Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng dược lý của “TLHV” điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
Luận văn bác sĩ nội trú Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng dược lý của “TLHV” điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH – Benign Prostatic Hyperplasia) là một trong các bệnh thường gặp nhất ở nam giới. Mặc dù là một bệnh lành tính, nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt tăng đáng kể sau tuổi 50 [73]. Bệnh có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn thế giới [57].
Tại Hoa Kỳ mỗi năm có tới 1,2 triệu người đi khám về bệnh này, trong đó có tới 400.000 người phải can thiệp, theo Cofey (1989), tỷ lệ mắc BPH ở tuổi 40 là 25%, ở tuổi 70 là 80% [9], [71]. Tại Pháp, nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ 35 – 40%. Tại Thụy Điển có 0,15% dân số mổ tăng sản lành tính tuyến tiền liệt mỗi năm [42]. Tại Trung Quốc, theo Vương Kỳ (Trung y học Bắc Kinh 1995), BPH ở người trên 50 tuổi chiểm 20%. Ở Việt Nam tỷ lệ bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt khoảng 60% nam giới trên 50 tuổi, tỷ lệ tăng dần theo tuổi đạt đỉnh 88% ở lứa tuổi trên 90. Trong đó tỷ lệ có rối loạn tiểu tiện từ vừa đến nặng có thể xảy ra ở 13 – 56% nam giới trên 70 tuổi [34]. Theo điều tra của Trần Đức Thọ tại xã Chu Phan, Mê Linh, Hà Nội có 111 người bị BPH trong tổng số 196 nam giới từ 50 tuổi trở lên được khám chiếm tỷ lệ 59,18%, bệnh tăng dần theo lứa tuổi, tỷ lệ tuổi mắc cao nhất ở lứa tuổi từ 75 đến 79 tuổi [35]. Hiện nay, tuổi thọ dân số ngày càng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nam giới mắc tăng sản lành tình tuyến tiền liệt cũng tăng theo.
Trong những năm gần đây chất lượng cuộc sống và nhận thức bệnh tật của người dân ngày một được nâng cao, cùng với sự phát triển không ngừng của nền Y học đã có nhiều những phương pháp điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, người bệnh cũng chủ động hơn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, ngoại khoa là phương pháp điều trị tối ưu nhất, nhưng vẫn chưa thể kiểm soát được hoàn toàn biến chứng sau phẫu thuật và có bệnh nhân chống chỉ định với phẫu thuật. Nội y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều tiến bộ nhưng vẫn để lại tác dụng không mong muốn. Y học cổ truyền (YHCT) ngày càng phát triển, thể hiện được nhiều ưu điểm, đặc biệt cho những bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật hoặc dị ứng với các thành phần trong thuốc tây y [9], [65].
Việt Nam với nguồn dược liệu phong phú, đa dạng cùng với vốn lý luận cơ bản y học cổ truyền vững chắc được lưu truyền từ ngàn đời xưa, các thế hệ sau đang kế thừa và phát triển những tinh túy của y học cổ truyền. Bài thuốc “TLHV” được Bệnh viện Tuệ Tĩnh sử dụng nhiều năm theo phương pháp kê đơn truyền thống cho bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt đạt kết quả tốt. Nhưng sử dụng thuốc dưới dạng thuốc sắc còn nhiều bất tiện. Vì vậy, để thuận tiện cho người sử dụng, chúng tôi bước đầu đã sản xuất thành viên nang có tên là “TLHV”. Để có thêm cơ sở khoa học, đảm bảo tính an toàn cho người bệnh sử dụng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng dược lý của “TLHV” điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của viên nang cứng “TLHV”.
