Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc tứ thần hoàn (TTH) đối với hệ thống tạo máu

Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc tứ thần hoàn (TTH) đối với hệ thống tạo máu

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một hội chứng tiêu hóa với các rối loạn chức năng ruột hay gặp chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng. Y học cổ truyền Việt Nam từ lâu đã quan tâm và điều trị có hiệu quả những chứng bệnh của đường tiêu hóa mà trong đó mặt mạnh là những rối loạn chức năng ruột. Tú thần hoàn (TTH) được giới thiệu trong sách “Chứng trị chuẩn thằng” [4] để điều trị chứng đau bụng và đại tiện lỏng lúc sáng sớm. Cho đến nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu để đánh giá một cách có hệ thống tác dụng điều trị hội chứng ruồi kích thích (HCRKT) của bài thuốc này. Vì vậy, trước khi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Tứ thần hoàn trong điều trị HCRKT thể lỏng” thì cần phải đánh giá độc tính của bài thuốc, mục tiêu:

1. Xác định độc tính cấp của bài thuốc.

2. Xác định độc tính bán trường diễn  của thuốc trên chức năng tạo máu.

II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Chất liệu nghiên cứu

– Bài thuốc “Tứ thần hoàn” do khoa Dược – viện Y học cổ truyền Quân đội bào chế dưới dạng cao lỏng, tỷ lệ 1:2 (1ml dung dịch chứa 2g dược liệu), thành phần – tỷ lệ:

+ Phá cố chỉ (Psoralea corylifolia L. – Papiliona- ceae): 120g – 24%

+ Nhục đậu khấu (Myristica Fragrans Houtt –Myristicacecae): 60g – 12%

+ Ngô thù du (Evodia rutaecarpa(Juss) Benth – Rutaceae: 30g – 6%.

+ Ngũ vị tử (Schisangrae chinensis Baill – Schisandraceae): 60g – 12%.

+ Sinh khương (Zingiber officinale Rosc. – Ziziberaceae): 120g – 24%.

+ Đại táo (Zizyphus sativa Mill – Rhamnaceae): 120g – 24%.

Dung môi dùng làm chứng là nước sinh lý.

2. Đối tượng nghiên cứu

Chuột   nhắt   trắng   (Musmusculus)   chủng Swiss, cả hai giống, thể trọng 20 ± 2  gam, được nuôi trong điều kiện như nhau với thức ăn chuẩn do viện Vệ sinh Dịch tễ Trung  Ương cung cấp, nước uống tự do.

Thỏ cả hai giống chủng Orytolagus Cuniculus, nặng  1,8  –  2,5  kg,  khoẻ  mạnh,  do  Trung  tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây  cung  cấp, được nuôi trong điều kiện đầy đủ thức ăn và nước uống.

3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu độc tính cấp

Xác định ĐTC của bài thuốc trên chuột nhắt trắng bằng đường uống theo phương pháp của Litchfield – Wilcoxon [1, 6]:

Chuột được chia làm 10 lô, mỗi lô 10  con. Trước khi tiến hành thí nghiệm, cho chuột nhịn ăn qua đêm.

Cho chuột uống thuốc thử liều tăng dần từ

liều tối đa không gây chết đến liều gây chết 100% trong một thể tích hằng định là 0,2ml dung dịch thuốc/10 g chuột x 2 lần, cách nhau 2 giờ.

– Theo dõi tình trạng chung của chuột, ghi số chuột chết ở mỗi lô trong 72 giờ. Sau đó tiếp tục theo dõi tình trạng chung của chuột sau 7 ngày uống thuốc.

Nghiên cứu độc tính bán trường  diễn [3, 5]

Vì bài thuốc đã được sử dụng từ lâu  trên người, nên chúng tôi suy từ liều trên  người cho những thử nghiệm độc tính.

Các thỏ trong thí nghiệm này được chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi lô 10 con.

+ Lô 1: Làm chứng, uống NaCl 0,9%.

+ Lô 2: Uống thuốc TTH với liều 1,2g/kg/ngày (tương đương với liều dùng trên người, theo kinh nghiệm thường dùng của dân gian).

+ Lô 3: Uống thuốc TTH với liều 3,6g/kg/ngày.

Thỏ được uống cùng một thể tích 5ml/kg, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, liên tục trong 30 ngày.

Các chỉ tiêu theo dõi trước và trong quá trình nghiên cứu:

Tình trạng chung, thể trọng của thỏ.

Đánh giá chức phận tạo máu thông qua các chỉ số: số lượng hồng cầu, số lượng huyết sắc tố, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu, số lượng tiểu cầu và Hematocrit. [2]

Tất các xét nghiệm trên được đánh giá tại 3 thời điểm: trước uống thuốc, sau 15 ngày và 30 ngày uống thuốc.

“Tứ thần hoàn” là một bài thuốc cổ (gồm Phá Cố chỉ, Nhục Đậu khấu, Ngô Thù du, Ngũ Vị tử, Sinh khương, Đại táo) để điều trị những chứng bệnh của Y học cổ truyền có sự tương đồng với Hội chứng ruột kích thích thể lỏng của Y học hiện đại. Mục tiêu: (1) Xác định độc tính cấp của thuốc bằng phương pháp Litchfield –Wilcoxon. (2) Xác định độc tính bán trường diễn của thuốc trên chức năng tạo máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng và thỏ khỏe mạnh, nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm tại bộ môn Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Cho chuột uống thuốc tới liều 36g/kg/ngày (gấp 10 lần liều dự kiến dùng cho người) chưa xác định được độc tính cấp của thuốc. Thuốc không gây biến đổi tới chức năng tạo máu của thỏ với liều 3,6g/kg/ngày (gấp 3 lần liều dự kiến dùng cho người). Kết luận: Với các liều trên, tứ thần hoàn chưa gây độc tính cấp cho chuột nhắt trắng và không gây độc tính bán trường diễn đến chức năng tạo máu của thỏ.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment