Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng tân tạo mạch máu não của bài thuốc “Thông mạch Vintong” trên động vật thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng tân tạo mạch máu não của bài thuốc “Thông mạch Vintong” trên động vật thực nghiệm.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organization), đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng “được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ” [1]. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương [2], [3]. Năm 2013, Hội đồng Đột quỵ Hoa Kỳ nhóm họp và đưa ra cập nhật định nghĩa đột quỵ não của thế kỷ 21: “Đột quỵ não hay nhồi máu hệ thần kinh trung ương (Central nervous system infarction) được định nghĩa là tình trạng chết tế bào não, tủy sống hoặc võng mạc do thiếu máu, dựa trên giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh thần kinh, và/hoặc các bằng chứng lâm sàng của tổn thương vĩnh viễn” [4]. Điều trị đặc hiệu ở giai đoạn sớm hiện nay được ưu tiên hàng đầu là các thuốc tiêu huyết khối (đường tĩnh mạch hoặc động mạch) kết hợp với lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học [5], tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân không đáp ứng điều trị và để lại những di chứng nặng nề về vận động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống [1], [6].
Hiện nay, xu thế sử dụng thảo dược trong điều trị đang ngày càng phổ biến, không những chỉ ở các nước Châu Á mà cả khu vực Châu Âu bởi thành phần hóa học đa dạng, đa mục tiêu, thuốc y học cổ truyền dần chứng minh được hiệu quả trên những nhóm bệnh lý phức tạp. Năm 2018, Bộ y tế ra thông tư số 29/2018/TT-BYT hướng dẫn việc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I trên người khỏe mạnh của các thuốc mới yêu cầu cần có những khẳng định về tính an toàn với những chứng cứ rõ ràng trên thực nghiệm (độc tính cấp, bán cấp, bán trường diễn, trường diễn, gây mô hình bệnh…)[7]. Cùng với thông tư 05/2015/TT-BYT hướng dẫn về việc sử dụng đúng tên dược liệu y học cổ truyền và chấp nhận tính an toàn của các bài thuốc cổ phương, thuốc y học cổ truyền từ đó cũng được bào chế dưới nhiều dạng sử dụng hơn nhằm mục đích tăng tối đa mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân [8].
“Thông mạch Vintong” là bài thuốc nghiệm phương của Phó giáo sư, tiến sĩ Đậu Xuân Cảnh có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, hành khí, được sử dụng điều trị hoặc dự phòng đột quỵ nhồi máu não. Để có thêm cơ sở khoa học đưa viên hoàn ứng dụng trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng tân tạo mạch máu não của bài thuốc “Thông mạch Vintong” trên động vật thực nghiệm” với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định độc tính cấp, bán trường diễn của bài thuốc “Thông mạch Vintong” trên động vật thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng tân tạo mạch máu sau đột quỵ của bài thuốc “Thông mạch Vintong” trên động vật thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………..1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… .3
1.1. Tổng quan về một số phương pháp xác định tính an toàn của thuốc ở
giai đoạn tiền lâm sàng………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Xác định độc tính cấp ……………………………………………………………. 3
1.1.2. Xác định độc tính bán trường diễn ………………………………………….. 5
1.1.3. Xác định độc tính trường diễn………………………………………………… 6
1.1.4. Xác định độc tính trên di truyền ……………………………………………… 7
1.1.5. Xác định độc tính sinh ung thư……………………………………………….. 8
1.1.6. Xác định độc tính trên chức năng sinh sản và phát triển…………….. 9
1.2. Tổng quan về đột quỵ não theo y học hiện đại …………………………….. 12
1.2.1. Khái niệm…………………………………………………………………………… 12
1.2.2. Phân loại ……………………………………………………………………………. 12
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh…………………………………………………………………. 12
1.2.4. Cơ chế hồi phục tổn thương trong đột quỵ não……………………….. 13
1.3. Tổng quan về mô hình thiếu máu não cục bộ ……………………………….. 13
1.3.1. Một số mô hình thiếu máu não ……………………………………………… 14
1.3.2. Mô hình gây tắc động mạch não giữa (MCAO)………………………. 14
1.4. Tổng quan về đột quỵ não theo y học cổ truyền ……………………………. 15
1.4.1. Đặc điểm lâm sàng Trúng phong…………………………………………… 15
1.4.2. Điều trị trúng phong…………………………………………………………….. 19
1.5. Tổng quan về “Thông mạch Vintong” …………………………………………. 221.5.1. Xuất xứ ……………………………………………………………………………… 22
1.5.2. Thành phần ………………………………………………………………………… 22
1.5.3. Cơ chế tác dụng ………………………………………………………………….. 23
Chƣơng 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………………………………28
2.1. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………….. 28
2.2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 29
2.2.1. Độc tính cấp……………………………………………………………………….. 29
2.2.2. Độc tính bán trường diễn……………………………………………………… 29
2.2.3. Mô hình đột quỵ não……………………………………………………………. 29
2.3. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu…………………………………. 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 29
2.4.1. Độc tính cấp……………………………………………………………………….. 29
2.4.2. Độc tính bán trường diễn……………………………………………………… 32
2.4.3. Quy trình nghiên cứu độc tính bán trường diễn ………………………. 32
2.4.4. Mô hình đột quỵ não……………………………………………………………. 34
2.4.5. Phương pháp đánh giá kết quả………………………………………………. 37
2.5. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………….. 37
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 38
3.1. Độc tính cấp của dịch chiết “Thông mạch Vintong” ……………………… 38
3.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn. ………………………………. 39
3.2.1. Ảnh hưởng của dịch chiết “Thông mạch Vintong” lên tình trạng
chung và sự thay đổi thể trọng của chuột cống trắng khi dùng dài ngày.393.2.2. Ảnh hưởng của dịch chiết “Thông mạch Vintong” đối với một số
chỉ tiêu huyết học của chuột. …………………………………………………………. 40
3.2.3. Đánh giá mức độ hủy hoại tế bào gan khi dùng dịch chiết “Thông
mạch Vintong” dài ngày. ………………………………………………………………. 43
3.2.4. Đánh giá ảnh hưởng lên chức năng gan khi dùng dịch chiết “Thông
mạch Vintong” dài ngày. ………………………………………………………………. 44
3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng lên chức năng thận khi dùng dịch chiết
“Thông mạch Vintong”dài ngày. ………………………………………………….. 46
3.2.6. Kết quả mô bệnh học tạng của chuột thí nghiệm …………………….. 47
3.3. Đánh giá tác dụng tân tạo mạch máu não sau đột quỵ của dịch chiết
“Thông mạch Vintong” trên động vật thực nghiệm……………………………… 51
Chƣơng 4 BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 54
4.1. Bàn luận về độc tính cấp của bài thuốc “Thông mạch Vintong” trên
động vật thực nghiệm ………………………………………………………………………. 54
4.1.1. Về độc tính cấp của bài thuốc “Thông mạch Vintong”…………….. 54
4.1.2. Về độc tính bán trường diễn của bài thuốc “Thông mạch Vintong”
…………………………………………………………………………………………………… 55
4.2. Bàn luận về tác dụng tân tạo mạch máu não sau đột quỵ của bài thuốc
“Thông mạch Vintong” trên động vật thực nghiệm……………………………… 61
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….64
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần “Thông mạch Vintong” ………………………………………26
Bảng 3.1. Độc tính cấp đường uống của dịch chiết “Thông mạch Vintong”
trên chuột nhắt trắng…………………………………………………………………………….38
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của dịch chiết “Thông mạch Vintong” đối với thể trọng
chuột………………………………………………………………………………………………….39
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của dịch chiết “Thông mạch Vintong” lên số lượng
hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố trong máu chuột……………………………. 40
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của dịch chiết “Thông mạch Vintong” lên hematocrit và
thể tích trung bình hồng cầu trong máu chuột………………………………………… 41
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của dịch chiết “Thông mạch Vintong” lên số lượng
bạch cầu và tiểu cầu trong máu chuột…………………………………………………… 42
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của dịch chiết “Thông mạch Vintong” đối với hoạt độ
AST và ALT……………………………………………………………………………………….43
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của dịch chiết “Thông mạch Vintong” lên các chỉ số
albumin và bilirubin toàn phần trong máu……………………………………………..44
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của dịch chiết “Thông mạch Vintong” lên cholesterol
toàn phần trong máu……………………………………………………………………………45
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của dịch chiết “Thông mạch Vintong” lên hàm lượng
creatinin máu chuột……………………………………………………………………………..46
Bảng 3.10. Mật độ vi mạch ở các lô chuột nghiên cứu……………………………..52DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu độc tính cấp……………………………………………….29
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nghiên cứu độc tính bán trường diễn…………………………….32
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng tăng tân tạo mạch máu của “Thông
mạch Vintong” trên chuột nhắt trắng đột quỵ não……………………………………34DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Hình ảnh minh họa mô hình gây nhồi máu não…………………………36
Ảnh 1: Hình ảnh đại thể gan, lách, thận chuột lô chứng (chuột 06, lô
chứng)………………………………………………………………………………………………..47
Ảnh 2: Hình ảnh đại thể gan, lách, thận chuột lô trị 1 (chuột 12, lô trị 1)….47
Ảnh 3: Hình ảnh đại thể gan, lách, thận chuột lô trị 2 (chuột 24, lô trị………47
Ảnh 4: Hình ảnh vi thể gan chuột lô chứng (chuột 8, lô chứng)………………..48
Ảnh 5: Hình ảnh vi thể gan chuột lô trị 1 (chuột 16, lô trị 1)…………………49
Ảnh 6: Hình ảnh vi thể gan chuột lô trị 2 (chuột 22, lô trị 2)…………………..49
Ảnh 7: Hình ảnh vi thể lách chuột lô chứng (chuột 9, lô chứng)……………….49
Ảnh 8: Hình ảnh vi thể lách chuột lô trị 1 (chuột 18, lô trị 1)…………………50
Ảnh 9: Hình ảnh vi thể lách chuột lô trị 2 (chuột 27, lô trị 2)……………………50
Ảnh 10: Hình ảnh vi thể thận chuột lô chứng (chuột 3, lô chứng)………………50
Ảnh11: Hình ảnh vi thể thận chuột lô trị 1 (chuột 14, lô trị 1)…………………51
Ảnh12: Hình ảnh vi thể thận chuột lô trị 2 (chuột 26, lô trị 2)……………….51
Ảnh 13: Hình ảnh hóa mô miễn dịch huỳnh quang (độ phóng đại x 100)
nhuộm CD31 đánh giá tân tạo mạch máu não sau đột quỵ………………………..51
Ảnh 14: Hình ảnh hóa mô miễn dịch huỳnh quang nhãn kép (độ phóng đại x
400) nhuộm CD31 (màu xanh) và VEGF (màu đỏ) đánh giá tân tạo mạch
máu não sau đột quỵ …………………………………………………………………………..5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com