2. Đánh giá tác dụng làm giảm phì đại lành tính tuyến tiền liệt của viên nang cứng “TLHV” trên chuột cống trắng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………………..1
Chương 1. TỔNG QUAN…………………………………………………………………………………………3
1.1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÍNH AN TOÀN CỦA THUỐC ………..3
1.1.1. Xác định độc tính cấp…………………………………………………………………….3
1.1.2. Xác định độc tính bán trường diễn …………………………………………………..5
1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH GÂY TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM ………………………………………………………….6
1.2.1. Mô hình in vitro…………………………………………………………………………….6
1.2.2. Mô hình in vivo …………………………………………………………………………….6
1.3. TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 8
1.3.1. Giải phẫu và sinh lý tuyến tiền liệt…………………………………………………..8
1.3.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt …………….9
1.3.3. Điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt ………………………………………..10
1.4. TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
……………………………………………………………………………………………………………….11
1.4.1. Bệnh danh…………………………………………………………………………………..11
1.4.2. Bệnh nguyên, bệnh cơ và điều trị…………………………………………………..12
1.5. Y HỌC CỔ TRUYỀN NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ TĂNG SẢN LÀNH TÍNH
TUYẾN TIỀN LIỆT …………………………………………………………………………………16
1.5.1. Pháp bổ thận đạo trọc, hành khí hóa ứ ……………………………………………16
1.5.2. Pháp thanh nhiệt lợi thấp nhuyễn kiên tán kết …………………………………18
1.5.3. Pháp thanh tam tiêu, khí hóa bàng quang………………………………………..19
1.5.4. Nghiên cứu vị thuốc …………………………………………………………………….20
1.6. THUỐC NGHIÊN CỨU VIÊN NANG “TLHV” …………………………………..20
1.6.1. Xuất xứ ………………………………………………………………………………………20
1.6.2. Một số nét về các vị thuốc trong viên nang “TLHV” ……………………….20
1.6.3. Phân tích bài thuốc theo quân thần tá sứ…………………………………………22
1.7. THUỐC ĐỐI CHỨNG TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU…………………2331.7.1. Testosterone propionate ……………………………………………………………….23
1.7.2. Dutasteride………………………………………………………………………………….23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………….25
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………25
2.1.1. Công thức viên nang “TLHV” ………………………………………………………25
2.1.2. Liều lượng ………………………………………………………………………………….26
2.2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH…………………26
2.2.1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu độc tính cấp ……………………………26
2.2.2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu độc tính bán trường diễn ………….28
2.3. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG LÀM GIẢM
TRỌNG LƯỢNG TUYẾN TIỀN LIỆT TRÊN MÔ HÌNH ……………………………31
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………..31
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………32
2.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá kết quả………………………………………33
2.4. PHƯƠNG TIỆN MÁY MÓC VÀ HÓA CHẤT NGHIÊN CỨU ……………..35
2.4.1.Thuốc và hóa chất dùng trong nghiên cứu ……………………………………….35
2.4.2. Máy móc và dụng cụ phục vụ nghiên cứu……………………………………….36
2.5. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU………………………………………..37
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU……………………………………………………………………………….37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………..38
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP CỦA VIÊN NANG “TLHV”
……………………………………………………………………………………………………………….38
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN
NANG “TLHV”……………………………………………………………………………………….39
3.2.1. Ảnh hưởng của viên nang “TLHV” lên tình trạng chung và sự thay đổi
thể trọng của chuột cống trắng ……………………………………………………………….39
3.2.2. Ảnh hưởng của viên nang “TLHV” đối với một số chỉ tiêu huyết học của
chuột cống trắng …………………………………………………………………………………..403.2.3. Ảnh hưởng của viên nang “TLHV” lên chỉ số AST, ALT của chuột cống
trắng……………………………………………………………………………………………………46
3.2.4. Ảnh hưởng của viên nang “TLHV” lên albumin, bilirubin của chuột cống
trắng……………………………………………………………………………………………………48
3.2.5. Ảnh hưởng của viên nang “TLHV” lên cholesterol của chuột cống trắng
…………………………………………………………………………………………………………..49
3.2.6. Ảnh hưởng viên nang “TLHV” lên creatinine của chuột cống trắng…..51
3.2.7. Kết quả mô bệnh học tạng của chuột thí nghiệm ……………………………..52
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG “TLHV” TRÊN
MÔ HÌNH GÂY TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT TRÊN THỰC
NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………55
3.3.1. Ảnh hưởng của viên nang “TLHV” lên cân nặng của chuột cống trắng56
3.3.2. Ảnh hưởng của viên nang “TLHV” trọng lượng tuyệt đối tuyến tiền liệt
của chuột cống trắng……………………………………………………………………………..57
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………61
4.1. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ ĐỘC TÍNH CẤP, ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG
DIỄN CỦA VIÊN NANG “TLHV” ……………………………………………………………61
4.1.1. Bàn về độc tính cấp của viên nang “TLHV” trên động vật thực nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………..61
4.1.2. Về độc tính bán trường diễn của viên nang “TLHV” trên động vật thực
nghiệm ………………………………………………………………………………………………..63
4.2. BÀN LUẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN
LIỆT CỦA VIÊN NANG “TLHV” TRÊN MÔ HÌNH ………………………………….79
4.2.1. Về mô hình thực nghiệm ………………………………………………………………79
4.2.2 Thuốc đối chứng trên thực nghiệm …………………………………………………80
4.2.3. Về hiệu quả ức chế TSLTTTL của viên nang “TLHV” trên thực nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………..80
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………………….84
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………………………86TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC I. TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
PHỤ LỤC II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VIÊN NANG TLHV
PHỤ LỤC III. ĐẶC ĐIỂM CÁC VỊ THUỐC TRONG THÀNH PHẦN VIÊN
NANG “TLHV
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu độc tính cấp …………………………………………………………28
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ nghiên cứu độc tính bán trường diễn ………………………………………31
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ nghiên cứu tác dụng làm giảm phì đại tuyến tiền liệt trên mô
hình ……………………………………………………………………………………………………………..34
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổng quát nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác
dụng dược lý viên nang “TLHV” trong điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền
liệt……………………………….. ……………………………………………………………………………….3
Nguồn: https://luanvanyhoc.com