Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm.Bệnh gan đang ngày một gia tăng và là gánh nặng bệnh tật lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới [1]. Nhiều nguyên nhân được biết đến có thể gây tổn thương gan, bao gồm nhiễm virus viêm gan, nhiễm HIV, gan nhiễm mỡ do chế độ ăn giàu chất béo, sử dụng rượu quá mức, rối loạn tự miễn, rối loạn lipid máu, nhiễm nấm, phơi nhiễm các chất hóa học và các loại thuốc gây độc gan… [2]. Ở Việt Nam, theo số liệu mới nhất của WHO được công bố năm 2018 Tử vong do bệnh gan chiếm 17.934 người, tương đương 3,51% tổng số ca tử vong. Tỷ suất chết được điều chỉnh là 18,52 tuổi trên 100.000 dân số Việt Nam xếp thứ 84 trên thế giới [3]. Trong đó thường gặp nhất là viêm gan do virus (VGVR), sau đó là các nguyên nhân phổ biến khác như viêm gan do nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất, do rượu, do chế độ ăn… [4]. Để điều trị viêm gan, chỉ một số trường hợp dùng được thuốc đặc trị theo nguyên nhân, còn đa số các trường hợp, việc sử dụng các thuốc làm tăng cường khả năng hồi phục và bảo vệ tế bào gan [5]. Hiện nay, trong số các phương pháp điều trị các bệnh về gan, nghiên cứu và phát triển thuốc mới có nguồn gốc dược liệu là hướng tiếp cận có tiềm năng và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Nhiều dược liệu và hoat chất chiết xuất từ dược liệu được báo cáo có hiệu quả tốt trong điều trị viêm gan do nhiều nguyên nhân khác nhau [6] [7] [8]. Các nghiên cứu về phát triển thuốc từ dược liệu có tác dụng bảo vệ gan ngày càng được quan tâm nghiên cứu.
Y học cổ truyền có nhiều cây thuốc quý để điều trị bệnh gan, như Cây Kế sữa, Ngũ vị tử, Quả me rừng, Cà gai leo, Giảm cổ lam, Thạch hộc,…. Dịch chiết quả me rừng đã được chứng minh có tác dụng hạ men gan, phục hồi gan bị tổn thương [9]. Giảo cổ lam chứa các hợp chất flavonoid, được chứng minh có tác dụng ức chế viêm tốt, có tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, hạ cholesterol [10]. Thạch hộc tía là dược liệu quý, có nhiều tác dụng tốt, trong đó tác dụng bảo vệ gan của các polysaccharides chiết xuất từ thạch hộc đã được nhiều nghiên cứu chứng minh [11].
Tỉnh Cao Bằng có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng với nhiều dược liệu quý, được chứng minh giàu hoạt chất. Thạch hộc tía, giảo cổ lam, quả me rừng ở Cao Bằng đã được một số tác giả báo cáo có hàm lượng hoạt chất cao, có giá trị trong làm dược liệu điều trị bệnh. Việc tạo ra một sản phẩm từ dược liệu địa phương có tính hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh sẽ góp phần phát triển nền y học bản địa, đồng thời tạo đà cho sự phát triển dược liệu và kinh tế địa phương. Viên nang Gydenphy được bào chế tại Học viện Quân y từ 3 dược liệu thu hái ở Cao Bằng là giảo cổ lam, quả me rừng, thạch hộc tía, hứa hẹn là sản phẩm tốt được bào chế từ dược liệu địa phương. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp của viên nang Gydenphy.
2. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của viên nang Gydenphy trên chuột nhắt trắng gây tổn thương gan bằng paracetamol
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1.TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM GAN THEO YHHĐ 3
1.1.1.Tình hình dịch tễ 3
1.1.2.Vai trò của stress oxy hóa và các gốc tự do đối với tổn thƣơng tế bào gan 4
1.2.TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM GAN THEO YHCT 6
1.2.1.Bệnh danh 6
1.2.2.Khái niệm 6
1.2.3.Triệu chứng đặc trƣng 7
1.2.4.Nguyên nhân 7
1.2.5.Cơ chế bệnh sinh 8
1.2.6.Biện chứng luận trị 9
1.2.7.Nguyên tắc điều trị 10
1.2.8.Các thể bệnh 11
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC DƢỢC LIỆU DÙNG CHO BÀO CHẾ VIÊN
NANG GYDENPHY 17
1.3.1.Quả Me rừng 17
1.3.2.Giảo cổ lam 18
1.3.3.Thạch hộc tía 19
1.4. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ĐÁNH GIÁ
TÁC DỤNG BẢO VỆ TẾ BÀO GAN TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM20
1.4.1.Tổng quan về thử nghiệm độc tính cấp 20
1.4.2.Tổng quan về thử nghiệm đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào gan 22
CHƢƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 25
2.1.CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 25
2.1.1.Chế phẩm nghiên cứu 252.1.2.Động vật nghiên cứu 26
2.3.PHƢƠNG TIỆN TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 26
2.4.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.2.1.Nghiên cứu độc tính cấp 27
2.2.2.Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của viên nang trên mô hình gây tổn thƣơng
gan bằng paracetamol 30
2.5.XỬ LÝ SỐ LIỆU 32
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP CỦA VIÊN NANG
“GYDENPHY” 34
3.1.1.Kết quả theo dõi, đánh giá tình trạng chung của chuột trong vòng 72 giờ
sau uống thuốc 34
3.1.2.Kết quả theo dõi, đánh giá số chuột chết ở mỗi lô trong vòng 72 giờ sau
uống Gydenphy 35
3.1.3.Kết quả theo dõi, đánh giá tình trạng chung và số chuột chết ở mỗi lô
trong thời gian sau 72 giờ cho đến hết 7 ngày sau uống thuốc 36
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ TẾ BÀO GAN CỦA
VIÊN NANG “GYDENPHY” 37
3.2.1.Ảnh hƣởng của Gydenphy lên hoạt độ enzym AST máu chuột 37
3.2.2.Ảnh hƣởng của Gydenphy lên hoạt độ enzym ALT máu chuột 39
3.2.3.Ảnh hƣởng của Gydenphy lên trọng lƣợng gan chuột 41
3.2.4.Ảnh hƣởng của Gydenphy lên hàm lƣợng malondialdehyde (MDA) gan
chuột 43
3.2.5.Ảnh hƣởng của Gydenphy lên hàm lƣợng glutathion (GSH) gan chuột 45
3.2.6.Ảnh hƣởng của Gydenphy lên hình ảnh đại thể của gan chuột 47
3.2.7.Ảnh hƣởng của Gydenphy lên hình ảnh vi thể của gan chuột 49
4.1.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP CỦA VIÊN
NANG “GYDENPHY” 51
4.2.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VỀ TÁC DỤNG BẢO VỆ TẾ BÀO GAN CỦA
VIÊN NANG GYDENPHY TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG GÂY TỔN
THƢƠNG GAN BẰNG PARACETAMOL. 544.2.1.Đánh giá mô hình gây độc gan bằng Paracatamol 54
4.2.2.Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của viên nang Gydenphy 56
KẾT LUẬN 64
KIẾN NGHỊ 6
Nguồn: https://luanvanyhoc.com