhà rất phức tạp, trong đó có các loại bét (mites) như Dermatophagoides pteronyssinus, D.farinae v.v… là những tác nhân chính gây HQP. ở nước ta thời tiết nóng ẩm rất thuận tiện cho các loại bét phát triển.
Để góp phần nghiên cứu hoạt tính sinh học của DNBN sản xuất tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:
1.    Xác định tình-trạng mẫn cảm của người bình thường, người HPQ với DNBN.
2.    So sánh kết quả chẩn đoán đặc hiệu HPQ do DNBN sản xuất trong nước với DNBN sản xuất tại nước ngoài (của viện Paster Paris).
MỤC LỤC
PHẦN A: TÓM TẮT CÁC KẾT QUả Nổi BậT CủA Để TÀI
PHẦN B : NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CÚXJ Để
TÀI CẤP BỘ
ĐẬT VẤN ĐỂ    1
Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.    Vai trò của dị nguyên bụi nhà trong cơ chế bệnh sinh HPQ    3
1.1.    Lịch sử nghiên cứu dị nguyên bụi nhà    3
1.2.    Dị nguyên bụi nhà với bệnh dị ứng    5
1.3.    Vai trò của dị nguyên bụi nhà trong cơ chế bệnh sinh HPQ    10
2.    Mội số đặc điểm về tính KN của DNBN    12
3.    Đặc tính hoá sinh và miễn dịch của dị nguyên bụi nhà    15
4.    IJhg dụng DNBN trong chẩn đoán đặc hiệu HPQ    21
Chương 2 : ĐỔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu    24
]. Đối tượng nghiên cứu    24
2.    Phương pháp nghiên cứu    24
2.2.1.    Khai ihác tiền sử dị ứng    24
2.2.2.    Test lẩy da    24
2.2.3.    Phản ứng phân huỷ mastocyte    25
2.2.4.    Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu    28
2.2.5.    Định lượng IgE toàn phần bằng phương pháp Eliza    30
3.    Xử lý kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê y    học    31
Chưong 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN cứu    32
3.1.    Phát hiện sự mẫn cảm với DNBN trong một số đối tượng nghiên    32
cứu qua test lẩy da lại cộng dồng
3.2.    Úng dụng DNBN trong chẩn đoán đặc hiệu HPQ    33
3.2.1.    Tiền sử dị ứng    33
3.2.2.    Test lẩy da    35
3.2.3.    Phản ứng    phân huỷ Mastocyte    37
3.2.4.    Phản ứng    tiêu bạch cầu đặc hiệu    39
3.2.5.    Định lượng IgE toàn phần    41
4.    Kết quả các phương pháp chẩn đoán dị ứng đặc hiệu HPQ CỈO    41
DNBN
Chương 4 : BÀN LUẬN    45
4.1.    Khai thác tiền sử dị ứng    45
4.2.    Các phương pháp chẩn đoán khác    46
4.2.1.    Test lẩy da    46
4.2.2.    Phản ứng    phân huỷ tế bào mastocyte    48
4.2.3.    Phản ứng    tiêu bạch cầu đặc hiệu    50
4.2.4.    Kết quả định lượng nồng độ IgE    toàn phần trong huyết    51
thanh
4.2.5.    Mối liên quan giữa các phương    pháp    54
KẾT LUẬN    56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN B : NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUả NGHIÊN
CỨU ĐỂ TÀI CẤP BỘ

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment